Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13 (840)

Tín dụng là hoạt động chủ lực của ngân hàng thương mại, gắn với quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn khả năng phát sinh rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhập và nguồn vốn của ngân hàng thương mại, vì vậy, vấn đề về rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng luôn được nhà nước đặc biệt chú trọng... Bài viết “Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, của tác giả Lê Thị Như Hằng, Nguyễn Đức Dương đánh giá thực trạng chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, thích ứng với tình hình mới để hoạt động tín dụng được an toàn, bền vững.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu sẽ chững lại trong năm 2023, do đó, sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thị trường xuất - nhập khẩu. Những lợi thế về thị trường trong quý IV/2022 và quý I/2023 sẽ không còn vì lạm phát đã “ngấm sâu” vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường thế giới. Đồng thời, khi Trung Quốc mở cửa lại sau đại dịch Covid-19, hàng hóa của quốc gia này cũng là thách thức đối với các nhà sản xuất Việt Nam. Bài viết Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, của tác giả Phan Anh đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những thách thức trong năm 2023; trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và quan trọng nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), vì thế rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức này có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng, gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng, mà còn cả đối với nền kinh tế. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD) thực sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Bài viết Xuất khẩu của Việt Nam: Thách thức và những giải pháp trong thời gian tới”, nhóm tác giả Lê Mai Trang, Trần Kim Anh đề cập một số nghiên cứu bước đầu về giải pháp nâng cao chất lượng QLRRTD tại các NHTM, giúp nhà quản trị có sự lựa chọn tốt hơn trong quản trị hoạt động tín dụng tại các ngân hàng.

Việc thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vào ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò rất quan trọng của hệ thống tài chính. Bởi vì tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là nguồn vốn chủ lực để các NHTM thực hiện cho vay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Qua bài viết Thu hút tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Phạm Thị Phượng tập trung vào phân tích thực trạng thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tạo lợi thế cạnh tranh bền vững để tồn tại và phát triển lâu dài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khi ĐMST là một yêu cầu tất yếu, thì mỗi DNNVV cần hiểu rõ về khái niệm này và biết cách sử dụng hiệu quả nguồn lực hạn chế của mình để phát triển bền vững và thích ứng với yêu cầu của bối cảnh mới. Bài viết Một số khuyến nghị khi thực hiện đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, của tác giả Lê Trang Nhung làm rõ khái niệm, các nhân tố tác động đến ĐMST trong DNNVV, đồn thời đề xuất một số giải pháp giúp DNNVV đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.

Cụ thể hóa các quan điểm của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở khai thác các thế mạnh về văn hóa, di sản, ẩm thực..., những năm qua, ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, trong hơn 2 năm qua, du lịch Việt Nam là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Bài viết Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới”, của nhóm giả Cao Hồng Loan, Đỗ Thu Hà đánh giá những kết quả đạt được cùng những hạn chế trong thời gian gần đây, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của "ngành công nghiệp không khói" trong bối cảnh mới.

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Lê Thị Như Hằng, Nguyễn Đức Dương: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phan Anh: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Mai Trang, Trần Kim Anh: Xuất khẩu của Việt Nam: Thách thức và những giải pháp trong thời gian tới

Lê Đức Minh: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm Thị Phượng: Thu hút tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Thanh Trúc: Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thu Quỳnh: Marketing xanh tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Lê Trang Nhung: Một số khuyến nghị khi thực hiện đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Phùng Mạnh Trung, Trần Thị Mơ, Mai Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thu Nga: Hiệu quả hoạt động công bố thông tin báo cáo phát triển bền vững - Nghiên cứu điển hình một số công ty niêm yết trong rổ VNSI

Cao Hồng Loan, Đỗ Thu Hà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới

Đào Minh Mẫn, Nguyễn Bảo Thành: Thực trạng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam và một số khuyến nghị

Lê Thị Liễu, Phạm Quang Hạnh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Nguyễn Thị Vạn Hạnh: Một số phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu và đề xuất phương pháp áp dụng cho cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trần Kiều Trang: Tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp bưu chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Trường hợp nghiên cứu tại Viettel Post

Hoàng Thị Minh Hạnh, Tạ Hồng Ngọc, Lê Thị Cẩm Chi, Trần Thiên Hương, Phạm Thị Trúc Quỳnh, Lê Minh Trâm: Nghiên cứu sự thay đổi nhà cung cấp dịch vụ logistics của các DNNVV Việt Nam kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ

Nguyễn Văn Thanh: Phát triển cơ sở hạ tầng logistics khu vực miền Trung: Thực trạng và giải pháp

Đồng Thị Phương Nga: Tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính hoạt động khoa học và công nghệ trong quân đội

Dương Thị Hồng Nhung: Ứng dụng công nghệ số tại điểm đến du lịch Hà Nội giai đoạn hậu dịch Covid-19

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hạ Thị Hải Ly: Phát triển tín dụng xanh: Kinh nghiệm của Trung Quốc và một số kiến nghị cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Vũ Xuân Thuỷ: Ứng dụng của Fintech trong việc phát triển tài chính xanh ở một số quốc gia trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoàng Thị Xuân: Kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Lê Văn Hải: Phát triển khu công nghiệp bền vững: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho tỉnh Bình Dương

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Phương Thảo, Lê Phương Huyền, Đặng Trang Nhung, Trần Tuấn Linh, Nguyễn Thị Khánh Linh: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn TP. Hà Nội

Đàm Thanh Thủy: Giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thị Ái Liên, Lê Phương Huyền: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Kim Thành, Hải Dương

Dương Thu Phương, Trần Lê Duy: Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thị Loan, Vũ Văn Hưng: Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Thị Kiều Loan: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện An Phú, tỉnh An Giang

 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Le Thi Nhu Hang, Nguyen Duc Duong: Policies on credit risk at Vietnamese commercial banks

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Phan Anh: Impact of income diversification on the performance of commercial banks in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Le Mai Trang, Tran Kim Anh: Vietnam’s exports: Challenges and solutions in the coming time

Le Duc Minh: Schemes to improve the quality of credit risk management at Vietnamese commercial banks

Pham Thi Phuong: Current attraction of savings deposits to Vietnamese commercial banks

Nguyen Thi Thanh Truc: SMEs’ access to bank credit - Current situation and solutions.

Nguyen Thu Quynh: Green marketing at Vietnamese textile enterprises

Le Trang Nhung: Some recommendations on implementing innovation in Vietnamese SMEs

Phung Manh Trung, Tran Thi Mo, Mai Thi Huyen Trang, Nguyen Thi Thu Nga: Effectiveness of information disclosure on sustainability reports - Case study of some companies listed on VNSI basket

Cao Hong Loan, Do Thu Ha: Improving the competitiveness of Vietnam’s tourism industry in the new context

Dao Minh Man, Nguyen Bao Thanh: Reality of resort real estate market in Vietnam and some recommendations

Le Thi Lieu, Pham Quang Hanh: Application of information technology to international payments in Vietnam

Nguyen Thi Van Hanh: Some methods to measure stock liquidity and propose a method for stocks listed on Vietnamese stock market

Tran Kieu Trang: Restructuring of postal enterprises in the context of the Fourth Industrial Revolution: Case study of Viettel Post

Hoang Thi Minh Hanh, Ta Hong Ngoc, Le Thi Cam Chi, Tran Thien Huong, Pham Thi Truc Quynh, Le Minh Tram: Research on the change of logistics service providers of Vietnamese SMEs since the outbreak of the Covid-19 pandemic

Nguyen Van Thanh: Development of logistics infrastructure in the Central region: Current situation and solutions

Dong Thi Phuong Nga: Strengthening financial inspection and supervision of science and technology activities in the military

Duong Thi Hong Nhung: Applying digital technology to Hanoi tourist destination in the post- Covid-19 period

WORLD OUTLOOK

Ha Thi Hai Ly: Development of green credit: China’s experience and some recommendations for Vietnamese commercial banks

Vu Xuan Thuy: Application of Fintech to boost green finance in some countries around the world and policy implications for Vietnam

Hoang Thi Xuan: Policies on renewable energy development of China, Korea, Japan and lessons for Vietnam

Le Van Hai: Sustainable industrial park development: Global experience and lessons for Binh Duong province

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Thu Ha, Le Thi Phuong Thao, Le Phuong Huyen, Dang Trang Nhung, Tran Tuan Linh, Nguyen Thi Khanh Linh: Solutions to increase investment in low-income housing in Hanoi city

Dam Thanh Thuy: Poverty reduction for farmers in Vo Nhai district, Thai Nguyen province

Nguyen Thi Ai Lien, Le Phuong Huyen: Investment in road transport infrastructure by the state budget in Kim Thanh district, Hai Duong

Duong Thu Phuong, Tran Le Duy: Improving the quality of postal and delivery services at Thai Nguyen Provincial Post Office

Nguyen Thi Loan, Vu Van Hung: Promoting digital transformation in agricultural SMEs in Thanh Hoa province

Nguyen Thi Kieu Loan: Improving the quality of cadres and civil servants at commune level in An Phu district, An Giang province

 Improve the quality and efficiency of investment activities in industrial parks in Vinh Phuc province.