Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái trở thành một biến số kinh tế có ảnh hưởng mạnh đến hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô khác. Những biến động thăng trầm của tỷ giá cùng với cơ chế điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã có những tác động mạnh mẽ lên tỷ lệ xuất - nhập khẩu và dòng vốn chu chuyển, ảnh hưởng sâu sắc đến bức tranh tổng thể của nền kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của các chủ thể kinh tế trên thị trường nói riêng. Trên thực tế, có nhiều mục tiêu được đặt ra cho chính sách tỷ giá, trong khi các công cụ thực thi chính sách và dư địa thực hiện chính sách lại khá hạn hẹp. Việc giảm giá đồng nội tệ có thể thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định và tác động khác nhau đối với từng hàng hóa khác nhau. Bài viết, “Mô hình ước lượng tỷ giá hối đoái cân bằng và ứng dụng tại Việt Nam”, tác giả Trần Thị Thu Hà ước lượng tỷ giá hối đoái cân bằng, mức độ sai lệch về tỷ giá trong giai đoạn 2000-2019, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, cơ cấu đầu tư công tiếp tục được xác định là một trong ba trọng tâm của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 24/2016/QH14, ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 27/ NQ-CP, ngày 21/02/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là về tác động của đầu tư công theo xu hướng như thế nào trong quá trình tăng trưởng kinh tế? Đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi do có nhiều kết quả khác biệt khi xem xét qua các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Thông qua bài viết, “Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình hồi quy OLS”, nhóm tác giả Phan Đình Khôi, Trần Phú Lộc Thành tìm ra xu hướng tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2018.

Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1058/ QĐ-TTg, ngày 21/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu tập trung xử lý nợ xấu của toàn ngành, nhằm bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; phấn đấu năm 2020, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, xử lý nợ xấu về dưới 2% vẫn là mục tiêu có tính thời sự, đòi hỏi bài toán quản trị rủi ro ngành ngân hàng phải chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Có rất nhiều loại rủi ro mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức… Rủi ro đạo đức là những rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể bị suy thoái. Bài viết, “Những nhân tố ảnh hưởng tới việc thiết lập mô hình quản trị rủi ro đạo đức trong ngân hàng”, tác giả Trần Đức Anh đi sâu phân tích những nội dung này.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang trong quá trình đề xuất dự thảo Luật Thuế tài sản. Việc áp dụng Luật Thuế tài sản - bên cạnh một số ưu điểm là tăng nguồn thu cho Chính phủ, phân phối lại, hạn chế đầu cơ (Glaeser, 1996) - sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và chi tiêu của các hộ gia đình. Bài viết, “Dự báo ảnh hưởng của dự thảo Luật Thuế tài sản lên phúc lợi và nghèo đói của hộ gia đình tại Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Việt Cường, Phạm Văn Minh, Phan Đăng Duy Anh nghiên cứu dự báo tác động có thể có của thuế tài sản lên thu nhập, chi tiêu, nghèo đói và phân phối chi tiêu của hộ gia đình.

Thị trường chứng khoán đảm nhận một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đặc biệt nhạy cảm và không ổn định. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu được giao dịch trên thị trường, từ cả nhân tố tác động từ bên trong công ty, như: ban quản trị, các thông tin tài chính và bên ngoài công ty như chính sách kinh tế, điều kiện vĩ mô, cơ cấu nền kinh tế. Hơn nữa, tại Việt Nam, kênh gọi vốn chính lại đến từ các tổ chức tín dụng, chứ không phải thị trường tài chính. Nguyên nhân một phần đến từ việc giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Bài viết, “Những nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các công ty bất động sản niêm yết trên HOSE”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Đào, Hoàng Anh Tuấn dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các công ty bất động sản và các nhà đầu tư liên quan đến thị giá cổ phiếu.

Kiệt quệ tài chính thường xảy ra khi các công ty không có đủ nguồn lực, cũng như không có khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính đối với các nhà cung cấp và chủ nợ. Ở Việt Nam, kiệt quệ tài chính là một vấn đề phổ biến. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài chính là do cấu trúc vốn thiếu đảm bảo, dẫn đến áp lực trả nợ trong giai đoạn khó khăn và đi đến phá sản. Thông qua bài viết, “Đánh giá mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Trần Thị Huyền tập trung đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó, đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp nhằm hạn chế xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Trần Thị Thu Hà: Mô hình ước lượng tỷ giá hối đoái cân bằng và ứng dụng tại Việt Nam

Phan Đình Khôi, Trần Phú Lộc Thành: Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình hồi quy OLS

Trần Đức Anh: Những nhân tố ảnh hưởng tới việc thiết lập mô hình quản trị rủi ro đạo đức trong ngân hàng

Nguyễn Việt Cường, Phạm Văn Minh, Phan Đăng Duy Anh: Dự báo ảnh hưởng của dự thảo Luật Thuế tài sản lên phúc lợi và nghèo đói của hộ gia đình tại Việt Nam

Nguyễn Thị Đào, Hoàng Anh Tuấn: Những nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các công ty bất động sản niêm yết trên HOSE

Nguyễn Ngọc Duy Phương, Dương Hoài Ngọc: Tác động của thực tiễn quản lý nguồn nhân lực đến hiệu suất tổ chức tại các ngân hàng thương mại: Vai trò trung gian của đổi mới tổ chức

Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Trần Thị Huyền: Đánh giá mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Trọng Nguyễn: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Eximbank Chi nhánh Bình Dương

Nguyễn Thị Thu Hà: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức trong các trường đại học công lập Việt Nam

Nguyễn Xuân Huynh, Nguyễn Thị Kim Liên: Đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả thị trường của các công ty dược ở Việt Nam

Lê Thanh Trúc, Lê Thị Thu Diềm, Chung Thị Bé Thơ, Phạm Ngọc Hoàng Uyên: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân qua NHTM tại tỉnh Trà Vinh

Lê Phương Trà: Đánh giá vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hà Kim Hồng, Hà Minh Hiếu: Các yếu tố ảnh hưởng tới thành công trong dịch vụ cảng container tại khu vực phía Nam

Nguyễn Bảo Lâm, Đỗ Duy Trọng: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ dữ liệu 4G của mạng Mobifone tại TP. Hồ Chí Minh

Huỳnh Thị Kim Hương, Phạm Văn Tài: Tác động của các yếu tố quản trị nguồn nhân lực đến mức độ cam kết của nhân viên với tổ chức tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang

Lê Quốc Thành: Xây dựng khung phân tích cơ bản cho các nhân tố tác động đến chi phí dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Nguyễn Hiền Phương: Ảnh hưởng của Niềm tin và Sự công bằng trong tổ chức đối với Chia sẻ tri thức và Đổi mới sáng tạo tại Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội

Nguyễn Thị Quỳnh Hân, Phạm Văn Tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Vietinbank - Chi nhánh Hậu Giang

Nguyễn Xuân Quyết, Bùi Thành Lộc: Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm phần mềm quản lý nhân sự tại Công ty DPS

Bùi Quốc Toàn: Phân tích hiệu quả năng suất của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam Nguyễn Xuân Viễn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ các khu nghỉ dưỡng tại Mũi Né

Tô Quang Long: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn: Nghiên cứu trường hợp các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

Lê Giang Nam: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tích hợp mạng xã hội và kết quả kinh doanh của các DNNVV trong ngành ở du lịch Việt Nam

Nguyễn Thị Quý: Ảnh hưởng của các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đến quyết định đổi mới công nghệ: Trường hợp các DNNVV ở TP. Hồ Chí Minh

Phước Minh Hiệp, Lê Hải Hòa: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Bưu điện TP. Hồ Chí Minh

Phan Văn Phùng, Lê Nguyễn Đoan Khôi: Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch Phú Quốc

Trần Thị Lan Anh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Huỳnh Hồ Thu Thảo, Võ Xuân Hưởng, Cao Thị Mộng Thanh Trinh: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang

Lê Việt Anh, Từ Thị Thanh Hiệp, Hà Thị Kim Duyên: Thương mại điện tử trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và lưu trú tại tỉnh Đắk Lắk

Nguyễn Thị Anh Thư: Các nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Diệp Thanh Tùng, Võ Kim Viên: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tới quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang

Lê Trung Thành, Vũ Thu Trang: Xu hướng sử dụng kính xây dựng của các hộ gia đình: Nghiên cứu tại Hà Nội và các tỉnh lân cận

Lê Ngô Ngọc Thu, Nguyễn Thị Nhu: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Nguyễn Thị Lệ Hằng: Hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp: Góc nhìn từ hỗ trợ kiểm soát nội bộ

IN THIS ISSUE

Tran Thi Thu Ha: Estimated equilibrium exchange rate model and its application in Vietnam

Phan Dinh Khoi, Tran Phu Loc Thanh: Impact of public investment on Vietnam’s economic growth: An empirical perspective from OLS regression

Tran Duc Anh: Factors affecting the establishment of ethical risk management model in banks

Nguyen Viet Cuong, Pham Van Minh, Phan Dang Duy Anh: Forecasting the impact of the draft Law on Property on household welfare and poverty in Vietnam

Nguyen Thi Dao, Hoang Anh Tuan: Factors influencing stock price of real estate companies listed on HOSE

Nguyen Ngoc Duy Phuong, Duong Hoai Ngoc: Effect of human resource management practices on performance of commercial banks: The mediating role of organizational innovation

Nguyen Thi Hong Nham, Tran Thi Huyen: Evaluation of the relationship between financial exhaustion and capital structure of companies listed on Vietnamese stock market

Nguyen Quyet Thang, Nguyen Trong Nguyen: Factors affecting credit extension risk to inpidual customers of Eximbank Binh Duong Branch

Nguyen Thi Thu Ha: Model of factors affecting knowledge management in Vietnamese public universities

Nguyen Xuan Huynh, Nguyen Thi Kim Lien: Assess business performance and market performance of Vietnamese pharmaceutical firms

Le Thanh Truc, Le Thi Thu Diem, Chung Thi Be Tho, Pham Ngoc Hoang Uyen: Factors affecting inpidual customers’ decision to participate in life insurance through Tra Vinh province-based commercial banks

Le Phuong Tra: Evaluate management accounting in small and medium enterprises-based in Hai Duong province

Ha Kim Hong, Ha Minh Hieu: Determinants of the success of container port services in the Southern region

Nguyen Bao Lam, Do Duy Trong: Factors influencing 4G data service quality of Mobifone network in Ho Chi Minh City

Huynh Thi Kim Huong, Pham Van Tai: Impact of components of human resources management on employees’ organizational commitment to Women’s Union in Hau Giang province

Le Quoc Thanh: Building an analytical framework for factors affecting the costs of construction project in Vietnam

Nguyen Hien Phuong: Influence of Trust and Fairness in the organization on Knowledge sharing and Innovation at Hanoi Telecom Joint Stock Company

Nguyen Thi Quynh Han, Pham Van Tai: Perfecting human resource management at Vietinbank - Hau Giang Branch

Nguyen Xuan Quyet, Bui Thanh Loc: Analyze competitiveness of human resource management software at DPS

Bui Quoc Toan: Analyze technical efficiency and total factor productivity of Vietnamese food processing firms

Nguyen Xuan Vien: Determinants of domestic tourists’ satisfaction with service quality of resorts in Mui Ne

To Quang Long: Corporate social responsibility in hotel industry: Case study of four- and five-star hotels in Hanoi, Hai Phong, and Quang Ninh

Le Giang Nam: Customer relationship management system and performance of SMEs in tourism industry in Vietnam

Nguyen Thi Quy: Impact of government’s supporting measures on technology innovation decisions: Case study of SMEs in Ho Chi Minh City

Phuoc Minh Hiep, Le Hai Hoa: Factors affecting work motivation of employees at Ho Chi Minh City Post Office

Phan Van Phung, Le Nguyen Doan Khoi: Determinants of the image of Phu Quoc tourist destination

Tran Thi Lan Anh: Factors impacting training quality of Faculty of Economics - Hung Yen University of Technology and Education

Huynh Ho Thu Thao, Vo Xuan Huong, Cao Thi Mong Thanh Trinh: Factors affecting academic performance of Tien Giang University’s students

Le Viet Anh, Tu Thi Thanh Hiep, Ha Thi Kim Duyen: E-commerce in tourism and accommodation enterprises in Dak Lak province

Nguyen Thi Anh Thu: Determinants of academic performance of accounting students in Ba Ria - Vung Tau University

Diep Thanh Tung, Vo Kim Vien: Analysis of factors affecting tourists’ satisfaction with Hai Tac islands, Kien Giang province

Le Trung Thanh, Vu Thu Trang: Trend of using construction glass of households: Case study in Hanoi and neighboring provinces

Le Ngo Ngoc Thu, Nguyen Thi Nhu: Completing the management of social insurance collection at Chau Thanh district, Tien Giang province

Nguyen Thi Le Hang: Innovation support for enterprises: From the perspective of internal control