TS. Vũ Thị Quỳnh Chi

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Email: quynhchi@tueba.edu.vn

Tóm tắt

Thông qua kết quả khảo sát đối với 60 người đang công tác tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) và các chuyên gia, nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) có ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng tích cực đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai, đó là: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Thông tin và truyền thông; (4) Hoạt động kiểm soát; (5) Giám sát.

Từ khóa: thuế thu nhập doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai

Summary

Through a survey of 60 people working at the Dong Hy - Vo Nhai Tax Department (Thai Nguyen Province) and experts, this study aims to identify factors in the internal control system affecting corporate income tax management at the Dong Hy - Vo Nhai Tax Department. The research results show that 5 factors in the internal control system positively impact the effectiveness of corporate income tax management at the Dong Hy - Vo Nhai Tax Department, namely: (1) Control environment; (2) Risk assessment; (3) Information and communication; (4) Control activities; (5) Monitoring.

Keywords: corporate income tax, internal control, Dong Hy - Vo Nhai Tax Department

GIỚI THIỆU

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân và là cơ sở đảm bảo công bằng xã hội đối với mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Do vậy, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tạo ra một nguồn lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, và phát triển bền vững đòi hỏi phải thực hiện vấn đề kiểm soát việc kê khai, thu nộp thuế một cách hiệu quả (Vuong và Nguyen, 2024). Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của NSNN, mà còn gắn với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội.

Khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai nằm ở vị trí thuận lợi, luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Thái Nguyên. Số lượng doanh nghiệp và khu công nghiệp tại địa bàn tập trung nhiều, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, năng động. Chính vì vậy, việc kiểm soát, nâng cao chất lượng quản lý thuế, KSNB ngày càng được trú trọng. Bài viết này nhằm xây dựng và kiểm định các thang đo ảnh hưởng đến việc quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai, từ đó có các chính sách nhằm thúc đẩy công tác KSNB tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai được hiệu quả hơn. Đồng thời, cũng làm rõ câu hỏi nghiên cứu những nhân tố nào của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế TNDN và việc áp dụng tốt các chính sách trong KSNB đem lại hiệu quả gì cho công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết đại diện, lý thuyết này được phát triển từ Alchian và Demsets năm 1972 và được phát triển mạnh bởi Jensen và Meckling từ năm 1976. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của nhà quản lý vô cùng quan trọng trong việc điều hành các chính sách của một tổ chức.

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory), lý thuyết này lý giải các cách thức của nguồn lực bên ngoài có chi phối đến hoạt động của một tổ chức.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Endogenous growth theory), lý thuyết này được phát triển bởi rất nhiều nhà kinh tế, trong đó, Arrow (1962), Uzawa (1965) và Sidrauski (1967) là những người đặt nền tảng đầu tiên. Về cơ bản, lý thuyết này cho rằng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu là kết quả của việc phát huy các nội lực, chứ không phải là do các nhân tố bên ngoài. Theo đó, lý thuyết này chú trọng việc đầu tư vào các nguồn nhân lực, đổi mới, tri thức, đây là những tác nhân chính giúp quốc gia quản lý tốt nguồn thu cho NSNN.

Lý thuyết Thể chế (Institutional Theory), lý thuyết thể chế được giới thiệu lần đầu bởi DiMaggio và Powell (1983), là sự kết hợp giữa kinh tế học, xã hội học và chính trị học. Lý thuyết này phản ánh sự tương tác giữa các tổ chức và các thể chế xung quanh (các chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị…).

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu này kế thừa kết quả nghiên cứu của INTOSAI (2004), theo đó, mô hình nghiên cứu các nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai bao gồm: 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập như sau: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Thông tin và truyền thông; (4) Hoạt động kiểm soát; (5) Giám sát (Hình).

Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

H1: Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

H2: Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

H3: Thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

H4: Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

H5: Giám sát có tác động tích cực đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến Hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên)
Nguồn: Tác giả đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua khảo sát, đối tượng khảo sát là những người đang công tác tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai và các chuyên gia. Thời gian khảo sát là tháng 4/2024.

Kích thước mẫu khảo sát phát ra là 60 phiếu, thu về 60 phiếu, sau khi kiểm tra các thông tin trên phiếu có 60 phiếu đảm bảo đủ thông tin để nhập dữ liệu và thực hiện phân tích. Trong số 60 khảo sát thu được; có 13 cán bộ quản lý (8 nam và 5 nữ), chiếm 21.66% còn lại 47 nhân viên (28 nam, 19 nữ) chiếm 78.34%.

Tiếp theo, tác giả thực hiện khảo sát thông qua 35 biến quan sát (Bảng 1) và được đo lường bằng thang đo Likers 5 điểm, thấp nhất 1 điểm (Ảnh hưởng ít nhất) và cao nhất 5 điểm (Ảnh hưởng rất lớn).

Bảng 1: Các biến quan sát

Mã biến

Các biến quan sát

Môi trường kiểm soát

MTKS1

Hình thức khen thưởng, kỷ luật

MTKS2

Phân công công việc phù hợp với tình độ chuyên môn của mỗi nhân viên

MTKS3

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

MTKS4

Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên

MTKS5

Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận

MTKS6

Lãnh đạo Chi cục Thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đồi trực tiếp với nhân viên

MTKS7

Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp nhận điểu chỉnh khi phát hiện sai sót

Đánh giá rủi ro

ĐGRR1

Áp dụng mọi biện pháp đối phó rủi ro dù tốn kém chi phí

ĐGRR2

Mức phạt cho hành vi trốn thuế cao

ĐGRR3

Xử phạt cán bộ thuế bắt tay với hành vi trốn thuể của doanh nghiệp

ĐGRR4

Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên thuế.

ĐGRR5

Phân bố nhân lực đối phó rủi ro

ĐGRR6

Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro

ĐGRR7

Áp dụng mọi biện pháp đối phó rủi ro dù tốn kém chi phi.

ĐGRR8

Rủi ro được nhận diện được truyền đạt đến các đội trong chi cục

ĐGRR9

Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

ĐGRR10

Xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro ảnh hưởng tới công tác thu thuế

Thông tin và truyền thông

TTTT1

Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả

TTTT2

Tiếp nhận những đề xuất cải tiến hay những bất cập trong quản lý từ nhân viên trong Chi cục Thuế

TTTT3

Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp

TTTT4

Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới

TTTT5

Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài, như: bảo hiểm, lao động, kế hoạch đầu tư…

Hoạt động kiểm soát

HĐKS1

Việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp được tiến hành độc lập bởi các cá nhân khác với người quản lý trực tiếp

HĐKS2

Sử dụng phần mềm quản lý thông tin.

HĐKS3

Đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ thu thực tế

HĐKS4

Việc tiếp cận số sách và tài sản được giới hạn

HĐKS5

Thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các phòng ban chức năng

HĐKS6

Luân chuyển nhân viên giữa các phòng/ban theo định kỳ

HĐKS7

Đảm bảo những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt

HĐKS8

Quy trình quản lý thuế được giản lược, bỏ bớt các trình tự thủ tục

Giám sát

GS1

Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý

GS2

Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhân viên thuế, doanh nghiệp.

GS3

Nâng cao trình độ chuyên môn, kế toán cho nhân viên trong bộ phận kiểm tra thuế

GS4

Tiếp tục công việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế

GS5

Đoàn kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiểp cho người quản lý cao nhất

Hiệu quả quản lý thuế TNDN

QLT1

Đơn vị đạt mục tiêu thu NSNN hàng năm

QLT2

Hệ thống kiểm soát nội bộ góp phần làm giảm nợ thuế

QLT3

Hệ thống kiểm soát nội bộ làm giảm rủi ro trong công tác quản lý thuế TNDN

QLT4

Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Trong nghiên cứu này, tác giả sử sụng phương pháp phân tích khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS20 để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng tác động tới Hiệu quả quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai.

KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Kết quả phân tích lần thứ nhất, nhân tố Môi trường kiểm soát (MTKS) có 1 biến MTKS6 (Lãnh đạo Chi cục thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên) có hệ số tương quan biến tổng < 0.3, nên bị loại. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2, các nhân tố còn lại đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6; hệ số tương quan biến tổng của các thang đo đều > 0.3, nên tất cả các thang đo của các nhân tố đều đạt độ tin cậy. Như vậy, các biến đảm bảo yêu cầu để tiến hành phân tích EFA.

Kết quả phân tích EFA

Bảng 1 cho thấy, hệ số KMO = 0.687. Điều này cho thấy, dữ liệu là phù hợp để có thể tiến hành phân tích EFA. Sig. của kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05, chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau.

Bảng 1: Kiểm định KMO

Kiểm định KMO

.687

Kiềm định Bartlett

Chi bình phương xấp xỉ

1500.913

df

561

Sig.

.000

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Thông qua phân tích EFA, ta có phương sai trích đạt 69.119% > 50%, điều này có nghĩa rằng nhân tố được rút trích giải thích được 69.119% sự biến thiên dữ liệu của 34 biến quan sát tham gia vào EFA.

Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố

Factor

1

2

3

4

5

DGRR4

.914

DGRR6

.826

DGRR2

.815

DGRR3

.807

DGRR5

.800

DGRR9

.797

DGRR8

.794

DGRR7

.788

DGRR1

.780

DGRR10

.706

HDKS1

.831

HDKS6

.798

HDKS2

.797

HDKS3

.769

HDKS8

.766

HDKS5

.756

HDKS4

.755

HDKS7

.736

MTKS4

.906

MTKS3

.854

MTKS2

.822

MTKS7

.800

MTKS5

.773

MTKS1

.771

TTTT3

.863

TTTT1

.837

TTTT5

.822

TTTT4

.817

TTTT2

.817

GS3

.862

GS5

.860

GS2

.850

GS1

.815

GS4

.814

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Sau khi xoay nhân tố ở Bảng 2, ta có 5 nhóm nhân tố:

- Nhóm nhân tố thứ nhất gồm các biến quan sát: DGRR4, DGRR6, DGRR2, DGRR3, DGRR5, DGRR9, DGRR8, DGRR7, DGRR1, DGRR10.

- Nhóm nhân tố thứ hai gồm các biến quan sát: HDKS1, HDKS6, HDKS2, HDKS3, HDKS8, HDKS5, HDKS4, HDKS7.

- Nhóm nhân tố thứ ba gồm các biến quan sát: MTKS4, MTKS3, MTKS2, MTKS7, MTKS5, MTKS1.

- Nhóm nhân tố thứ tư gồm các biến quan sát: TTTT3, TTTT1, TTTT5, TTTT4, TTTT2.

- Nhóm nhân tố thứ năm gồm các biến quan sát: GS3, GS5, GS2, GS1, GS4.

Hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát trong ma trận xoay đều > 0.5, như vậy các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình.

Thực hiện phân tích EFA đối với biến phụ thuộc “Hiệu quả quản lý thuế TNDN” ở Bảng 3, kết quả cho thấy, hệ số KMO = 0.793 và kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000 (Sig. < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau. Kết quả ma trận xoay cho thấy, có 1 nhân tố được trích từ các biến quan sát đưa vào phân tích EFA. Phương sai trích được giải thích là 66.027% tại Eigenvalue là 2.641 > 1. Hệ số tải của các biến quan sát đều > 0.5, như vậy các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình (Bảng 4).

Bảng 3: Kiểm định KMO

Kiểm định KMO

.793

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương xấp xỉ

82.899

df

6

Sig.

.000

Bảng 4: Tổng phương sai được giải thích

Nhân tố

Giá trị Eigenvalue ban đầu

Tổng bình phương hệ số tải khi trích

Tổng

Phần trăm phương sai

Phần trăm tích lũy

Tổng

Phần trăm phương sai

Phần trăm tích lũy

1

2.641

66.027

66.027

2.641

66.027

66.027

2

.554

13.861

79.888

3

.457

11.422

91.309

4

.348

8.691

100.000

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Phân tích hồi quy

Kết quả ma trận hệ số tương quan ở Bảng 5 có mức ý nghĩa < 0.05 và các hệ số tương quan giữa các biến dao động trong đều thấp hơn chỉ số điều kiện là 0.8, cho thấy, 5 biến độc lập có mối tương quan tuyến tính khá chặt chẽ với biến phụ thuộc là Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

Bảng 5: Ma trận tương quan giữa các thành phần

QLT

MTKS

DGRR

TTTT

HDKS

GS

QLT

Pearson Correlation

1

.302*

.292*

.489**

.426**

.441**

Sig. (2-tailed)

.019

.024

.000

.001

.000

N

60

60

60

60

60

60

MTKS

Pearson Correlation

.302*

1

.092

.038

-.096

.153

Sig. (2-tailed)

.019

.485

.775

.466

.242

N

60

60

60

60

60

60

DGRR

Pearson Correlation

.292*

.092

1

.063

-.122

-.057

Sig. (2-tailed)

.024

.485

.634

.351

.667

N

60

60

60

60

60

60

TTTT

Pearson Correlation

.489**

.038

.063

1

.233

.059

Sig. (2-tailed)

.000

.775

.634

.074

.652

N

60

60

60

60

60

60

HDKS

Pearson Correlation

.426**

-.096

-.122

.233

1

-.038

Sig. (2-tailed)

.001

.466

.351

.074

.773

N

60

60

60

60

60

60

GS

Pearson Correlation

.441**

.153

-.057

.059

-.038

1

Sig. (2-tailed)

.000

.242

.667

.652

.773

N

60

60

60

60

60

60

*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed).

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2-tailed).

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả cho thấy, tất cả các giá trị Sig. tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều < 0.05. Như vậy, các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính về mối quan hệ các nhân tố thuộc Hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến Hiệu quản quản lý thuế TNDN tại Bảng 6 chỉ ra mối liên hệ của 5 biến độc lập là: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Thông tin và truyền thông; (4) Hoạt động kiểm soát; (5) Giám sát với với biến phụ thuộc là Hiệu quả quản lý thuế TNDN.

Kết quả hồi quy cho thấy, tất cả các biến đều có sự tác động lên biến phụ thuộc do Sig. kiểm định t của từng biến độc lập đều < 0.05. Hệ số VIF các biến độc lập đều < 5, như vậy, không có đa cộng tuyến xảy ra. R2 hiệu chỉnh là 0.669 = 66.9%. Như vậy, các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 66.9% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Giá trị Durbin–Watson = 1.849, nằm trong khoảng [1.5-2.5], nên kết quả hồi quy không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Điều này cho phép kết luận, mô hình hồi quy phù hợp với các dữ liệu và có 5 biến có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Bảng 6: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

Giá trị t

Sig.

Đa cộng tuyến

B

Độ lệch chuẩn

Beta

Độ chấp nhận

VIF

1

Hằng số

-1.399

.455

-3.072

.003

MTKS

.183

.059

.236

3.084

.003

.958

1.043

DGRR

.281

.066

.325

4.257

.000

.964

1.037

TTTT

.238

.055

.336

4.325

.000

.930

1.075

HDKS

.376

.069

.426

5.439

.000

.916

1.091

GS

.280

.051

.419

5.497

.000

.966

1.035

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả ở Bảng 6 chỉ ra, nhân tố có tác động lớn nhất đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN (QLT) là Hoạt động kiểm soát (HDKS) hệ số chuẩn hóa beta là 0.426, thứ hai là Giám sát (GS) có hệ số chuẩn hóa Beta = 0.419, thứ ba là Thông tin truyền thông (TTTT) có hệ số chuẩn hóa Beta = 0.336, kế tiếp là Đánh giá rủi ro (DGRR) có hệ số chuẩn hóa Beta = 0.325 và cuối cùng là Môi trường kiểm soát (MTKS) có hệ số chuẩn hóa Beta = 0.236.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có tác động đến Hiệu quả quản lý thuế TNDN, đó là: Hoạt động kiểm soát; Giám sát; Thông tin truyền thông; Đánh giá rủi ro; Môi trường kiểm soát.

Một số khuyến nghị

Về Môi trường kiểm soát: Trong những năm qua Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường chống thất thu thuế và khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên để nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế và tiếp tục phát huy hiệu quả quản lý thuế. Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ cần liên tục cập nhập các thủ đoạn gian lận thuế, tạo cơ sở để nhân viên thuế ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thuế. Trong trường hợp ngày càng phát sinh nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhiều phương thức giao dịch như hiện nay, các thủ đoạn gian lận thuế cũng không ngừng gia tăng, ngày càng đa dạng, tinh vi, nên việc cập nhập, nhận biết các thủ đoạn gian lận, phục vụ cho công tác quản lý thuế là rất cần thiết.

Về đánh giá rủi ro: Để bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số của ngành Thuế nói riêng, có thể khẳng định, Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ-Võ Nhai đã có nhiều thay đổi nhanh, kịp thời cả về nội dung lẫn hình thức trong việc đánh giá rủi ro của công tác quản lý thuế. Để thực hiện tốt hơn nữa Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ-Võ Nhai cần triển khai đồng bộ các văn bản hướng dẫn chi tiết, tạo bộ tài liệu hướng dẫn các DN. Ngoài ra, cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các nghiệp vụ quản lý thuế (đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra kiểm tra, quản lý thu nợ...).

Về hoạt động kiểm soát: Có thể nói, hoạt động kiểm soát thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai không ngừng được hoàn thiện đã đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. Tuy nhiên, nhằm phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai cần ưu tiên điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ theo địa bàn, chức năng và đối tượng quản lý, tập trung nguồn lực để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đặc thù, giảm dần tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể tương ứng với mức độ hiện đại hóa quản lý thuế nhằm đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn quản lý; Chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở xây dựng Bản mô tả công việc cho từng vị trí theo từng cấp của cơ quan thuế; Tăng cường đào tạo kỹ năng (nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ...) cho công chức thuộc bộ phận quản lý thuế trực tiếp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao.

Về hệ thống thông tin: Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo các nghị quyết, nghị định, chính sách của Chính phủ, Bộ Tài chính về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, để đảm bảo việc truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời cũng hạn chế được các rủi ro mất mát dữ liệu do hệ thống đã cũ, hay xảy ra hư hỏng, Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai cần tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, qua đó có những cải tiến và thay đổi phù hợp trong thời đại công nghệ 4.0.

Về công tác giám sát: Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát công tác kê khai thuế của doanh nghiệp, rà soát các tờ khai, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro. Chuyển dần từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm (chuyên đề, lĩnh vực như doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp có số nợ thuế lớn…); Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, kiểm tra, như: lập kế hoạch thanh tra hằng năm, quản lý hồ sơ thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đồng thời phát hiện sớm những dấu hiệu gian lận về thuế để có biện pháp xử lý kịp thời./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmad, H, Othman, R, Jusofl, K, (2009), The effectiveness of Internal audit in Malaysia Pulic sector, Joumal of Modem Accounting and Auditing, 5(9).

2. Alchian, A. A., Demsetz, H. (1972), Production, information costs, and economic organization, The American Economic Review, 62(5), 777-795.

3. Arrow. K. J. (1962), The Economic Implications of Learning by Doing, The Review of Economic Studies, 29, 155-123, doi: 10.2307/2295952.

4. Bùi Thị Như Quỳnh (2018), Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

5. COSO (2013), The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission.

6. DiMaggio, Powell (1983), The iron cage revisited: institutional isomorphism and collective rationality in organizational fields, American Sociological Review, 48, 147-60.

7. INTOSAI (2004), Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector.

8. Jensen, M., Meckling, W. (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3(4), 305–360.

9. Quốc hội (2015), Luật Kế toán, số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015.

10. Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế, số 38/2019/QH14, ngày 13/6/2019.

11. Nguyễn Hoàng Hà (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế TP. Biên Hòa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng.

12. Uzawa, H. (1965). Optimum Technical Change in An Aggregative Model of Economic Growth, International Economic Reviewm, 6, 18–31.

13. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024), Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories, AISDL.


[1] Bài báo là sản phẩm của đề tài NCKH cấp cơ sở: Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ-Võ Nhai, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên; Mã số: CS2023-AC-01.

Ngày nhận bài: 29/6/2024; Ngày phản biện: 15/7/2024; Ngày duyệt đăng: 26/7/2024