Tốc độ kỳ vọng lạm phát giảm trong tháng này đã khiến nhiều chuyên gia thị trường ngạc nhiên. Vào cuối ngày thứ Sáu tuần qua, khi kỳ vọng lạm phát của Eurozone giảm đến 1,95% Mario Draghi, Chủ tịch ECB, cho biết ngân hàng “sẽ thừa nhận diễn biến này” và đưa ra hành động phản ứng lại nguy cơ giảm phát.

“Thị trường bắt đầu nghi ngờ liệu có nên hoàn toàn tin tưởng những gì ông Draghi phát biểu về lạm phát và khả năng nới lỏng tiền tệ toàn diện khi lạm phát thấp hơn so với mục tiêu đưa ra và ECB tiếp tục không thực hiện nới lỏng tiền tệ “, Laurence Mutkin, người đứng đầu chiến lược giá toàn cầu tại BNP Paribas cho biết.

Theo Eurostat, cơ quan thống kê của EU, lạm phát khu vực đồng Euro giảm xuống mức 0,4% trong tháng Bảy. Với mức tăng trưởng kinh tế trì trệ ở quý II, một số nhà kinh tế lo ngại châu lục này sẽ rơi vào kịch bản giảm phát kiểu Nhật Bản.

“Kỳ vọng lạm phát dài hạn năm 2014 trong thời gian qua đã khá ổn định, nhưng sau đó bắt đầu giảm khá mạnh”, Khrishnamoorthy Sooben, chiến lược gia của Barclays cho biết. Ông cho rằng, một trong các yếu tố khiến giá tiêu dùng khu vực châu Âu giảm đó là cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Từ đó, các vấn đề như Nga cấm nhập khẩu thực phẩm của EU dự kiến ​​sẽ tác động đến giá cả, định vị thị trường và thanh khoản giảm.

Các ngân hàng trung ương đang ử dụng những biện pháp phi thị trường, bao gồm khảo sát người tiêu dùng và các nhà kinh tế, để đánh giá kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát. Bằng cách giữ kỳ vọng phù hợp với mục tiêu, ngân hàng trung ương đang cố gắng gây ảnh hưởng lên định giá và giữ cho tỷ lệ lạm phát thực tế trong tầm kiểm soát. /.

Dịch từ:
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/1128310e-2a04-11e4-914f-00144feabdc0.html?siteedition=intl#axzz3BMgYbf6b