Trong đó, lượng nhập khẩu LNG sẽ tăng từ 51 tỷ m3 năm 2017 lên 93 tỷ m3 tới năm 2023.

Lượng nhập khẩu LNG trên toàn cầu sẽ tăng từ mức 391 tỷ m3 năm 2017 lên 505 tỷ m3 năm 2023, tăng 114 tỷ m3 (bao gồm mức tăng 42 tỷ m3 của Trung Quốc).

Trong khi đó, xuất khẩu LNG toàn cầu sẽ tăng 30% vào năm 2023, với Hoa Kỳ trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai trên thế giới, so với lượng xuất khẩu không đáng kể vào năm ngoái, nhưng nhờ cuộc cách mạng đá phiến đã biến đổi thị trường năng lượng của nó.

Báo cáo của IEA nêu bật khả năng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ “khuấy đảo” các thị trường năng lượng toàn cầu, phát sinh từ tình hình căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh thời gian qua.

Trung Quốc đã đe dọa thuế quan đối với dầu và khí đốt của Hoa Kỳ để đáp trả lệnh áp thuế do Washington lên khối hàng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc trước đó, mặc dù LNG của Hoa Kỳ không nằm trong mối đe dọa đó.

Việc Trung Quốc lên vị trí hàng đầu về nhập khẩu khí đốt và LNG trong năm tới sẽ đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai. Cả 3 cường quốc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục thống trị thị trường.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu 55% trong tổng số 391 tỷ m3 LNG bán ra trong năm ngoái và sẽ mua 48% trong số 505 tỷ m3 LNG được bán vào năm 2023.

Nhu cầu LNG tăng mạnh từ ba cường quốc châu Á này chủ yếu là do chính sách của các chính phủ chuyển sang nguồn năng lượng sạch.

Tại Nhật Bản, thảm họa hạt nhân Fukushima đã đẩy nhu cầu lên sau khi các nhà máy hạt nhân dừng hoạt động.

Ở các nước châu Á khác như Indonesia, với hàng trăm hòn đảo, thì việc sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng vận chuyển bằng tàu là một cách thuận tiện, sạch hơn và rẻ hơn để tiếp nhận năng lượng so với việc xây dựng đường ống dẫn khí hoặc sử dụng các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel.

Về mặt sản xuất, sản lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2023 lên 4,12 nghìn tỷ m3 trong đó Hoa Kỳ là nước đóng góp lớn nhất vào mức tăng này.

Với phần lớn lượng khí đốt dư thừa sẽ được hóa lỏng thành LNG để xuất khẩu, Mỹ có khả năng trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn thứ hai thế giới vào năm 2023 với 101 tỷ m3, đẩy Australia xuống vị trí thứ ba với 98 tỷ m3 và áp sát vị trí dẫn đầu của Qatar, nước ước xuất khẩu 105 tỷ m3.

LNG từ ba quốc gia này sẽ chiếm 60% sản lượng toàn cầu là 505 tỷ m3./.

Dịch từ nguồn:

https://www.reuters.com/article/gas-iea/china-to-become-top-gas-importer-in-2019-boosted-by-lng-iea-idUSL1N1TR114