Ở Việt Nam, doanh nghiệp FDI đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, qua đó góp phần giảm nghèo cho người dân. Báo cáo của Minh (2011) đã nhấn mạnh rằng, với mức tăng trưởng trung bình của ngành là 19,2%, doanh nghiệp FDI đã giúp tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm xuống 1,6% trong giai đoạn 2000-2010. Bởi vậy, dường như có một mối liên quan giữa dòng vốn FDI và cải thiện phúc lợi tại nước chủ nhà.

Qua bài viết “Vai trò của FDI đến nâng cao phúc lợi xã hội tại Việt Nam”, các tác giả Đỗ Trọng Hưng và Trần Văn Nguyện đã phân tích vai trò của dòng vốn FDI đối với cải thiện phúc lợi xã hội ở Việt Nam. Vai trò này được nhìn nhận ở hai góc độ: kinh tế và phát triển con người. Phương pháp định lượng time series và panel data được sử dụng để kiểm chứng và đo lường các mối tương quan trên. Nhìn chung, kết quả cho thấy, dòng vốn FDI có mối quan hệ tích cực về mặt thống kê với cải thiện phúc lợi xã hội ở Việt Nam và độ lớn của tác động khác nhau theo các kênh tác động khác nhau (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).

VN30 là chỉ số đo lường sự thay đổi vốn hóa của 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, còn có 10 mã cổ phiếu dự phòng trong trường hợp cần thay thế các mã trong rổ VN30 vào các đợt xem xét định kỳ mỗi 6 tháng. Các nhà đầu tư thường cho rằng, VN30+10 là những mã cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, các yếu tố định tính và định lượng khác như kết quả hoạt động kinh doanh, hay chất lượng quản trị đều cần được đưa ra xem xét nhằm đánh giá chính xác chất lượng của cổ phiếu. Chính vì vậy, thông qua bài viết “Phân tích xác suất vỡ nợ của các cổ phiếu thành phần trong VN30 Index”, tác giả Đào Thị Thanh Bình sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư hiểu biết thêm về chất lượng của các cổ phiếu thành phần trong chỉ số VN30, vì xác suất vỡ nợ càng cao thì khả năng phá sản càng lớn. Sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng Z-score, bài viết phân tích và tính toán xác suất vỡ nợ của các cổ phiếu thành phần trong VN30 Index. Ngoài ra, sử dụng thang xếp hạng của Công ty chấm điểm tín dụng Standard and Poor’s (S&P), bài viết lần đầu tiên đưa ra phương pháp xếp hạng cho phần lớn các cổ phiếu thành phần ngay sau khi ra đời chỉ số VN30.

Phần lớn các trường THPT trong tỉnh Thái Bình là trường THPT công lập phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước, vì nguồn thu ngoài rất nhỏ, nhiều trường không có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi, trong khi nguồn ngân sách nhà nước của Tỉnh còn hạn hẹp, vì thế mức thù lao cho giáo viên, cán bộ còn khó khăn, chất lượng đào tạo chưa đạt kỳ vọng. Vì vậy, tự chủ tài chính đối với các trường THPT công lập là vấn đề cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tốt nhất để đáp ứng nhu cầu cao của người học và xã hội khi được giao quyền tự chủ tài chính. Tác giả Hà Thị Xuyền thông qua bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính tại các trường THPT công lập tại tỉnh Thái Bình” đã làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính tại các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình dựa vào phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy. Số liệu sơ cấp sử dụng từ kết quả điều tra 203 cán bộ quản lý tài chính và các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT công lập tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ chế chính sách và năng lực quản lý là hai nhân tố tác động mạnh nhất đến mức độ tự chủ tài chính của các trường THPT công lập tỉnh Thái Bình, tiếp đó là các nhân tố: trình độ giáo viên, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy đều có tác động cùng chiều dương với mức độ tự chủ tài chính của các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Biến đổi khí hậu toàn cầu là thuật ngữ khá quen thuộc trong thời gian gần đây. Nó được hiểu là những biến đổi của thời tiết không tuân theo quy luật ổn định của thời kỳ trước. Các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và người dân lo lắng về hiện tượng này, vì nó gây ra rủi ro thiên tai cho cuộc sống của con người.

Những hậu quả của biến đổi khí hậu thường thể hiện thông qua rủi ro thiên tai, như: hạn hán hay lũ lụt gây thiệt hại trực tiếp về người và tài sản, mất mùa, chết vật nuôi do thay đổi khí hậu, giảm diện tích canh tác, nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Chính vì vậy, tác giả Cao Việt Hiếu thông qua bài viết “Cấu trúc thu nhập của các hộ gia đình gặp rủi ro thiên tai ở Việt Nam và những hàm ý cho chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu” để khám phá cấu trúc thu nhập của các hộ gia đình bị rủi ro thiên tai theo số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2011 của Việt Nam. Kết quả cho thấy, cấu trúc thu nhập của các hộ gia đình bị rủi ro do thiên tai đang thiếu ổn định, khiến họ khắc phục được những thiệt hại, cũng như cải thiện cuộc sống. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thay đổi cấu trúc thu nhập giúp họ sớm khắc phục được những tác động do biến đổi khí hậu gây ra.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở của hội nhập về kinh tế và sự bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi và khó kiểm soát. Hiện nay, hàng giả có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Thái Nguyên là tỉnh không nằm ngoài ảnh hưởng này. Vì thế, tăng cường công tác chống hàng giả là vấn đề thực sự cần thiết. Tác giả Đỗ Hữu Tùng với bài viết “Chống hàng giả tại thị trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016” đã đánh giá thực trạng chống hàng giả trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2012-2016, từ đó, đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, nguồn nhân lực... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

Đỗ Trọng Hưng, Trần Văn Nguyện: Vai trò của FDI đến nâng cao phúc lợi xã hội tại Việt Nam

Đào Thị Thanh Bình: Phân tích xác suất vỡ nợ của các cổ phiếu thành phần trong VN30 Index

Nguyễn Thế Bính: Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Nguyễn Thị Hằng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm tài chính vi mô tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ba Vì

Lê Văn Cương, Dương Thị Dung, Nguyễn Ngọc Quế: Chất lượng dịch vụ tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương, Phú Thọ

Trương Quí, Bùi Văn Trịnh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại Vietinbank - chi nhánh Vĩnh Long

Trần Thị Lệ Hiền: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Sacombank, Chi nhánh Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thu Thủy, Đỗ Huyền Hương: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Anh Hiền: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Kim Anh, Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Thị Nhâm: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Triệu Thị Thu Hằng: Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán

Nguyễn Nam Anh: Phân tích nhân tố cản trở doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguyễn Hồng Hà, Tô Ngọc Bình: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh

Đỗ Văn Tính: Năng suất hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực bán lẻ trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Đỗ Thị Diễm Chi: Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho lao động nữ huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

Hoàng Vũ Quang, Tạ Văn Tưởng: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ tại vùng Đồng bằng sông Hồng

Phạm Thị Trúc Ly: Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua bánh kẹo nhập khẩu tại siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Hồ Trần Quốc Hải, Lương Quang Long, Hồ Anh Thư: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hà Bảo Ngọc: Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La

Ngô Nguyễn Hiệp Phước: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn TP. Cần Thơ

Lê Thị Giang, Lê Nguyễn Thành Đồng: Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của chủ tịch UBND phường trên địa bàn TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Đồng Trung Chính, Hà Xuân Quang, Đồng Thị Kiều Oanh: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công tại tỉnh Cao Bằng

Nguyễn Văn Trãi: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân tại tỉnh Cà Mau

Lê Thị Bình, Nguyễn Minh Ngọc: Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức

Hà Thị Xuyền: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính tại các trường THPT công lập tỉnh Thái Bình

Phạm Thị Thanh Nhàn, Phạm Hương Quỳnh, Bùi Thị Vân: Hành vi sinh viên trong việc mở rộng mạng lưới xã hội nhằm gia tăng cơ hội việc làm

Vũ Trí Tuấn: Sự hài lòng với công việc và cách tiếp cận trong quản trị nguồn nhân lực: Khảo sát tại CTCP kinh doanh Thiết bị Công nghiệp

Nguyễn Thị Dung, Phùng Trần Mỹ Hạnh, Võ Thị Khánh Linh, Phạm Thị Phượng: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Nguyễn Thị Như Ái: Vận dụng mô hình chuyển đổi tổ chức vào việc chuyển đổi TCPCP thành DNXH và gợi ý cho Việt Nam

Nguyễn Thị Vân Anh: Nhận diện rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết ở Việt Nam

Ngô Thị Thuận: Áp dụng rộng rãi công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam Nguyễn Phú Hưng, Đoàn Anh Tuấn: Đổi mới chính sách ngành điện trong bối cảnh nâng cao hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư tư nhân

Cao Việt Hiếu: Cấu trúc thu nhập của các hộ gia đình gặp rủi ro thiên tai ở Việt Nam và những hàm ý cho chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu

Đỗ Hữu Tùng: Chống hàng giả tại thị trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016

Nguyễn Thị Liên: Điều kiện để phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trong điều kiện kinh tế thị trường

...................................................

IN THIS ISSUE

Do Trong Hung, Tran Van Nguyen: The role of FDI in welfare improvement in Viet Nam

Dao Thi Thanh Binh: Analyzing default probability of component stocks in VN30 Index

Nguyen The Binh: Market concentration in the banking sector: An empirical study in Vietnam

Nguyen Thi Hang: Determinants of customer satisfaction with microfinance products at Vietnam Bank for Social Policy in Ba Vi district

Le Van Cuong, Duong Thi Dung, Nguyen Ngoc Que: Quality of credit services at Vietinbank Hung Vuong Branch, Phu Tho

Truong Qui, Bui Van Trinh: Factors impacting inpidual customer’s satisfaction with service quality at Vietinbank - Vinh Long branch

Tran Thi Le Hien: Customer satisfaction with service quality at Sacombank, Tan Phu Branch, Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Thu Thuy, Do Huyen Huong: Influence of factors on the development of non-life insurance market in Vinh Phuc province

Nguyen Anh Hien: Factors affecting the quality of business income tax declatation of SMEs Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Kim Anh, Do Huy Thiep, Nguyen Thi Nham: Determinants of decision to join the pilot agriculture insurance program in Thanh Chuong district, Nghe An province

Trieu Thi Thu Hang: Liquidity of food producers and processors listed on the stock market

Nguyen Nam Anh: Hindering factors of Vietnamese manufacturing and processing enterprises to join global supply chain

Nguyen Hong Ha, To Ngoc Binh: Schemes to enhance the quality of public administrative services for Tra Vinh province-based SMEs

Do Van Tinh: Productivity of Da Nang city-based SMEs in retail sector

Do Thi Diem Chi: To ensure social security for female workers in Binh Chanh district, Ho Chi Minh City

Hoang Vu Quang, Ta Van Tuong: Economic performance of dairy farming at household scale in the Red River Delta

Pham Thi Truc Ly: Factors affecting the tendency to buy imported candy in Ho Chi Minh City-based supermarkets

Tran Quoc Hai, Luong Quang Long, Ho Anh Thu: Influential factors of students’ perceived value towards education quality at University of Labor and Social Affairs

Nguyen Ha Bao Ngoc: Capital efficiency of trading companies after equitization in Son La province

Ngo Nguyen Hiep Phuoc: Solutions to improve the state management of tourism in Can Tho city

Le Thi Giang, Le Nguyen Thanh Dong: Constitutive factors of leadership capacity of the People’s Committee Chairmen at ward level in Dong Xoai town, Binh Phuoc province

Dong Trung Chinh, Ha Xuan Quang, Dong Thi Kieu Oanh: Determinants of citizen satisfaction with quality of public administrative services in Cao Bang province

Nguyen Van Trai: Factors impacting the quality of life of citizens in Ca Mau province

Le Thi Binh, Nguyen Minh Ngoc: Determinants of students’ learning motivation at Faculty of Economics and Business Administration, Hong Duc University

Ha Thi Xuyen: Factors affecting level of financial autonomy at public high schools in Thai Binh province

Pham Thi Thanh Nhan, Pham Huong Quynh, Bui Thi Van: Student’s behavior in expanding social network to increase job opportunities

Vu Tri Tuan: Job satisfaction and an approach in human resource management: A case study of Industrial Equipment JSC

Nguyen Thi Dung, Phung Tran My Hanh, Vo Thi Khanh Linh, Pham Thi Phuong: Assessing the competitiveness of Vietnamese agro-enterprises

Nguyen Thi Nhu Ai: Application of organizational transformation models to the conversion of NGOs into social enterprises and suggestions for Vietnam

Nguyen Thi Van Anh: Identification of financial risks in listed textile and garment enterprises in Vietnam

Ngo Thi Thuan: For a wide application of internal audit to Vietnamese enterprises

Nguyen Phu Hung, Doan Anh Tuan: Innovation of electricity policy in the context of improving market efficiency and encouraging private investment

Cao Viet Hieu: Income structure of households suffering from calamity in Viet Nam and implications for climate change adaptation strategies

Do Huu Tung: Anti-counterfeiting in Thai Nguyen province in the period 2012-2016

Nguyen Thi Lien: Conditions for the development of specialized production areas in market economy status