Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10 (837)

Năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới diễn biến bất thường, tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trong điều kiện đó, điều hành chính sách tiền tệ đã được thực hiện chặt chẽ và linh hoạt, hoạt động ngân hàng chủ động ứng phó với các tình huống, đã góp phần quan trọng đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và các tháng đầu năm 2023, nhưng cũng đang đặt ra một số vấn đề hạn chế cần giải quyết. Bài viết Điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, của nhóm tác giả Dương Văn Bôn, Lê Minh Hoàng Long đánh giá công tác điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 và những tháng đầu năm 2013, từ đó khuyến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.

Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là một trong những trụ cột của nền kinh tế, giúp tập trung các nguồn lực, tạo ra tài sản cố định cho quốc gia. Sự phát triển của thị trường BĐS tạo ra động lực tăng trưởng cho các ngành nghề liên quan (thị trường tài chính, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động...), đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và phát triển đô thị, du lịch. Bài viết "Vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế và giải pháp ổn định thị trường tại Việt Nam”, của tác giả Phạm Quốc Duẩn đánh giá vai trò của thị trường BĐS trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, chỉ rõ những bất ổn đang tồn tại hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp ổn định thị trường thời gian tới.

Là một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội mới cho toàn bộ hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số, bao gồm các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính để phát triển hạ tầng thanh toán điện tử rộng khắp tại thị trường Việt Nam. Qua bài viết “Phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam: Dự báo các xu hướng và một số giải pháp phát triển”, tác giả Trần Thanh Đạm phân tích thực trạng và các xu hướng phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chuyển đổi số làm xuất hiện nhiều mô hình và công nghệ sản xuất mới. Do đó, đòi hỏi lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi số để thích nghi với yêu cầu mới của sự phát triển. Bài viết Thúc đẩy chuyển đổi số đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam”, của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thanh Tùng phân tích thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để làm rõ những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý quản trị để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Những năm qua, chuyển đổi số trong giáo dục đã có một bước tiến dài, hướng đến mục tiêu “Việt Nam tiên phong và trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục và đào tạo”. Tuy nhiên, để chuyển đổi số trong giáo dục là một hành trình, trong đó ngành giáo dục hướng tới người học là trung tâm, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo, hỗ trợ đào tạo một cách thuận tiện nhất cho người học thông qua nền tảng số, thì rất cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và sự thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục đến từng thầy giáo, cô giáo, giảng viên và học sinh, sinh viên. Thông qua bài viết Chuyển đổi số trong ngành giáo dục: Thực trạng và một số đề xuất trong thời gian tới”, tác giả Nguyễn Văn Thủy đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và ứng dụng có hiệu quả chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đang đòi hỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Công tác quản trị chất lượng dịch vụ tại các NHTM cần được thiết lập và triển khai một cách hệ thống, chủ động theo hướng toàn diện. Bài viết Đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, từ đó đề xuất hoàn thiện theo định hướng quản lý chất lượng toàn diện (TQM).

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Dương Văn Bôn, Lê Minh Hoàng Long: Điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phan Anh: Tác động của giới hạn lãi suất lên hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Phạm Quốc Duẩn: Vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế và giải pháp ổn định thị trường tại Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Thanh Đạm: Phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam: Dự báo các xu hướng và một số giải pháp phát triển

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thanh Tùng: Thúc đẩy chuyển đổi số đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam

Nguyễn Văn Thủy: Chuyển đổi số trong ngành giáo dục: Thực trạng và một số đề xuất trong thời gian tới

Nguyễn Thị Việt Hà: Đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Ngọc Sơn: Giải pháp sử dụng tín dụng vi mô nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

Phạm Hương Giang, Nguyễn Thị Thu Hà: Giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam

Trần Đình Nam: Ảnh hưởng của các xu hướng công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Phạm Hữu Hùng, Đào Khánh Hùng: Nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch về kinh tế thị trường định hướng xã hội nghĩa ở Việt Nam

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hồ Long Giang: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cảng hàng không Phù Cát trong xu thế hội nhập quốc tế

Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy, Đỗ Thị Phương Anh: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Điện lực Gia Lâm

Đỗ Thị Thu Hiền: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế hộ gia đình nhóm đối tượng dễ tổn thương tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Trần Thị Hằng, Lê Thị Huyền, Ngô Thị Luyện, Nguyễn Thị Ngọc Mai: Định hướng mô hình quản trị đại học thông minh Trường Đại học Sao Đỏ

Lê Sỹ Tùng, Vũ Hải Sơn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Lữ đoàn Thông tin 23, Quân khu 7

Trịnh Đức Duy, Trần Thị Hoàng Hà: Một số giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động tại các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lại Trần Tùng, Phùng Văn Như: Phát triển công nghiệp công nghệ cao: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Văn Tiến, Nguyễn Văn Giang: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Hồ Đức: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Võ Thị Thu Ngọc: Kinh nghiệm về thực hiện chính sách đầu tư công tại các địa phương và gợi ý cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Đăng Toàn: Tổ chức không gian kinh tế tỉnh Lâm Đồng

Lê Thị Thanh Huyền: Phát triển du lịch nông thôn ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum - Tiềm năng và thách thức

Nguyễn Thị Thu Hằng: Giải pháp phát triển du lịch cho huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Phùng Thị Phương Anh, Hà Đức Trụ: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Duong Van Bon, Le Minh Hoang Long: Contribution of governance of monetary policy to macroeconomic stability

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Phan Anh: Impact of interest rate restriction on the operation of microfinance institutions and some recommendations for Vietnam

Pham Quoc Duan: The role of real estate market in the economy and solutions to stabilize this market in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Thanh Dam: Development of e-payments in Vietnam: Development trends and solutions

Nguyen Thi Thanh Tam, Tran Thanh Tung: Promoting digital transformation in industrial production sector in Vietnam

Nguyen Van Thuy: Digital transformation in education: Reality and some suggestions in the coming time

Nguyen Thi Viet Ha: Assessing service quality management at Vietnamese commercial banks

Nguyen Ngoc Son: Solutions for using microcredit to improve the effectiveness of poverty alleviation in Vietnam

Pham Huong Giang, Nguyen Thi Thu Ha: Solutions to transport infrastructure investment in Vietnam

Tran Dinh Nam: Impact of new technology trends of the Fourth Industrial Revolution on human resources in information technology

Pham Huu Hung, Dao Khanh Hung: Identification of some wrong and hostile views on the socialist-oriented market economy in Vietnam

Nguyen Thi Bich Ngoc, Ho Long Giang: Improving the quality of human resources at Phu Cat Airport in the context of international integration

Do Van Vien, Vu Thi Phuong Thuy, Do Thi Phuong Anh: Building business strategies for Gia Lam Power Company

Do Thi Thu Hien: Impact of climate change on household livelihoods of vulnerable groups in the Northwest sub-region of Vietnam

Tran Thi Hang, Le Thi Huyen, Ngo Thi Luyen, Nguyen Thi Ngoc Mai: Propose a smart university governance model for Sao Do University

Le Sy Tung, Vu Hai Son: Improving financial management at the 23rd Information Brigade, Military Region 7

Trinh Duc Duy, Tran Thi Hoang Ha: Some schemes to improve employee engagement to tourism companies in Ninh Binh province

WORLD OUTLOOK

Lai Tran Tung, Phung Van Nhu: Development of hi-tech industry: Experience of the US and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Van Tien, Nguyen Van Giang: Sustainable tourism development in Vinh Phuc province: Reality and solutions

Nguyen Thi Hanh, Nguyen Ho Duc: Schemes to improve the quality of commune-level cadres and civil servants in Con Cuong district, Nghe An province

Vo Thi Thu Ngoc: Implementation of public investment policies in some localities and suggestions for Thua Thien Hue province

Nguyen Dang Toan: Organization of economic space in Lam Dong province

Le Thi Thanh Huyen: Development of rural tourism in Tu Mo Rong district, Kon Tum province - Potentials and challenges

Nguyen Thi Thu Hang: Solutions to tourism development at Binh Lieu district, Quang Ninh

Phung Thi Phuong Anh, Ha Duc Tru: Schemes to improve the competitiveness of Tien Giang province