Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 30 (784)

Song song với nhiệm vụ thúc đẩy phân cấp tài khóa, nhiệm vụ giảm nghèo đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam trong lộ trình hướng tới việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững. Các chiến lược hiệu quả đúng hướng giúp Việt Nam liên tục gặt hái được những thành tựu về giảm nghèo. Từ năm 2016 đến nay (năm 2021), các chỉ số nghèo được Việt Nam đo lường chính thức bằng nghèo đa chiều với nhiều góc độ tiếp cận, thay vì nghèo thu nhập hoặc chi tiêu theo cách đánh giá trước đây. Bài viết, Tác động của phân cấp tài khóa đến giảm nghèo ở Việt Nam”, nhóm tác giả Phạm Thu Hằng, Ngô Thị Hải An sử dụng phương pháp ước lượng hai bước (2SLS), nhằm phân tích tác động của phân cấp tài khóa đối với giảm nghèo ở Việt Nam thông qua dữ liệu cấp tỉnh trong 2 giai đoạn là 2010-2015 và 2016-2020. Từ đó, đưa ra những minh chứng thực nghiệm đáng tin cậy góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 về giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới.

Việc chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, cách tính nghèo đa chiều ở Việt Nam được đánh giá là có tính chất toàn diện, tiếp cận đa chiều và đã bao phủ hầu hết các nhu cầu, thiếu hụt của người nghèo. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Hơn thế nữa, việc tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều không những là cần thiết cho việc xây dựng các chính sách và chương trình giảm nghèo và cho công tác giám sát nghèo, mà còn giúp Việt Nam theo dõi tiến độ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Bài viết “Một vài đánh giá về nghèo đa chiều ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020”, nhóm tác giả Bùi Xuân Nam, Nguyễn Văn Điệp, Võ Tuấn Thành phân tích những nét chính về nghèo đa chiều ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 dựa trên số liệu Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) của Tổng cục Thống kê. Những phân tích này nhằm giúp người đọc thấy được khái quát bức tranh xóa đói giảm nghèo ở nước ta, cũng như hoàn thiện phương pháp tính toán chỉ số nghèo đa chiều ở Việt Nam trong thời gian tới.

Giai đoạn 2002-2017, quy mô nền kinh tế ngầm trung bình ở các quốc gia ASEAN là 31,22%, cao hơn mức trung bình thế giới. Đồng thời, có sự khác biệt rất lớn về quy mô kinh tế ngầm giữa các quốc gia này. Chẳng hạn, các hoạt động kinh tế ngầm ở Singapore chỉ chiếm khoảng 11% GDP, nhưng tỷ lệ này ở Campuchia và Thái Lan là trên 47% GDP. Sự khác biệt này cho thấy, mỗi quốc gia có cách quản lý riêng đối với các hoạt động kinh tế ngầm. Một câu hỏi đặt ra là liệu vốn con người, được đặc trưng bởi trí tuệ thông minh, có giúp làm giảm các hoạt động kinh tế ngầm của các quốc gia ASEAN hay không? Thông qua bài viết Trí tuệ thông minh của con người và quy mô nền kinh tế ngầm ở các nước ASEAN”, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Văn Điệp, Võ Tuấn Thành thực hiện hồi quy tuyến tính theo trường phái Bayes cho 10 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2002-2017, nhằm đánh giá tác động của trí tuệ thông minh con người đến quy mô của nền kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng kiểm tra tác động của các biến kiểm soát, như: tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, gánh nặng thuế, khu vực nông nghiệp, quy mô chính phủ và đô thị hóa đến quy mô nền kinh tế ngầm.

Kỹ thuật số là một thành tựu khoa học đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và các lĩnh vực kinh doanh. Trên nền tảng này, Digital marketing là một bước tiến của hoạt động marketing tại các doanh nghiệp nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng. Tại Việt Nam, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất hiện kể từ đầu năm 2020 đến nay, ngành ngân hàng đã có bước tiến rất lớn khi chuyển hầu hết các hoạt động giao dịch sang nền tảng số, đặt ra yêu cầu phải tổ chức hoạt động Digital marketing phù hợp với bối cảnh mới. Dù hoạt động marketing ngành ngân hàng đã có sự chuyển đổi, nhưng vẫn thiếu vắng các nghiên cứu khảo sát khách hàng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến Digital marketing. Thông qua bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến Digital marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, tác giả Nguyễn Phương Thảo đề xuất một số hàm ý quản trị để tăng tính hiệu quả của hoạt động Digital marketing.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2015, Việt Nam có chỉ số công bố thông tin thấp nhất so với các nước ASEAN. Đồng thời, đánh giá và kết quả của Cuộc bình chọn báo cáo thường niên do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư Chứng khoán phối hợp tổ chức năm 2018 cho thấy, số lượng ngân hàng thương mại có báo cáo thường niên thuộc Top 50 báo cáo thường niên tốt nhất chỉ chiếm chưa đến 10%. Bên cạnh một số ngân hàng thương mại đã chú trọng đến việc công bố thông tin, thì vẫn còn nhiều ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đúng mức và thể hiện đầy đủ trách nhiệm đối với các nhà đầu tư trong việc công bố thông tin. Thông qua bài viết Mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thủy, Nguyễn Đình Chiến đưa ra một vài gợi ý nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin của các ngân hàng thương mại.

Khác với báo cáo tài chính, báo cáo tích hợp cho phép tích hợp thông tin được lượng hóa đến các chỉ tiêu cụ thể một cách đầy đủ trên các khía cạnh tài chính, quản trị, trách nhiệm môi trường và xã hội tại doanh nghiệp. Theo đó, loại báo cáo này đưa ra cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao giá trị và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc lập báo cáo tích hợp lại hầu như chưa được các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam quan tâm. Phần lớn doanh nghiệp niêm yết đang trình bày nội dung báo cáo phát triển bền vững trong cùng báo cáo thường niên, nhằm tuân thủ cơ bản quy định về công bố thông tin của nhà quản lý. Các báo cáo này mới chỉ đưa ra nội dung mang tính tuân thủ về cấu trúc, quản trị rủi ro, mà chưa xem xét áp dụng đầy đủ các cấu phần của báo cáo tích hợp. Bài viết “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường áp dụng báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Mỹ Quyên, Nguyễn Quang Huy sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Phạm Thu Hằng, Ngô Thị Hải An: Tác động của phân cấp tài khóa đến giảm nghèo ở Việt Nam

Hoàng Thanh Huyền, Trần Thị Thanh Hương: Một vài đánh giá về nghèo đa chiều ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Bùi Xuân Nam, Nguyễn Văn Điệp, Võ Tuấn Thành: Trí tuệ thông minh của con người và quy mô nền kinh tế ngầm ở các nước ASEAN

Nguyễn Thị Vân Trang: Nghiên cứu mạng nơ ron tích chập trong xếp hạng tín dụng nhằm dự báo rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Bùi Văn Trịnh, Tăng Hiển Đạt: Các yếu tố tác động đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ

Đỗ Hoài Linh, Trần Đức Anh, Khúc Thế Anh, Lại Thị Thanh Loan: Chính sách tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp BIDV

Nguyễn Phương Thảo: Các yếu tố ảnh hưởng đến Digital marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Nguyễn Ngọc Thủy, Nguyễn Đình Chiến: Mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm Mỹ Quyên, Nguyễn Quang Huy: Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường áp dụng báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Phạm Đình Tuân: Tác động của các nhân tố logistics đến quyết định mua hàng trực tuyến

Võ Văn Hậu, Hồ Mỹ Dung, Cù Văn Thanh: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hành chính công với sự hài lòng và tín nhiệm của người dân - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Văn Hợp, Bùi Thị Mai Lan, Trần Thị Tuyết: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Phan Ngọc Thanh Thắm, Huỳnh Tấn Khương: Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng TP. Trà Vinh

Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Thị Hằng: Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn TP. Hồ Chí Minh là điểm đến của khách du lịch Nhật Bản

Nguyễn Thị Huyền: Nghiên cứu mối quan hệ giữa gắn kết khách hàng và danh tiếng công ty trên kênh truyền thông mạng xã hội

Nguyễn Thanh Phương, Phạm Văn Trường, Lưu Minh Tuấn: Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Đỗ Thị Thu Thảo: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân: Thực tiễn tỉnh Bến Tre

Trần Văn Hào: Các nhân tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ

Châu Hoài Bão, Trần Mai Thương: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giữ chân và duy trì nhân viên thuộc thế hệ Z dưới tác động của đại dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Lê Đình Nghi, Nguyễn Thanh Trọng: Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

Nguyễn Văn Song, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Đức Bản: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Vũ Thanh Long, Phan Thị Trà Mỹ: Mức độ tác động của các nhân tố đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thương mại ở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Kim Thiện: Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định mua mỹ phẩm thương hiệu Thorakao của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thu Hà: Ảnh hưởng của quản trị tri thức đến đổi mới sáng tạo của các trường đại học công lập trên địa bàn TP. Hà Nội dựa theo cách tiếp cận hệ thống kỹ thuật - xã hội

Trần Tuấn Anh: Xu hướng kỹ thuật số hóa toàn cầu tác động đến thị trường lao động quốc tế

Nguyễn Quốc Đại, Hoàng Thị Hảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Hồ Thị Kim Huyền, Huỳnh Tấn Khương: Các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19

Phạm Thị Huyền, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Thị Hà: Các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ và ý định mua phụ kiện thời trang tái chế của sinh viên tại Hà Nội

Nguyễn Kim Quốc Trung: Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ cho vay đến sự hài lòng của khách hàng DNNVV tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Vân Hà, Đào Khánh Vân: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Lê Thị Thu Diềm: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục tư cách pháp nhân sau chuyển đổi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh

Diệp Thanh Tùng, Dương Minh Nhựt: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Thị Hải Ninh, Lê Anh Tuấn: Tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội

Nguyễn Thị Thúy: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng của nông dân trồng khoai tây đối với đại lý thu mua tại Lâm Đồng

Nguyễn Văn Tốn: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn thịt tại Việt Nam

Bùi Thị Như Huỳnh, Nguyễn Hồ Diễm Phúc, Phạm Đỗ Ngọc Mỹ, Nguyễn Đặng Yến Nhi, Lê Tất Nhiên, Phan Anh Tú: Tác động của đại dịch Covid-19 đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Hy Lạp

Vũ Thanh Nguyên: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường

IN THIS ISSUE

Pham Thu Hang, Ngo Thi Hai An: Impact of fiscal decentralization on poverty reduction in Vietnam

Hoang Thanh Huyen, Tran Thi Thanh Huong: Some assessments of multidimensional poverty in Vietnam over the period 2016-2020

Bui Xuan Nam, Nguyen Van Diep, Vo Tuan Thanh: Human intelligence and the size of the shadow economy in ASEAN countries

Nguyen Thi Van Trang: Research on convolutional neural network in credit ratings to predict credit risk at commercial banks

Bui Van Trinh, Tang Hien Dat: Determinants of short-term credit efficiency at Agribank Binh Thuy Branch, Can Tho city

Do Hoai Linh, Tran Duc Anh, Khuc The Anh, Lai Thi Thanh Loan: Policies on green credit in Vietnamese banking system: A case study of BIDV

Nguyen Phuong Thao: Factors affecting Digital marketing at Vietnamese commercial banks

Nguyen Ngoc Thuy, Nguyen Dinh Chien: Level of information disclosure in the annual reports of Vietnamese commercial banks

Pham My Quyen, Nguyen Quang Huy: Proposal of solutions for boosting the application of integrated reporting in Vietnamese listed companies

Pham Dinh Tuan: Influence of components of logistics service on online purchase decision

Vo Van Hau, Ho My Dung, Cu Van Thanh: Relationship between the quality of public administrative services and the satisfaction and trust of people in Tra Vinh province

Nguyen Van Hop, Bui Thi Mai Lan, Tran Thi Tuyet: Improve the state management on tourism in Kim Boi district, Hoa Binh province

Phan Ngoc Thanh Tham, Huynh Tan Khuong: Research on the influence of social media advertising on purchase intention of consumers in Tra Vinh city

Nguyen Xuan Minh, Nguyen Thi Hang: Determinants of Japanese tourists’ decision to choose Ho Chi Minh City as a destination

Nguyen Thi Huyen: Research on the relationship between customer commitment and business reputation on social media

Nguyen Thanh Phuong, Pham Van Truong, Luu Minh Tuan: Boosting community-based tourism in Dak Glong district, Dak Nong province

Do Thi Thu Thao: Factors impacting the development of private enterprises: A case study in Ben Tre province

Tran Van Hao: Factors affecting the level of collaboration in agricultural supply chain in the North Central region

Chau Hoai Bao, Tran Mai Thuong: Determinants of Gen Z employees’ retention and maintenance under the impact of the Covid-19 pandemic in Ho Chi Minh City

Le Dinh Nghi, Nguyen Thanh Trong: Factors affecting Entrepreneurial intention of students in the College of Engineering II

Nguyen Van Song, Pham Thi Thu Phuong, Nguyen Thi Thu Huong, Nguyen Duc Ban: Solutions to the development of household economy in Kim Son district, Ninh Binh province

Vu Thanh Long, Phan Thi Tra My: Influence of factors on the accounting in commercial SMEs in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thi Kim Thien: Impact of brand value on consumers’ decision to buy Thorakao cosmetics in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Thu Ha: Influence of knowledge management on creativity of public universities in Hanoi from the socio-technical perspective

Tran Tuan Anh: Impact of digitalization on the international labor market

Nguyen Quoc Dai, Hoang Thi Hao: Factors impacting the management of capital construction investment in Van Yen district, Yen Bai province

Ho Thi Kim Huyen, Huynh Tan Khuong: Determinants of learning motivation of students in Tra Vinh University during the Covid-19 pandemic

Pham Thi Huyen, Pham Van Tuan, Nguyen Thi Ha: Factors affecting the attitude and intention to buy recycled accessories of students in Hanoi

Nguyen Kim Quoc Trung: Influence of components of loan service quality on the satisfaction of SME customers with state-owned commercial banks in Ho Chi Minh City

Nguyen Van Ha, Dao Khanh Van: Improving service quality of Vietnam Bank for Social Policies

Le Thi Thu Diem: Factors impacting Tra Vinh province-based SMEs’ decision to maintain legal status after conversion

Diep Thanh Tung, Duong Minh Nhut: Factors affecting patients’ satisfaction with service quality of medical examination and treatment with health insurance at Tam Nong district health center, Dong Thap province

Nguyen Phuong Le, Nguyen Thi Hai Ninh, Le Anh Tuan: Access to official credit of family farms in Quoc Oai district, Hanoi city

Nguyen Thi Thuy: Factors affecting potato farmers’ trust in purchasing agents in Lam Dong

Nguyen Van Ton: State management of food safety in pork production in Vietnam

Bui Thi Nhu Huynh, Nguyen Ho Diem Phuc, Pham Do Ngoc My, Nguyen Dang Yen Nhi, Le Tat Nhien, Phan Anh Tu: Impact of the Covid-19 pandemic on the performance of Greek firms

Vu Thanh Nguyen: Determinants of environmental communication