Tại lễ bế mạc, Chủ tịch IPU-132, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố thông qua Tuyên bố Hà Nội “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững: Biến Lời nói thành Hành động”.

Sau đây là toàn văn Tuyên bố:

Tuyên bố Hà Nội “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững: Biến Lời nói thành Hành động”

Chúng ta, nghị sỹ đến từ 133 nước và 23 tổ chức nghị viện quốc tế và khu vực, tề tựu tại Hà Nội, Việt Nam, đã xem xét lại các mục tiêu phát triển bền vững đang nổi lên và xem xét vai trò của mình để đạt được các mục tiêu này.

Đây là Tuyên bố của chúng ta.

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ về công nghệ, y tế, tri thức, và của cải vật chất, nhưng sự chênh lệch đã tồn tại từ rất lâu về kinh tế và xã hội vẫn đang ngày càng tăng, gây tổn hại cho toàn bộ hành tinh, nhiều nước trên thế giới chưa được hưởng thành quả của sự phát triển.

Tình hình này - trở nên trầm trọng do mối đe dọa cấp bách đến từ biến đổi khí hậu và làn sóng bất ổn xã hội, chính trị ngày càng tăng, xung đột trong và giữa các quốc gia - đang nổi lên hàng đầu.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng ta trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cho thấy chỉ với ý chí chính trị, sự lãnh đạo mạnh mẽ và vai trò làm chủ của quốc gia, chúng ta mới có thể đạt được những cam kết quốc tế. Là nghị sỹ, chúng ta có nghĩa vụ phải hành động.

Việc thông qua chương trình phát triển mới giai đoạn sau 2015 và những mục tiêu phát triển bền vững vào tháng 9/2015 này sẽ đem lại một cơ hội có một không hai để ứng phó với các thách thức toàn cầu, sử dụng cách tiếp cận phổ cập và toàn diện áp dụng cho tất cả các quốc gia và gắn vấn đề xóa đói nghèo với phát triển bền vững.

Tầm nhìn

Vào thời điểm quan trọng này, chúng ta, những nghị sỹ trên thế giới, khẳng định lại tầm nhìn của chúng ta về sự phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm dựa trên việc thực hiện tất cả các quyền con người, nhằm xóa nghèo dưới mọi hình thức, và xóa bỏ bất bình đẳng, từ đó trao quyền cho mỗi cá nhân phát huy được hết tiềm năng của họ. Điều này đòi hỏi phải có hòa bình và an ninh quốc tế, dựa trên sự tôn trọng đầy đủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Xóa đói nghèo và phát triển bền vững là trách nhiệm chung, và chúng ta cần cố gắng điều phối nguồn lực tốt hơn và công bằng hơn.

Hình thái sản xuất và tiêu thụ hiện nay rõ ràng chưa bền vững, và tất cả các nước - kể cả các nước phát triển và đang phát triển - cần cùng nhau hợp tác. Các nước phát triển cần hợp tác để xây dựng một mô hình chung về tăng trưởng bền vững và toàn diện.

Cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm đòi hỏi phải có công bằng trong lĩnh vực môi trường: hành tinh và tất cả hệ sinh thái phải được xem là tài sản chung của toàn thể nhân loại hiện nay và trong tương lai. Con người phải là động lực cho tất cả các chính sách phát triển bền vững, và các tiến bộ cần được đánh giá không chỉ bằng GDP mà còn các biện pháp khác.

Không nên chỉ coi người dân là những người trả thuế và người tiêu dùng mà phải xem họ là những công dân có quyền và nghĩa vụ. Chúng ta phải đầu tư vào người dân - vào sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, và kỹ năng của họ - coi họ là nguồn lực quan trọng nhất của chúng ta.

Tất cả các thể chế chính phủ phải mang tính đại diện và tất cả đều có thể tiếp cận được. Cần có sự tôn trọng các khác biệt về văn hóa, và cần tiếp thu những cách tiếp cận địa phương đối với vấn đề phát triển bền vững.

Tất cả người dân, không phân biệt giới tính, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và tình trạng sức khỏe, phải được trao quyền để họ có thể hợp tác vì hòa bình và sự thịnh vượng chung.

Cam kết

Nhận thức rằng những mục tiêu phát triển bền vững được đề xuất là kết quả của sự thỏa hiệp, chúng ta thông qua những mục tiêu này - coi đó như một khuôn khổ mang tính chuyển đổi giúp thúc đẩy quá trình đưa ra quyết sách ở tất cả các quốc gia.

Chúng ta hài lòng nhận thấy những nỗ lực đưa các mục tiêu về cuộc sống khỏe mạnh, thịnh vượng, bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia và vấn đề quản trị được nêu trong các mục tiêu phát triển bền vững, đã cho thấy kết quả như mong đợi.

Chúng ta đánh giá cao việc tăng cường tập trung vào vấn đề y tế, việc này sẽ tạo cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS, trong khi vẫn xử lý được các thách thức mới nổi như các bệnh không truyền nhiễm.

Chúng ta hoan nghênh mục tiêu mới kêu gọi cần có hành động khẩn cấp ứng phó với biến đổi khí hậu, và chúng ta đánh giá cao mục tiêu rộng lớn này về các phương thức triển khai - tài chính, thương mại, công nghệ, xây dựng năng lực và cải cách hệ thống - cần phải huy động nhằm hỗ trợ cho khuôn khổ mới. Mục tiêu này sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ đối tác phát triển toàn cầu hiện nay.

Chúng ta cam kết nỗ lực hết mình tăng cường vai trò quốc gia làm chủ các mục tiêu này, cụ thể là phổ biến các mục tiêu trên cho cử tri của mình. Người dân phải hiểu những mục tiêu trên có liên quan đến đời sống của họ như thế nào.

Là đại diện cho nhân dân, chúng ta có trách nhiệm đảm bảo tiếng nói của mỗi người dân đều được phản ánh trong tiến trình chính trị đó, không phân biệt địa vị xã hội của họ.

Chúng ta cam kết nội luật hóa những mục tiêu đó, trong đó có vấn đề phân bổ ngân sách. Mỗi nước phải nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình để đảm bảo hoàn tất được các mục tiêu trên.

Hành động

Là nghị sỹ, chúng ta phải ủng hộ những nỗ lực nhằm hoàn tất những mục tiêu trên cơ sở tôn trọng đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Trách nhiệm của chúng ta là rõ ràng, đó là đảm bảo các chính phủ có trách nhiệm với những mục tiêu mà họ cam kết thực hiện và đảm bảo các luật và ngân sách liên qua được thông qua.

Việc đầu tiên chúng ta phải làm là xem xét các thể chế và quy trình ra quyết định của mình phải phù hợp với mục đích.

Là đại diện của người dân, chúng ta cần quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích công và theo đuổi sự thịnh vượng chung. Chúng ta phải ngăn ngừa các lợi ích nhóm gây ảnh hưởng tới các cuộc thảo luận của chúng ta. Chúng ta phải tập trung xây dựng đồng thuận đối với các giải pháp thực tiễn.

Chúng ta sẽ nỗ lực vượt qua tâm lý cục bộ ở các nghị viện và hệ thống hành chính quốc gia nhằm phản ánh bản chất liên ngành của các mục tiêu. Để làm được điều đó, chúng ta sẽ nỗ lực hết mình thể chế hóa các mục tiêu đó tại mỗi nghị viện, giành thời gian cho thảo luận và giám sát việc thực hiện. Các ủy ban của Nghị viện và các tiến trình cần theo đuổi tất cả các mục tiêu này một cách gắn kết.

Chúng ta sẽ giúp các quốc gia làm chủ các mục tiêu này bằng việc mỗi quốc gia cần có một kế hoạch phát triển bền vững được xây dựng đầy đủ với sự tham gia đóng góp sâu rộng, trong đó có đóng góp của các tổ chức chính trị-xã hội, quần chúng, phù hợp với khuôn khổ quốc tế về quyền con người.

Chúng ta cam kết ban hành các điều khoản về ngân sách và luật pháp phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia, xác định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu áp dụng cũng như biện pháp cung cấp nguồn tài chính.

Hàng năm các chính phủ phải báo cáo Nghị viện về việc thực hiện kế hoạch quốc gia. Nghị viện cần thu thập ý kiến phản hồi thường xuyên từ các cử tri để đánh giá quá trình triển khai trên thực tế.

Chúng ta tiếp tục cam kết sẽ đánh giá sự tiến bộ không chỉ dựa trên các chỉ số trung bình của quốc gia mà còn phải xem xét tới các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong xã hội, để bảo đảm ai cũng được quan tâm. Theo đó, năng lực quốc gia trong việc thu thập và phân tách dữ liệu theo giới tính, độ tuổi, nhóm thiểu số và tình trạng sức khỏe, là quan trọng.

Nhận thức được vai trò của chúng ta trong việc huy động các nguồn lực để đạt mục tiêu, bao gồm cả nguồn tài chính từ khu vực nhà nước và tư nhân, ở cả cấp quốc gia và quốc tế, chúng ta sẽ hỗ trợ việc thực hiện tất cả các cam kết quốc tế. Cụ thể, chúng ta sẽ cố gắng tăng cường nguồn lực trong nước, trong đó có việc chống các dòng tài chính bất hợp pháp.

Chúng ta sẽ nâng cao chất lượng và khối lượng viện trợ, thiết lập ra một cơ chế cơ cấu nợ của nhà nước theo trình tự, tăng cường môi trường cho đầu tư khu vực tư nhân, thông qua quan hệ đối tác công-tư, cải cách chế độ tài chính, tiền tệ và thương mại toàn cầu để có thể hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển bền vững.

Cuối cùng, chúng ta cam kết ủng hộ thực hiện các mục tiêu ở cấp độ toàn cầu. Chúng ta sẽ cùng các Đoàn của chính phủ tham dự các cuộc họp thường niên của Hội đồng Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội, cơ quan sẽ tiến hành các cuộc thảo luận về báo cáo tiến độ thực hiện trên toàn cầu.

Chúng ta cũng sẽ đóng góp ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm quốc gia được đệ trình lên Diễn đàn Cấp cao Chính trị Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững. Bằng mọi biện pháp có thể, chúng ta sẽ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc ở các nước sở tại để chia sẻ thông tin và tìm các hình thức đối tác và hợp tác toàn cầu nhằm thúc đẩy việc triển khai kế hoạch quốc gia.

Chúng ta yêu cầu thông điệp trọng tâm của Tuyên bố Hà Nội này cùng với Thông cáo Quito trước đây, sẽ được phản ánh trong kết quả của Hội nghị Thế giới lần thứ tư Chủ tịch các Nghị viện Thế giới, qua đó cung cấp nội dung cho Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc trong tháng Chín.

Chúng ta thúc giục chính phủ các nước khi đàm phán cần nhớ tới nhu cầu thực tế và kỳ vọng của công dân và giải quyết mối liên kết quan trọng giữa phát triển bền vững, quản trị dân chủ và nhân quyền.

Tuyên bố của Liên hợp quốc sau 2015 phải cam kết xây dựng các thể chế mạnh, trong đó có cần đảm bảo nghị viện có năng lực và trách nhiệm đối với kết quả thực hiện.

Chúng ta khuyến khích những người dự thảo Tuyên bố nhận thức được vai trò quan trọng và trách nhiệm của các nghị viện - và của IPU, một tổ chức thế giới - trong việc thực hiện và giám sát tiến trình thực hiện chương trình nghị sự phát triển mới.

Hơn nữa, chúng ta nhấn mạnh rằng sự gắn kết của kết quả các cuộc thương lượng năm nay về Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, tài trợ cho phát triển, biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai là rất quan trọng để thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia.

Chúng ta bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến IPU, một tổ chức thế giới của chúng ta, vì đã nâng cao nhận thức về các Mục tiêu Phát triển Bền vững và đã giúp cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe tại Liên hợp quốc. Chúng ta mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của IPU trong nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Cùng nhau, chúng ta sẽ thành công./.

IPU 132 - “The goal of sustainable development: Turning words into action”

That is the title of Hanoi Declaration adopted in the closing ceremony of the General Assembly of Inter-Parliamentary Union 132 (IPU-132), dated 01/4/2015.

At the closing ceremony, IPU-132 President, Vietnam National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung declared Hanoi Declaration “The goal of sustainable development: Turning words into action”.

Here is the full text of the declaration:

Hanoi Declaration “The goal of sustainable development: Turning words into action”

“We, parliamentarians from 133 countries and 23 international and regional parliamentary organizations, gathered in Hanoi, Vietnam, reviewed the emerging sustainable development goals and considered our role in attaining them.

This is our declaration.

Despite global advances in technology, health, knowledge, and material wealth, long-standing economic and social disparities are increasing, to the detriment of the whole planet, with progress continuing to elude many the world over.

This situation –exacerbated by the urgent threat of climate change and growing waves of social unrest, political instability, and conflict within or between countries – is coming to a head. As we saw with the Millennium Development Goals, international commitments can only be met with strong political will, leadership and national ownership. As parliamentarians, we have a moral obligation to act.

The adoption of the new post-2015 development agenda and its sustainable development goals in September 2015 will afford a unique opportunity to meet global challenges, using a universal, integrated approach that will apply to all countries and link poverty eradication to sustainable development.

Vision

At this critical moment, we, the parliamentarians of the world, reaffirm our vision of a people-centered sustainable development based on the realization of all human rights, to eradicate poverty in all its forms, and eliminate inequalities, thus empowering all inpiduals to exercise their full potential. This requires conditions of peace and security, in full observance of the Charter of the United Nations and international law.

Poverty eradication and sustainable development are a shared commitment for us all, and we should all strive towards a better and more equitable distribution of resources. Our current production and consumption patterns are clearly unsustainable, and all countries – both developed and developing – need to work together, based on the principle of common but differentiated principles. That is the only way we can advance towards a common model of inclusive and sustainable growth.

A people-centred approach requires environmental justice: the planet and all its ecosystems must be treated as common assets for the whole of humanity to enjoy now and in the future. Human well-being must be the driver of all policies for sustainable development, and progress measured in terms that go well beyond Gross Domestic Product. People are more than taxpayers and consumers; they are citizens endowed with rights and responsibilities towards each other. We must invest in them – their health, nutrition, education, and skills – as our most important resource.

All government institutions must be representative and accessible to all. Cultural differences should be respected, and home-grown approaches to sustainable development employed. All people, regardless of gender, race, culture, religion and health status, must be empowered to work cooperatively for peace and the common good.

Commitment

Acknowledging that the sustainable development goals will be result of a delicate compromise, we look forward to this transformational framework that will inspire policy-making in all countries.

We are pleased that our efforts to advocate the inclusion of goals on healthy lives and well-being, gender equality and women’s empowerment, reducing inequalities within and between countries, and on governance, have borne fruit. We appreciate the broadened focus on health, which will provide an opportunity to end the AIDS epidemic while tackling emerging challenges such as non-communicable diseases.

We welcome the new goal calling for urgent action against climate change, and we appreciate the broad-based goal on the means of implementation – finance, trade, technology, capacity building and systemic reforms –that must be mobilized behind the new framework. This goal should inject new energy into the current global partnership for development.

We commit to do our utmost to strengthen national ownership of the goals, particularly by making them known to our constituents. People must understand how the goals are relevant to their lives. As representatives of the people, we are responsible for ensuring that each and every voice is heard in the political process without discrimination and irrespective of social status.

We commit translating the goals into enforceable domestic laws and regulations, including through the critical budget process. Each country must do its part to ensure that all the goals are met.

Action

As parliamentarians, we must support efforts to reach the new goals in ways that respect each country’s national specificities. Our responsibility is clear: to hold governments accountable for the goals they have subscribed to, and to make sure that enabling laws are passed and budgets adopted.

Our first order of business must be to examine our institutions and decision-making processes to ensure that they are fit for purpose .

As representatives of the people, our concern is to defend the public interest and pursue the common good above all else. We must prevent particular interests from exercising excessive influence in our deliberations. We must focus on building consensus around practical solutions.

We will seek to overcome the silos mentality within our own parliaments and national administrations, to reflect the intersectoral nature of the goals. To this end, we will do our utmost to institutionalize the goals in every parliament, with sufficient time for discussion and monitoring. Parliamentary committees and processes must pursue all goals coherently.

We will help build national ownership of the goals by seeing to it that each of our countries has a sustainable development plan, crafted in an inclusive and participatory manner, including through public hearings with civil society, and in line with the international human rights framework.

We pledge to make laws and budgetary provisions in line with the national sustainable development plan, clearly identifying the goals and targets that apply and means of funding. Governments should report annually to parliaments on the implementation of the national plan. Parliaments should garner regular feedback from their constituents to help assess progress on the ground, where it matters most.

We further pledge to measure progress not only in terms of national averages, most importantly by looking at how the most vulnerable and disadvantaged in our societies have fared. No one should be left behind. Strong national capacities for data collection and disaggregation, including by gender, age, minority group, and health status, will be crucial.

Recognizing our role in mobilizing the means to attain the goals, including financing from private and public sources, and at both the national and international levels, we will support the implementation of all international commitments. In particular, we will work to increase domestic resources, including by combating illicit financial flows. We will improve the quality and quantity of aid, set out an orderly sovereign debt restructuring mechanism, strengthen the environment for private sector investments, including through public-private partnerships, and reform the global financial, monetary and trade regime in ways that directly support sustainable development.

Lastly, we pledge to support accountability for meeting the goals at the global level. We will seek to join our national delegations to the yearly meetings of the United Nations Economic and Social Council, where global progress reports will be discussed. We will contribute to the national reviews submitted to the United Nations High-level Political Forum on Sustainable Development. Wherever feasible, we will seek to engage with United Nations field operations in our countries to share information and explore all avenues for cooperation to advance our national plans.

We ask that the central messages of this Declaration and of its predecessor, the Quito Communiqué, be reflected in the outcome of the Fourth World Conference of Speakers of Parliament later this year, which will in turn provide input to the United Nations Summit in September.

We urge governments to conduct negotiations keeping in mind the real needs and expectations of citizens and addressing the critical linkages between sustainable development, democratic governance and human rights. The Post-2015 United Nations Declaration should commit to building strong public institutions, including parliaments with the ability and capacity to ensure accountability for results. We encourage the drafters of the Declaration to acknowledge the critical role and responsibility of parliaments – and of the IPU as their world organization - in implementing and monitoring progress on the new development agenda,

Moreover, we stress that coherence between the outcomes of this year’s negotiations on the post-2015 development agenda, financing for development, climate change, and disaster risk reduction is essential for effective implementation at the national level.

We are profoundly grateful to the Inter-Parliamentary Union, our world organization, for raising our awareness of the Sustainable Development Goals and for making our voices heard at the United Nations. We will continue to look to the IPU for support in our efforts to attain the sustainable development goals.

Together, we will succeed”./.