Nguyên nhân gây sụt giảm là do cuộc bầu cử Italia chưa có kết quả, bởi không một đảng phái hay liên minh nào thực sự đủ mạnh để chiếm đa số ghế trong Thượng viện- điều kiện tiên quyết thành lập chính phủ. Các nhà đầu tư lo sợ rằng, bế tắc chính trị sẽ làm chậm lại cuộc cải cách kinh tế.

Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản tụt xuống 1,8%, Hang Seng của Hong Kong giảm 0,8% và ASX của Australia giảm 1,1%.

Chuyên gia Yuji Saito (Quỹ tín dụng Agricole ở Tokyo) cho hay: “Sự sụt giảm đã khơi lại/ làm sống lại những rủi ro ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tôi cho rằng tình trạng này có thể biến thành một thảm họa, và chúng ta phải chú ý điều chỉnh diễn biến này”.

Bế tắc tại cuộc bầu cử tại Italia
Hiện ở Italia vẫn đang kiểm phiếu. Tuy nhiên, ủy ban kiểm phiếu cho biết phe trung tả, do nhà lãnh đạo Luigi Pier Bersani đứng đầu, đang "tạm nhỉnh" hơn trong cuộc đua vào Hạ viện quốc hội Italia.

Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phục hồi kinh tế và thậm chí còn cản trở quá trình cắt giảm món nợ công khổng lồ.

Cổ phiếu ngân hàng thế giới, đồng Euro, thị trường trái phiếu và cổ phiếu Italia giảm mạnh vào thứ hai do nghi ngại bế tắc chính trị của Italia có thể gây ra sức ép tài chính mới trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Ông Berlusconi đã từ chức Thủ tướng năm 2011, khi Italia đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, cũng là lúc các cử tri mất niềm tin vào năng lực của ông trong việc thúc đẩy cắt giảm ngân sách và cải cách thị trường lao động.

Tại thời điểm đó, Italia cũng phải đối mặt với việc gia tăng các chi phí đi vay trong thị trường trái phiếu, và ngân hàng nhà nước Italia buộc phải yêu cầu ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank) hỗ trợ các khoản vay khẩn cấp.

Ông Berlusconi đã bị thay thế bởi một Thủ tướng kỹ trị tạm thời là ông Mario Monti – người không tham gia bất cứ đảng phái nào và mong muốn tìm kiếm sự hợp tác nhằm giải quyết vấn đề kinh tế thúc bách chứ không vì động cơ chính trị.

Ông Monti đã thúc đẩy những những cải cách kinh tế từ trước đó nhằm lấy lại niềm tin của thị trường, nhưng cuối cùng lại gây ra sự chỉ trích từ phía công chúng. Bởi, họ cho rằng, chính sách của ông khiến cho mức thuế tăng lên và giá cả lại giảm đi.

Và thị trường chứng khoán cũng... bế tắc
Hôm qua, thị trường chứng khoán Milan do kết quả bỏ phiếu ở Nghị viện, nên mặc dù tăng 4% trong phiên giao dịch giữa chiều nhưng đến cuối ngày chỉ ở mức 0,7%.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Mỹ với chỉ số Dow Jones giảm đều từ giữa buổi sáng đến hết ngày xuống 1,6%.

Các ngân hàng Mỹ cũng lo ngại rằng chính phủ mới của Italia sẽ không thể giải quyết được vấn đề nợ công trầm trọng mà có thể dẫn đến căng thẳng trong hệ thống ngân hàng quốc tế.

Chỉ số Morgan Stanley giảm 6,6%, tiếp đó là Citygroup, Bank of America và JP Morgan với mức giảm lần lượt 3,8%, 3,6% và 2,5%.

Trên thị trường trái phiếu, chi phí đi vay của chính phủ Italia tăng từ 4,33% hàng năm hôm thứ Sáu lên 4,49% tính đến hết thứ Hai do nhận thức được rủi ro từ việc vay tiền này.

Trong khi đó, trên thị trường tiền tệ, đồng Euro sau khi đạt được 1 cent trên mỗi USD lên mức 1.33USD một điểm, đã rớt xuống còn 1.306USD cũng vì lí do bất ổn chính trị.

Trang Trần

Dịch từ http://www.bbc.co.uk/news/business-21583576