Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 (842)
|
Hiện nay, nhiều nước thu thuế liên quan đến mục đích bảo vệ môi trường (BVMT) đối với sản phẩm, hàng hóa khi được sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Việt Nam cũng đã và đang áp dụng những chính sách thuế môi trường, đặc biệt là những chính sách, quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12, ngày 15/10/2010. Bên cạnh những tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, các chính sách thuế môi trường của Việt Nam vẫn còn những bất cập, nhất là sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn... Bài viết “Những bất cập từ chính sách thuế môi trường của Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ ra những bất cập trong chính sách thuế môi trường của Việt Nam từ thực tiễn nhằm đề xuất những giải pháp điều chỉnh, sửa đổi trong thời gian tới.
Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã và đang đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ nhiều nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Tuy nhiên, trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày càng cao của thực tiễn quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng nước phục vụ phát triển bền vững đất nước, việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về tài nguyên nước đang là đòi hỏi cấp bách nhằm bảo đảm an ninh nước quốc gia cho phát triển bền vững. Thông qua bài viết “Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tài nguyên nước ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Lan khuyến nghị một số định hướng nhằm hoàn thiện Luật Tài nguyên nước.
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến áp dụng vào năm 2024 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu thuế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài, khi áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, môi trường kinh doanh sẽ ổn định, khu vực FDI sẽ đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế. Thông qua bài viết “Tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến kinh tế Việt Nam”, tác giả Nguyễn Trần Khánh làm rõ tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, qua đó đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi khi thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi tại Việt Nam.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2000, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh sau khi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ ban hành và có hiệu lực. Đây là kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng đối với nhiều loại hình doanh nghiệp. Bài viết “Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững”, của tác giả Trần Đức Vui phân tích thực trạng huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra một số rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường này trong thời gian tới.
Dịch vụ Mobile Money được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai thí điểm trên phạm vi toàn quốc trong thời gian 2 năm, từ ngày 18/11/2021 đến ngày 18/11/2023. Mobile Money cho phép khách hàng dùng tài khoản viễn thông để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau, mà không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng, không yêu cầu phải sử dụng điện thoại thông minh, không cần kết nối internet. Thông qua bài viết “Một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ Mobile Money ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Thùy Hương phân tích thực trạng Mobile Money ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020 đã mở ra những cơ hội về ưu đãi thuế quan lớn chưa từng có cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó dệt may - một trong những ngành hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường EU được đánh giá là được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi này, dệt may Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ những quy tắc xuất xứ rất nghiêm ngặt của EVFTA. Bài viết “Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA”, của tác giả Trương Thị Huyền Trang khái quát những thách thức của dệt may Việt Nam khi thực hiện quy tắc xuất xứ theo EVFTA, đồng thời đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA.
Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Thị Kim Ngân: Những bất cập từ chính sách thuế môi trường của Việt Nam
Nguyễn Thị Lan: Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tài nguyên nước ở Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Trần Khánh: Tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến kinh tế Việt Nam
Phan Anh: Vốn nhân lực và hiệu quả tài chính của ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trần Đức Vui: Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững
Nguyễn Thị Thùy Hương: Một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ Mobile Money ở Việt Nam
Trương Thị Huyền Trang: Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA
Phạm Quốc Công, Nguyễn Cương, Bùi Duy Linh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh hiện nay
Nguyễn Thị Thanh Tân: Thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Trần Thị Mỹ Linh: Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Nguyễn Thị Thảo Ngân: Phân tích chất lượng cho vay khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thảo Điền
Nguyễn Việt Hà: Ứng phó với nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Nguyễn Phương Thu, Nguyễn Thảo Duyên: Đẩy mạnh việc triển khai marketing trong lĩnh vực ngân hàng
Nguyễn Thu Trâm: Hợp đồng nông nghiệp ở các hợp tác xã: Giải pháp ổn định thị trường nông sản
Nguyễn Văn Minh: Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
Nguyễn Thị Thanh Dần, Phạm Ngọc Thọ, Triệu Mai Nương, Nguyễn Văn Thịnh: Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh tại Việt Nam: Thực trạng và một số hàm ý
Đinh Thị Thanh Long: Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi số
Phạm Thị Hoàn: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam
Trần Lê Phước Duy, Nguyễn Bảo Thành: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch đô thị tại TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Thế Thông: Kinh tế tuần hoàn trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho Tây Nguyên
Lê Thị Kim Tuyết: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may: Kinh nghiệm từ Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và bài học cho các trường
Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Quốc Tuấn: Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp trong giảng dạy khởi nghiệp
Đỗ Thị Hiền, Lê Thị Thùy Trang: Xu hướng tiếp thị đa kênh trong thời đại số
Phạm Văn Hiếu: Người lao động trong nền kinh tế Gig: Cơ hội và thách thức cho thị trường lao động Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Nguyễn Thu Hường: Cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp Tuyên Quang trước yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0
Lê Minh Thống, Lê Thùy Dương: Giải pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đỗ Hải Hoàn, Trường Trung Tuyến: Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai
Nguyễn Huỳnh Duy Châu, Nguyễn Bảo Thành: Giải pháp thúc đẩy thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Đường Ngọc Tiền: Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và giải pháp
Những kết quả nổi bật về công tác quản lý nhà nước trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Thi Kim Ngan: Inadequacies in Vietnam’s environmental tax policy
Nguyen Thi Lan: Completing the legal corridor for water resources in Vietnam
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Tran Khanh: Impact of the global minimum tax policy on Vietnam’s economy
Phan Anh: Human capital and financial performance of banks in the context of the Covid-19 pandemic - An empirical study in Vietnam
RESEARCH - DISCUSSION
Tran Duc Vui: Develop the corporate bond market stably and sustainably
Nguyen Thi Thuy Huong: Some solutions to promote Mobile Money service in Vietnam
Truong Thi Huyen Trang: Vietnamese textiles and apparels industry and the rules of origin in the EVFTA agreement
Pham Quoc Cong, Nguyen Cuong, Bui Duy Linh: Research on factors affecting Vietnam’s promotion of wood pellet exports to the EU market in the current context
Nguyen Thi Thanh Tan: Promoting Vietnamese manufacturing enterprises to join the global value chain
Tran Thi My Linh: Solution to attract international tourists to Vietnam
Nguyen Thi Thao Ngan: Analysis of loan quality for individual customers at Military Commercial Joint Stock Bank - Thao Dien Branch
Nguyen Viet Ha: Dealing with bad debts of corporate customers at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Nguyen Phuong Thu, Nguyen Thao Duyen: Promotion of marketing implementation in the banking sector
Nguyen Thu Tram: Agricultural contracts in cooperatives: Solutions to stabilize the agricultural product market
Nguyen Van Minh: Vietnam’s retail market: Current situation and recommendations
Nguyen Thi Thanh Dan, Pham Ngoc Tho, Trieu Mai Nuong, Nguyen Van Thinh: Promoting green agricultural production in Vietnam: Current situation and some implications
Dinh Thi Thanh Long: Developing human resources in the digital transformation process
Pham Thi Hoan: Some solutions to promote the development investment activities in Vietnam
Tran Le Phuoc Duy, Nguyen Bao Thanh: Solutions to promote GIS application in urban planning in Ho Chi Minh City
Nguyen The Chinh, Nguyen The Thong: Circular economy in the national green strategy growth and sustainable development for the Central Highlands
Le Thi Kim Tuyet: Training high-quality human resources for the textile industry: Experiences from Hanoi University of Textile Industry and lessons for schools
Nguyen Thi Thuy, Nguyen Quoc Tuan: Capacity building for vocational education lecturers in teaching entrepreneurship
Do Thi Hien, Le Thi Thuy Trang: Multi-channel marketing trends in the digital era
Pham Van Hieu: Employees in the Gig economy: Opportunities and challenges for the Vietnamese labor market
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Nguyen Thu Huong: Opportunities and challenges for the agricultural industry in Tuyen Quang province under the requirements of the Industrial Revolution 4.0
Le Minh Thong, Le Thuy Duong: Solutions to reduce damage caused by natural disasters in Thanh Hoa province
Do Hai Hoan, Truong Trung Tuyen: State management of agricultural cooperatives in Gia Lai province
Nguyen Huynh Duy Chau, Nguyen Bao Thanh: Solutions to promote the realization of the national goal of building new-style rural area in Duc Hoa district, Long An province
Duong Ngoc Tien: State management of land in Binh Tan district, Vinh Long province: Current situation and solutions
Outstanding results of state management in industrial zones of Vinh Phuc province
Bình luận