Cùng với các nền kinh tế mới nổi lớn nhất, sản lượng ở Trung Quốc đã đình trệ - biểu thị mức giảm nhẹ lần đầu tiên kể từ tháng 8/2012. Điều này đa phần phản ảnh sản lượng sản xuất thấp hơn trong khi hoạt động dịch vụ có mức tăng nhẹ. Trong khi sản lượng ở Nga cũng đình trệ thì ở Ấn Độ và Brazil đều có mức tăng trưởng yếu.

Trong ngành sản xuất, đa số các quốc gia ở châu Á đều có kết quả dưới 50 điểm – ngưỡng cân bằng giữa tăng trưởng và sụt giảm.

Trung Quốc đi đầu với sản lượng sản xuất chỉ ở mức 48,6 điểm. Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều thể hiện chỉ số giảm, tương tự như chỉ số tổng hợp ở Hồng Kông. Ba Lan vốn đã có kinh nghiệm với những yếu kém kinh tế đang diễn ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu là quốc gia duy nhất khác có kết quả dưới 50 điểm, một phần của quá trình giảm đồng nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.

Kể từ đầu năm tới nay, sự yếu kém các thị trường mới nổi phản ánh ba dấu hiệu thay đổi rõ rệt ở nền kinh tế toàn cầu:

Thứ nhất, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngụ ý rằng việc in tiền chắc chắn sẽ không chạy đủ năng suất. Mặc dù lời đe doạ kiềm chế các chính sách nới lỏng định lượng ẩn ý rằng FED sẽ giảm quy mô mua trái phiếu đầu tư, các nhà đầu tư đã lại đưa quan điểm cho rằng việc kiềm chế này có thể là bước đi đầu tiên hướng tới sự gia tăng các quỹ của FED. Đối với những quốc gia phụ thuộc vào dòng thanh khoản dồi dào, đó sẽ là một viễn cảnh đau đầu.

Thứ hai, suy thoái kinh tế của riêng Trung Quốc cho thấy hướng đi mới của lãnh đạo mới của Bắc Kinh. Ngân hàng HSBC dự báo, tăng trưởng ở Trung Quốc năm nay và năm tới sẽ ở mức khiêm tốn 7,4%.

Thứ ba, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn ở khắp các nền kinh tế mới nổi- từ Ấn Độ cho đến Brazil và từ Indonesia thông qua đến Chile - đã bất ngờ trở thành một điểm yếu. Khối lượng xuất khẩu thấp hơn và giá cả hàng hóa giảm cũng không hỗ trợ được.

Về mặt dài hạn, triển vọng của các thị trường mới nổi vẫn đáng khích lệ. Những thất bại mới nhất nên được nhìn nhận như là “những kinh nghiệm phát triển". Đặc biệt Trung Quốc từ từ sẽ tự cân bằng lại nền kinh tế để không phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và trang bị nền tảng hướng vào tiêu dùng nội địa, nhờ những cải cách ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng và cung cấp an sinh xã hội. Từ đó, Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng vai trò như một lực đẩy các quốc gia mới nổi khác.

Cụ thể, tình hình của các quốc gia mới nổi như sau:

Trung Quốc: Trong tháng 6, các nhà sản xuất báo cáo sản lượng sản xuất lần đầu sụt giảm trong vòng tám tháng qua. Nhu cầu của khách hàng yếu hơn khiến cho sản lượng giảm rất thấp, vì vậy tổng đơn đặt hàng mới suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. Đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng giảm trong tháng 6 với tỷ lệ sụt giảm mạnh nhất trong vòng bốn năm qua. Những bằng chứng không đầy đủ cho thấy nhu cầu khách hàng - đa phần từ châu Âu và Mỹ - đã sụt giảm, góp phần làm cho đơn đặt hàng xuất khẩu mới ít đi. Ít đơn đặt hàng mới làm cho số lượng công việc đang có nhưng chưa thực hiện của các nhà sản xuất giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Đài Loan: Trong tháng 6, các điều kiện hoạt động sản xuất đã giảm tháng thứ hai liên tiếp dù là rất nhẹ. Các nhà sản xuất cho biết cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều sụt giảm mặc dù khá nhẹ. Số lượng đơn đặt hàng ít đi đã dẫn tới số lượng công việc có sẵn sụt giảm trong khi hoạt động mua hàng giảm cũng phản ánh những yêu cầu sản xuất yếu hơn.

Hàn Quốc: Ở lĩnh vực sản xuất hàng hoá, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6 đều giảm, đây là lần đầu tiên sản lượng sụt giảm liên tiếp trong bốn tháng và là lần đầu tiên cho đơn đặt hàng mới trong vòng năm tháng. Cả hai chỉ số đều giảm rất nhẹ. Các công ty cho biết nhu cầu từ những khách hàng chủ chốt đã giảm khi bất ổn kinh tế ngày càng tăng cao. Đồng yên Nhật mất giá một lần nữa khiến các chuyên gia lưu ý rằng đấy là một nhân tố làm giảm tính cạnh tranh của họ trên thị trường xuất khẩu. Doanh số bán hàng nước ngoài xuống nhẹ lần đầu tiên trong năm 2013.

Ấn Độ: Lần đầu tiên đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong tháng 6 giảm kể từ tháng 3/2009 mặt dù là rất nhẹ. Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1 vì nhu cầu từ những khách hàng chủ chốt nước ngoài mạnh thêm. Sản lượng được ghi nhận giảm liên tục hai tháng trong bối cảnh các điều kiện kinh tế ngày một khó khăn hơn và năng lượng liên tục bị cắt giảm. Tóm lại, tốc độ giảm sút nói chung đã giảm nhẹ kể từ tháng 5.

Indonesia: Sản lượng sản xuất tăng rất nhẹ trong tháng 6. Sản lượng đơn hàng mới tăng tháng thứ 13 liên tiếp nhưng tốc độ tăng ở mức thấp nhất kể từ tháng 2. Những bằng chứng chưa đầy đủ cho thấy nhu cầu của khách hàng châu Âu trì trệ và tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ không có lợi đã ảnh hưởng đến tăng trưởng đơn hàng mới.

Việt Nam: Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam cũng đã có sản lượng và đơn đặt hàng mới giảm trong tháng 6 khiến cho các công ty phải cắt giảm nhân công và hoạt động mua hàng. Thị trường nội địa là một nguồn nhu cầu chủ chốt cũng đã yếu đi trong tháng 6 khi số lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ.

Brazil: Đơn đặt hàng cho lĩnh vực sản xuất tăng trong tháng 6, thể hiện tốc độ tăng trưởng khá nhẹ và là mức tăng yếu nhất trong vòng chín tháng tăng trưởng vừa qua. Đơn đặt hàng xuất khẩu giảm tháng thứ ba liên tiếp và ở mức giảm mạnh nhất trong vòng 1,5 năm. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do nhu cầu từ các khách hàng châu Âu yếu. Kết quả là sản lượng cũng chỉ tăng nhẹ.

Mexico: Các điều kiện kinh doanh sản xuất tháng 6 đã cải thiện ở mức yếu nhất trong suốt bốn năm qua. Mặc dù sản lượng và đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng nhưng ở tỷ lệ rất thấp và điều đó đã khiến cho nhân công việc làm cũng tăng thấp nhất kể từ tháng 1.2013.

Thổ Nhĩ Kỳ: Sau khi suy giảm trong tháng 5, các doanh nghiệp sản xuất đã cho biết mức độ sản xuất có tăng trong tháng 6. Trong khi tốc tđộ tăng ở mức nhanh nhất trong ba tháng qua nhưng các doanh nghiệp khảo sát đều chỉ ra rằng những khó khăn do tình trạng bất ổn đang diển ra trong nội bộ đã khiến tăng trưởng sản lượng không thể ở mức mạnh hơn.

Nga: Các nhà sản xuất hàng hoá cho biết môi trường kinh doanh tại đây đã cải thiện hơn trong tháng 6. Đơn đăt hàng mới và sản lượng đều tăng với tốc độ nhanh hơn dẫn đến nhân công việc làm cũng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10.2012.

Ba Lan: Lĩnh vực sản xuất gần tới ngưỡng suy giảm vào cuối quý II. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2012 dẫn đến sản lượng sản xuất ổn định. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong vòng hai năm qua.

Cộng hoà Séc: Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất lần đầu tiên cải thiện trong hơn một năm qua. Sản lượng tăng ở tốc độ nhanh hơn và đơn đặt hàng mới lần đầu tiên tăng trong vòng bốn tháng nhờ vào sự hỗ trợ của tăng trưởng xuất khẩu hồi phục.

Các nền kinh tế Trung Đông không tính đến sản xuất dầu mỏ

Số liệu tháng 6 cho thấy tăng trưởng hoạt động sản xuất ở lĩnh vực sản xuất không tính đến dầu mỏ của Ả Rập Saudi chậm hơn. Trong khi sản lượng tăng đáng kể thì hoạt động sản xuất phát triển yếu nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào tháng 8.2009. Các công ty cho rằng tăng trưởng yếu hơn là do nhu cầu thị trường chậm lại. Cùng với khuynh hướng hoạt động sản xuất, tăng trưởng đơn hàng mới cũng chậm ở mức thấp của 21 tháng qua.

Các công ty sản xuất không liên quan đến dầu mỏ ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đều ghi nhận sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng trong tháng 6. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng lại giảm nhẹ so với tháng 5. Đơn đặt hàng mới từ các thị trường nước ngoài cũng tăng với tốc độ chậm hơn. Trong khi đó, số lượng nhân công tăng mạnh và tỷ lệ lạm phát lương cũng tăng ở mức mạnh nhất trong lịch sử 47 tháng khảo sát.

Số liệu của các doanh nghiệp sản xuất không liên quan đến dầu mỏ ở Ai Cập giảm cả về sản lượng và đơn đặt hàng mới và tỷ lệ giảm tăng so với đợt khảo sát trước. Hàng tồn kho tăng mạnh trong tháng 5 cũng đã giảm đáng kể trong tháng 6 và tỷ lệ lạm phát giá cả đầu vào vẫn cao./.