Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2013 phát hành hôm nay, người cho vay ở Manila cho biết GDP và giá tiêu dùng sẽ tăng lên lần lượt 6,6% và 4% trong năm 2013, 6,7% và 4,2 % năm tiếp đó.

Các quan chức Hàn Quốc và Philippines đã đưa ra hành động cũng như nghiên cứu một số biện pháp để đối phó với dòng vốn chảy vào khu vực này trong bối cảnh một số nền kinh tế phát triển đang nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngày 4/4, Ngân hàng Nhật Bản thông báo sẽ tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở đến cuối năm 2014, và phối hợp với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra chính sách kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

“Các nền kinh tế tiến bộ có khả năng sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thích ứng của mình, và chính quyền châu Á phải bảo vệ, giữ ổn định tài chính để tránh sự xuất hiện của bong bóng tài sản”, ADB cho biết.

Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản đã tăng gấp đôi các khoản trong bảng cân đối của họ lên đến con số 4,7 nghìn tỷ USD kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 . Hành động này của Nhật Bản có thể gây thêm bất ổn trong thị trường tiền tệ, Thống đốc ngân hàng trung ương Philippines Amando Tetangco hôm qua cho biết.

Hôm qua đồng Yen giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ tháng 6/2009. Trong khi đó, tháng trước đồng Baht Thái Lan đạt mức cao nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, và chỉ số Chứng khoán giao dịch Philipines (PCOMP) chạm mức cao kỷ lục trong tháng này.

Có thể, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,2% trong năm nay và 8% năm 2014 nếu chính sách tăng trưởng và các tiêu chuẩn môi trường quy định nghiêm ngặt khiến đầu tư chậm tốc, ADB cho biết trong báo cáo. Trong khi đó, kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 6% trong năm 2013 và 6,5% năm tiếp đó.

Về Đông Nam Á, báo cáo cho biết, tăng trưởng khu vực được dự báo 5,4% năm 2013 và 5,7 % vào năm 2014, tuy nhiên, nhu cầu trong nước mạnh mẽ và áp lực tiền lương có thể gây ra lạm phát 4,2% từ giờ đến cuối năm.