Chuyến thăm mang tính biểu tượng

Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được nhiều học giả bình luận như một “biểu tượng”, vì đây là hoạt động hoàn tất cuối cùng của cả chặng đường 20 năm hàn gắn và phát triển quan hệ Việt - Mỹ. Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao như:

Phía Mỹ đã có hai đời Tổng thống thăm Việt Nam, Bill Clinton vào năm 2000 và G.W.Bush vào năm 2006.

Phía Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, Chủ tịch Trần Đức Lương năm 2000, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết năm 2007, Chủ tịch Trương Tấn Sang năm 2013 đã tới Hoa Kỳ, mỗi chuyến thăm đều nâng quan hệ giữa hai quốc gia lên tầm cao mới.

Song, đây là lần đầu tiên người lãnh đạo cao nhất của phía Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Hoa Kỳ. Đây cũng là cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cao nhất của hai nước đã từng đối đầu và hiện có chế độ chính trị khác nhau, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ và 40 năm kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chuyến thăm lần này được thực hiện sau 2 năm Việt – Mỹ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các mặt hợp tác song phương, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như định hướng phát triển quan hệ song phương trong 20 năm tới.

Ngoài ra, chuyến thăm còn có ý nghĩa quốc tế do vai trò ngày càng tăng của quan hệ Việt – Mỹ đối với khu vực, quốc tế thông qua việc Tổng Bí thư sẽ gặp, trao đổi với Tổng Thư ký Liên Hợp quốc.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25/6, đáp lại yêu cầu xác nhận thông tin mà báo chí quốc tế phản ánh về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày mùng 07-10/7 tới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định hiện chuyến thăm đang được hai bên thu xếp.
Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 19/5 tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony J.Blinker nói: “Chúng tôi rất chào đón chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống Obama đang trông chờ chuyến thăm".

“Khép lại quá khứ hướng đến tương lai”

Có thể nói, chuyến thăm tới Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này cũng cho thấy, hai nước với chế độ chính trị khác nhau, đã bước qua các rào cản, xây dựng một quan hệ vì lợi ích chung của hai nước và an ninh trong khu vực, cung cấp những kinh nghiệm quý báu về giải quyết các bất đồng trong quan hệ quốc tế bằng đồng nỗ lực “khép lại quá khứ hướng đến tương lai”.

Về chính trị, ngày 11/7/1995, sau 20 năm hai nước đã bình thường hóa quan hệ. Hai nước càng ngày càng có nhiều điểm đồng thuận trên các diễn đàn quốc tế như Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhất là giai đoạn Việt Nam là thành viên không thường trực 2007-2009), hai bên đã tiến tới xây dựng quan hệ đối tác hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Đáng chú ý là quan hệ chính trị-ngoại giao tiếp tục được tăng cường với một loạt các cuộc gặp, chuyến thăm ở các cấp giữa hai nước trong năm 2014: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Barack Obama bên lề Hội nghị Cấp cao diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Cấp cao Đông Á (EAS); 13 chuyến thăm Việt Nam của các lãnh đạo quốc hội Mỹ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và các Thượng nghị sĩ John McCain, Benjamin Cardin, Bob Corker....; các chuyến thăm Hoa Kỳ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh...
Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động trao đổi các đoàn cấp bộ, ngành, địa phương, triển khai 11 cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, phát triển, dân chủ nhân quyền, lao động.

Hai nước đã giải quyết thỏa đáng vấn đề MIA - người Mỹ mất tích ở Việt Nam, tạo được lòng tin trong chính giới và nhân dân Mỹ.

Phía Hoa Kỳ cũng đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về bộ đội Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Cựu binh hai phía đã tiếp xúc, trao đổi, trở lại chiến trường xưa như những người bạn và đã có cả những dự án chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh. Hoa Kỳ đã giúp đỡ Việt Nam trong rà phá bom mìn, vật cản. Việc khắc phục hậu quả chất độc màu da cam còn chưa được như kỳ vọng, nhưng đã có những phát triển đáng ghi nhận.

Quân đội hai nước đã có những bước hợp tác ở tầm cao mới thông qua việc hai Bên ký Tầm nhìn chung về Hợp tác quốc phòng tháng 6/2015. Bản tuyên bố này được xây dựng trên cơ sở biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa hai nước đã được ký từ năm 2011 với 5 lĩnh vực hợp tác cụ thể. Bản tuyên bố này tạo ra khả năng để mở rộng thương mại quốc phòng giữa hai nước.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam đào tạo binh sĩ, cán bộ đủ kỹ năng cần thiết để tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trên thế giới; đã từng bước dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp biển còn non trẻ của Việt Nam.

Tháng 3 vừa qua, chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã ghi một dấu mốc quan trọng – Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có các cuộc hội đàm với tất cả các cơ quan an ninh đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ, với nghị sỹ có nhiều ảnh hưởng tới hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Nội dung của các cuộc hội đàm bao gồm một loạt vấn đề từ hợp tác thực thi pháp luật, chia sẻ thông tin, phòng chống các mối đe dọa xuyên quốc gia... tới vấn đề nhạy cảm như cơ chế để Đội Hòa bình của Mỹ vào Việt Nam, yêu cầu Hoa Kỳ không dung túng cho các lực lượng phản động chống phá chính quyền Việt Nam... Những nội dung Hội đàm trên đây góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.

Thời gian qua, quan hệ kinh tế tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong hợp tác hai nước, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác kinh tế và thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 ước đạt khoảng 35-36 tỷ USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hơn 28 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013.

Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ bảy vào Việt Nam, với khoảng 700 dự án và tổng vốn lên tới gần 10,7 tỷ USD, chưa kể đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ thường qua nước thứ ba Trong khuôn khổ đàm phán chung, hai bên cũng đạt được những tiến triển thực chất trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sắp tới việc đàm phán này cần tiến tới một TPP bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và lợi ích của các bên tham gia.

Hợp tác về khoa học, công nghệ có đột phá mới với việc Hiệp định Hạt nhân dân sự 123 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10/9/2014, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Hoa Kỳ tiếp tục cam kết và triển khai hợp tác tích cực với Việt Nam về việc giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như các dự án tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin, với tổng trị giá 15 triệu USD hay dự án 7,5 triệu USD hỗ trợ những người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh.

Giao lưu giữa hai nước cũng có những đột phá. Ngoại giao văn hóa đã góp phần đưa các giá trị tinh hoa của hai nước đến với công chúng. Chỉ riêng con số 17.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, đứng thứ 8 trên thế giới đã nói lên rất nhiều.

Thời gian tới, về song phương, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả hơn nữa 9 lĩnh vực ưu tiên của quan hệ đối tác toàn diện, từ chính trị đến kinh tế, quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, giáo dục, giao lưu nhân dân và các vấn đề khác.

Về hợp tác đa phương, hai bên chia sẻ những lợi ích chiến lược trong việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tiếp tục hợp tác trong các diễn đàn khu vực, như: Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Sáng kiến Tiểu vùng Mekong (LMI) và các diễn đàn của Liên hợp quốc./.

The official US visit of General Secretary Nguyen Phu Trong:

Milestone in the relationship between Vietnam and the US

General Secretary Nguyen Phu Trong will pay an official visit to the US from July 6th to 10th, 2015, this visit remarks a historic significance which the General Secretary of the Communist Party of Vietnam visits US for the first time.

A symbol of corporation

Many consider the US visit of General Secretary Nguyen Phu Trong as a symbol, as this is the last activity of 20 years of healing and developing Vietnam - US relation. Since the two countries normalized relations, both have exchanged such high-level visits as:

The US presidents Bill Clinton respectively paid a visit to Vietnam in 2000 and in 2006.

Regarding to Vietnam, there have been US visits of Prime Minister Phan Van Khai in 2005, Prime Minister Nguyen Tan Dung in 2008, President Tran Duc Luong in 2000, President Nguyen Minh Triet in 2007, President Truong Tan Sang 2013. Each visit did raise relationship between two countries to a new level.

However, this is the first time the top leader of Vietnam and Communist Party to visit the United States. This is also a meeting between top leaders of the two countries, which used to confront each other and have different political regime, on the occasion of 20th Anniversary of Establishing Diplomatic Relations and 40th celebration of the Liberation-National Reunification Day.

This visit is after two years of Vietnam - US comprehensive partnership, promoting bilateral cooperation, deepening the comprehensive partnership between Vietnam and the US, as well as orienting bilateral relations in the next 20 years.

Also, the visit makes international significance because of the increasing role of Vietnam - US relationship since the General Secretary will meet UN General Secretary.

“Close the Past to Open the Future”

The US visit of General Secretary Nguyen Phu Trong shows that two countries have overcome different political systems to build a relationship for the mutual benefits and security in the region, providing valuable experiences of resolving disputes in international relations by co-effort to "Close the Past to Open the Future ".

About political side, on 11/07/1995, after 20 years of normalization. The two countries have more and more consensus on international forums such as the United Nations General Assembly, the Security Council of the United Nations (especially when Vietnam was a non-permanent member from 2007 to 2009). Moreover, two parties committed a comprehensive partnership in all fields.

The two countries have solved problem of MIA - Missing in Action, created confidence in US’s politicians and civils.

The US has also provided valuable information about Vietnam soldiers missing during the war. Veteran between two sides have been in contact, exchange and return battlefield as friends and had projects to heal the wounds of war. The United States has helped Vietnam in mine clearance. The remediation of Agent Orange has not achieved as expected but made a remarkable development.

Military cooperation of both sides has achieved new level through an adoption of Joint Vision Statement on Defence Cooperation in 6/2015. This statement was made on the basis of a memorandum on defense cooperation between the two countries signed in 2011 with 5 specific areas. This statement makes it possible to expand trade between the two countries' defense.

In March, the US visit of Vietnam’s Minister of Public Security recorded a significant milestone - Vietnam and the United States began to cooperate in the field of security. During his visit to the US, Minister Tran Dai Quang held talks with all US’s domestic and foreign security agencies, and many influential MPs.

Economic relation continues to be a bright spot in two countries' cooperation. The United States remains to be an economic partner and the leading export market of Vietnam. In particular, total bilateral trade in 2014 was estimated at $35-36 billion; while Vietnam exports to the United States over $28 billion, up 19% compared to the same period in 2013.

The United States ranks 7th among largest foreign investors in Vietnam, with 700 projects and a total capital of nearly $10.7 billion, not including the investment of US businesses via third countries. The two sides also achieved substantial progress in negotiations on TPP.

Cooperation in science and technology obtains breakthrough with the Civil Nuclear Agreement 123 that is officially in force since 09/10/2014. US continues to commit and deploy active cooperation with Vietnam to solve the problems after war, such as remediation projects in dioxin contaminated areas with $15 million, or $7.5 million project to support the disable in the aftermath of war.

Exchanges between the two countries also have breakthroughs. Cultural diplomacy has made the value of bilateral cream to be public. This partly can be seen in 17,000 students, ranking 8th in the world, studying in the United States.

In time to come, in bilateral frame, both sides will continue to promote 9 priority areas of comprehensive partnerships: political, economic, defense, security, science, technology, education, culural exchange and other issues.

On multilateral cooperation, the two sides will share a strategic interest in promoting ASEAN community and strengthening the central role of ASEAN in regional structures, and continue to cooperate in regional forums such as the East Asia Summit (EAS), Asia - Pacific Economic Cooperation (APEC), ASEAN Regional Forum (ARF), ASEAN Defence Ministers' Meeting (ADMM +), Lower Mekong Initiative (LMI) and forums of the United Nations. /.