Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 32(822)

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là xuất khẩu lao động) đã được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX và đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài không chỉ góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người, mà còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này vẫn còn gặp nhiều vấn đề bất cập. Thông qua bài viết “Xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Đàm Thị Thanh Thủy đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ cả về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. Bài viết “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Uyên khái quát thực trạng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quy mô vốn FDI vào ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng những khoa học, công nghệ cao vào dây chuyền quản lý và sản xuất gồm cơ giới quá trình sản xuất, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… để gia tăng năng suất, cũng như lợi nhuận cho nông dân và doanh nghiệp. Việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững đang là hướng đi mới, đúng đắn, tất yếu của Việt Nam. Bài viết “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững”, tác giả Lại Tiến Dĩnh phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững hơn trong thời gian tới.

Sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thương mại hóa công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phụ thuộc nhiều vào hoạt động chuyển giao công nghệ và hệ thống giao dịch công nghệ hiệu quả. Điều này đòi hỏi các tổ chức dịch vụ trung gian cung cấp các nghiệp vụ về thẩm định giá công nghệ, tư vấn xác định giá trị công nghệ uy tín đáng tin cậy. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai dịch vụ này đang cho thấy nhiều bất cập cần khắc phục. Bài viết “Thực tiễn hoạt động thẩm định giá công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước”, nhóm tác giả Phạm Hồng Quách, Trần Hậu Ngọc, Nguyễn Đức Trường, Đỗ Viết Tuấn, Nguyễn Tiến Hải kiến nghị một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế trong hoạt động này.

Với sự phát triển vượt bậc của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech đã có sự xuất phát sớm hơn định chế tài chính như ngân hàng để đưa ra các nền tảng trên internet nhằm cạnh tranh trực tiếp. Fintech mang đến một mô hình mới, trong đó công nghệ thông tin đang thúc đẩy sự đổi mới trong ngành tài chính. Fintech được quảng cáo là một trò chơi thay đổi, đổi mới đột phá có khả năng làm rung chuyển các thị trường tài chính truyền thống. Bài viết “Tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đến ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam”, nhóm tác giả Lương Xuân Minh, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hoàng Ân, Hoàng Anh Thư đánh giá tác động của Fintech đối với ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam, đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của Fintech trong tương lai.

Với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự thúc đẩy của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trên thế giới đang có những bước đột phá trong quá trình chuyển đổi số. Các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới, cũng như Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức về phương thức điều hành, kinh doanh và sự thay đổi hành vi của khách hàng. Đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và giúp họ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bài viết “Chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Quang Chương, Phạm Mai Chi kiến nghị một số giải pháp giúp ngành viễn thông Việt Nam đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số.

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đàm Thị Thanh Thủy: Xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Uyên: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Lại Tiến Dĩnh: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Hồng Quách, Trần Hậu Ngọc, Nguyễn Đức Trường, Đỗ Viết Tuấn, Nguyễn Tiến Hải: Thực tiễn hoạt động thẩm định giá công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Lương Xuân Minh, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hoàng Ân, Hoàng Anh Thư: Tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đến ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam

Nguyễn Quang Chương, Phạm Mai Chi: Chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam

Trần Đức Vui: Thúc đẩy thương mại điện tử trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế

Trương Thu Hà: Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức

Nguyễn Thị Hoài Thu: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh mới

Nguyễn Hồng Hạnh: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ

Trần Thị Hòa: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam

Khúc Đại Long, Phan Thị Minh Lý: Chiến lược hợp tác thương hiệu trong kinh doanh hiện đại

Phạm Thị Hương: Giải pháp tăng cường thực hiện kiểm toán môi trường của Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Hồng: Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến chất lượng báo cáo tài chính

Hoàng Lê Minh: Một số giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải ứng phó với biến đổi khí hậu

Đỗ Hồng Quân, Phạm Quang Hải, Nguyễn Bá Vận: Bàn về mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh, quốc phòng trong xây dựng tiềm lực quốc phòng Việt Nam

Tạ Thị Đoàn: Chuẩn nghèo đa chiều: Vấn đề đặt ra cho công tác giảm nghèo bền vững của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nước ta hiện nay

Nguyễn Thanh Trang: Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn TP. Hà Nội thực hiện kế toán thuế theo Thông tư số 88/2021 của Bộ Tài chính

Trần Thị Nguyệt Cầm, Hoàng Thị Cẩm Tú: Nâng cao chất lượng đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành công thương tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung

Nguyễn Văn Khoa: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải

Trần Văn Cốc: Quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số

NHÌN RA THẾ GIỚI

Orlady Chanthavong: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc, Lào đến năm 2025

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Thị Hoàng Lan: Giải pháp đưa du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hoàng Văn Hùng, Hồ Ngọc Ninh: Giải pháp phát triển sản xuất chuối trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Phạm Thị Xuân, Nguyễn Thị Hằng: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Ninh Bình

Trần Tuấn Việt: Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bích Hòa: Triển khai toàn diện và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dam Thi Thanh Thuy: Vietnam’s labor export in the current period

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Thi Thu Uyen: Foreign direct investment into Vietnam’s agricultural sector: Reality and solutions

Lai Tien Dinh: Some solutions to the development of Vietnam’s agricultural sector towards a modern and sustainable way

RESEARCH - DISCUSSION

Pham Hong Quach, Tran Hau Ngoc, Nguyen Duc Truong, Do Viet Tuan, Nguyen Tien Hai: Practice of technology valuation using the state budget

Luong Xuan Minh, Nguyen Thi Thu Trang, Nguyen Hoang An, Hoang Anh Thu: Impact of Fintech on the financial - banking industry in Vietnam

Nguyen Quang Chuong, Pham Mai Chi: Digital transformation in telecommunications companies over the world and in Vietnam

Tran Duc Vui: Promoting e-commerce in the context of economic recovery

Truong Thu Ha: Vietnam’s exports to the US: Opportunities and challenges

Nguyen Thi Hoai Thu: Some schemes to boost Vietnam’s seafood exports to the EU market in the new context

Nguyen Hong Hanh: Attracting FDI into service sector

Tran Thi Hoa: Application of information technology in Vietnamese logistics enterprises

Khuc Dai Long, Phan Thi Minh Ly: Co-branding strategy in modern business

Pham Thi Huong: Solutions for strengthening the implementation of environmental audits by the State Audit in Vietnam

Nguyen Thi Hong: Impact of the Fourth Industrial Revolution on the quality of financial reports

Hoang Le Minh: Some schemes to improve transport infrastructure in response to climate change

Do Hong Quan, Pham Quang Hai, Nguyen Ba Van: Discussion on the relationship between economy and war, defense in building Vietnam’s defense potential

Ta Thi Doan: Multidimensional poverty standards: The problem for sustainable poverty reduction of ethnic minorities in the Northwest region

Nguyen Thanh Trang: To support Hanoi-based individual business households to implement tax accounting according to Circular No.88/2021 of the Ministry of Finance

Tran Thi Nguyet Cam, Hoang Thi Cam Tu: Improving training quality to develop human resources in industry and trade at Mien Trung Industry and Trade College

Nguyen Van Khoa: To enhance the effectiveness of promoting the brand University of Transport and Communications

Tran Van Coc: Human resource management of enterprises in the context of digital transformation

WORLD OUTLOOK

Orlady Chanthavong: Solutions for boosting tourism in Champa Sac province, Laos by 2025

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Thi Hoang Lan: To turn Quang Ninh province’s tourism into a spearhead economic sector

Hoang Van Hung, Ho Ngoc Ninh: To expand banana production in Hung Yen province

Pham Thi Xuan, Nguyen Thi Hang: To develop cultural tourism in Ninh Binh province

Tran Tuan Viet: Improving the effectiveness of implementing social security policies for economic development in Yen Bai province

Bich Hoa: Comprehensive and effective implementation of state management in Vinh Phuc province-based industrial zones