Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII Chính phủ đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và tình hình triển khai kế hoạch 4 tháng đầu năm 2013. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh 6 hạn chế, yếu kém; xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đây cũng là nội dung mở đầu cho chuyên mục Định hướng – Triển vọng của số ra Tạp chí kỳ này. Tiếp đến là bài viết về một cuộc chiến không kém phần khốc liệt đó là cuộc chiến tiền tệ. Bài viết Việt Nam làm gì để chủ động ứng phó với chiến tranh tiền tệ thế giới sẽ gửi đến bạn đọc nội dung này.

Chuyên mục Diễn đàn xây dựng Luật Quy hoạch tiếp tục gửi đến bạn đọc những khái niệm nhận thức và những cách tiếp cận trong quy hoạch tổng thể qua bài viết Nhận thức, tiếp cận, khái niệm, nội dung cơ bản của Quy hoạch tổng thể trong bối cảnh mới của tác giả Hoàng Sỹ Động.

Như thông lệ, chuyên mục Nghiên cứu – Trao đổi sẽ gửi đến bạn đọc những bài viết mang tính nghiên cứu từ nhiều góc cạnh khác nhau của nền kinh tế, từ các vấn đề “nóng hổi” như Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, vấn đề thoái vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước hay sự sôi động của giá vàng,…Đến các vấn đề được xã hội quan tâm như: nguồn nhân lực chất lượng cao, hay những kinh nghiệm trong phong trào xây dựng nông thôn mới…Mời quý bạn đọc đón xem.

Sau 15 năm tái lập tỉnh, Phú Thọ đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tỉnh luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân giai đoạn 2005 – 2011 đạt trên 10% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Những kết quả khả quan này có được là do Phú Thọ có cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém. Trong số ra tạp chí kỳ này, tòa soạn gửi đến bạn đọc những nỗ lực trong phát triển kinh tế của Phú Thọ qua hai bài viết Phú Thọ: Tạo sức bật, cải tiến năng lực cạnh tranh của tác giả Lê Vân và bài viết Địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư của tác giả Anh Đức.

Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách hiểu quả? Đây là câu hỏi của rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước đặt ra. Trong chuyên mục Kinh tế Ngành – Địa phương, tạp chí sẽ gửi đến bạn đọc một số giải pháp, kinh nghiệm trong vấn đề này, qua hai bài viết: Thu hút FDI vào Bắc bộ trong tương quan với các vùng KTTĐ khác của tác giả Phạm Đức MinhĐể Hải Dương thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn FDI của tác giả Nguyễn Việt Phương. Tiếp đến là bài viết Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Hà Nam của tác giả Hoàng Cao Liêm và bài viết Phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Đình Hiền.

Quản trị tri thức, một vấn đề không còn quá mới mẻ đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên muốn thực hiện tốt công việc này thì còn là một vấn đề. Vậy làm thế nào để làm tốt công việc này? Đây là nội dung của vài viết Quản trị tri thức, một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Phan Ngọc Phương Linh được phản ánh trong chuyên mục Phổ biến kiến thức. Tiếp đến là những kiến thức về chứng khoán sẽ gửi đến bạn đọc qua bài viết Lựa chọn CAPM hay TFM trong phân tích danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán của tác giả Lương Hoàng.

Thế giới đang có sự chuyển mình dữ dội với sự ra đời của nhiều tổ chức xuyên quốc gia hướng đến mục đích phát triển cộng đồng, phi lợi nhuận. Điều này khiến cho “miếng bánh” nguồn vốn viện trợ không hoàn lại nhỏ dần đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trước những thách thức đó, đòi hỏi các NGO cũng phải có sự chuyển đổi để trở thành những doanh nghiệp xã hội (DNXH). Tuy nhiên xu hướng này lại đang diễn ra khá chậm chạp tại Việt Nam. Nội dung này sẽ được phản ánh trong chuyên mục Nhìn ra thế giới qua bài viết Xu hướng chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp xã hội của tác giả Nguyễn Thị Như Ái.