Suất sinh lời từ giáo dục đối với cá nhân có thể giảm do nguyên nhân vĩ mô, như: nguồn cung lao động được đào tạo tăng, do sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trên thị trường lao động; cũng có thể do cá nhân người lao động… Theo lý thuyết phân công, nếu người lao động làm công việc không phù hợp với nghề nghiệp/ chuyên môn được đào tạo (làm việc trái nghề), thì sẽ không phát huy được hết năng lực và kỹ năng của họ, dẫn đến năng suất giảm và thu nhập thấp hơn những người cùng lứa làm việc đúng nghề. Đã có nhiều nghiên cứu về việc làm trái nghề được thực hiện ở các nước phát triển, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu tại các nước đang phát triển. Câu hỏi đặt ra là tại một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, tình trạng làm việc trái nghề như thế nào, làm việc trái nghề có tác động như thế nào tới suất sinh lời từ giáo dục. Thông qua bài viết “Tác động của việc làm trái nghề tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam”, tác giả Vũ Thị Bích Ngọc sẽ phản ánh thực trạng việc làm trái nghề tại một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi và đang có sự tiến triển mạnh mẽ như Việt Nam. Đồng thời, đo lường tác động của việc làm trái nghề tới suất sinh lời từ giáo dục của cá nhân, một thiệt hại đối với giáo dục.

Vai trò của khoa học công nghệ đối với việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao và liên tục đã được nhiều nghiên cứu lý thuyết chứng minh, như: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow (1956) và Swan (1956); lý thuyết tăng trưởng nội sinh với một số đại diện, như: Arrow (1962), Sheshinski (1967); Lý thuyết bắt kịp công nghệ của Lucas (1988)… Theo các lý thuyết này, tăng trưởng kinh tế nhờ gia tăng vốn, lao động, tăng khai thác tài nguyên, tái phân bổ lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đều sẽ bị tới hạn. Nền kinh tế không thể duy trì tăng trưởng cao trong dài hạn nếu không tăng trưởng dựa trên phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ giúp tăng năng suất lao động, phân công lao động sâu sắc hơn và là động cơ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn. Bài viết “Đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh tế: Trường hợp tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2019”, nhóm tác giả Trần Trọng Nguyên, Đỗ Văn Lâm, Bùi Thị Hoàng Mai, Nguyễn Thị Minh Hạnh sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng nhất được Liên hợp quốc nhấn mạnh trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Các mục tiêu phát triển này bao gồm: xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, cải thiện giáo dục và sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và bất bình đẳng giới ở các nước nghèo nhất trên thế giới... Một kênh quan trọng giúp giảm bớt đói nghèo, đó là việc giải quyết bất bình đẳng thu nhập, bởi vì phân phối thu nhập có thể ảnh hưởng đến mức độ nghèo đói thông qua tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Vậy, tại sao tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở các nước phát triển, nhưng lại làm tăng bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang hoặc kém phát triển hơn là một câu hỏi mở quan trọng trong việc phân tích các phản ứng của chính sách đối với bất bình đẳng thu nhập. Bài viết, “Lạm phát và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Bình Minh, Đặng Thị Ánh Dương, Lê Kim Thanh, Nguyễn Chí Nguyện, Nguyễn Thị Anh Đào sử dụng bộ dữ liệu bảng về lạm phát và bất bình đẳng thu nhập cấp tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018 để đánh giá mối quan hệ của lạm phát và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.

Tỷ lệ an toàn vốn của mỗi ngân hàng thể hiện khả năng chống chịu đối với rủi ro có thể xảy ra của từng ngân hàng. Khái niệm tỷ lệ an toàn vốn lần đầu được đưa ra và tính toán tại Hiệp ước BASEL I từ năm 1992. Tỷ lệ an toàn vốn (Capital adequacy ratio - CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTM. Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được công nhận rộng rãi trong hệ thống các ngân hàng trên thế giới. Nghiên cứu tỷ lệ an toàn vốn của NHTM Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống NHTM có ý nghĩa thực tiễn cao; góp phần hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn, quản lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, tránh việc sụp đổ hệ thống, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống NHTM trong bối cảnh hội nhập. Thông qua bài viết, “Tác động của tái cơ cấu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Hồ Hải Yến sẽ làm rõ hơn những nội dung trên.

Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) là một chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp, đồng thời phản ánh sự tích lũy lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây, các tiếp cận nghiên cứu ban đầu chỉ đơn thuần sử dụng biến nghiên cứu lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT) trừ đi chi phí sử dụng vốn bằng tiền đã trả cho các bên tham gia góp vốn kinh doanh ($WACC) để xác định giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp (Grant, 1996; Young, 1997). Và giới hạn của chỉ số EVA được các nghiên cứu sau này làm rõ cấu trúc chi phí vốn bằng tiền để xác định hiệu quả đòn bẩy tài chính và trách nhiệm xã hội (De Villiers, 1997; Rogerson, 1997…). Tuy nhiên, giới hạn của chỉ số EVA vẫn còn khe hở nghiên cứu, vì chưa làm rõ tính bền vững của lợi suất trên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết, “Phân tích lợi suất dài hạn trên hiệu quả kinh doanh của nhóm ngân hàng thương mại quy mô lớn tại Việt Nam” tác giả Nguyễn Cao Anh xác định lợi suất dài hạn trên hiệu quả kinh doanh dài hạn của các ngân hàng thương mại quy mô lớn tại Việt Nam.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi mạnh mẽ nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều công nghệ điện tử và đặt ra yêu cầu ngày càng cao với dịch vụ kinh doanh thương mại, tài chính, ngân hàng. Dịch vụ E-banking ra đời thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới. Đồng thời, E-banking đem lại cho ngân hàng nguồn khách hàng giá trị cao, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, xây dựng quảng bá hình ảnh ngân hàng, gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, sự phát triển của E-banking cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, như: gia tăng chi phí đầu tư, chi phí đảm bảo an toàn, phòng chống và xử lý rủi ro. Do đó, cần phải có những phân tích và đánh giá lại một cách chi tiết, tổng quát về tác động của E-banking tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thông qua bài viết, “Đánh giá tác động của ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, của tác giả Đỗ Thanh Hương , bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn những nội dung trên.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Vũ Thị Bích Ngọc: Tác động của việc làm trái nghề tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam

Trần Trọng Nguyên, Đỗ Văn Lâm, Bùi Thị Hoàng Mai, Nguyễn Thị Minh Hạnh: Đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh tế: Trường hợp tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011-2019

Lê Bình Minh, Đặng Thị Ánh Dương, Lê Kim Thanh, Nguyễn Chí Nguyện, Nguyễn Thị Anh Đào: Lạm phát và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Hồ Hải Yến: Tác động của tái cơ cấu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Cao Anh: Phân tích lợi suất dài hạn trên hiệu quả kinh doanh của nhóm ngân hàng thương mại quy mô lớn tại Việt Nam

Đỗ Thanh Hương: Đánh giá tác động của ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm Thị Ngọc: Quan niệm nhân tài và quản trị nhân tài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Thanh Hoàng: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre

Nguyễn Thanh Bình: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh viện - Bằng chứng thực nghiệm tại các bệnh viện công ở Việt Nam

Phước Minh Hiệp, Vũ Đức Hùng: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Nguyễn Thanh Long: Giải pháp giảm nghèo đối với hộ gia đình phi nông nghiệp ở nông thôn vùng Đông Nam Bộ

Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thúy Anh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ viễn thông tại Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 1

Lương Quang Long, Hồ Anh Thư: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua đồ ăn trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Phương Dung: Đánh giá cảm nhận về dịch vụ giáo dục ngoài công lập từ phía người học

Nguyễn Thị Quỳnh Như: Các nhân tố tác động đến sự tin tưởng của người học vào đánh giá trực tuyến về trung tâm ngoại ngữ tại TP. Hồ Chí Minh

Bùi Văn Trịnh, Trần Thanh Trí: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân khám, chữa bệnh ngoại trú đối với hoạt động thu viện phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp

Huỳnh Văn Đặng, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thị Việt Châu: Nâng cao năng lực chuyên môn đối với giảng viên Bộ môn Tài chính trường Cao đẳng Thương mại trong bối cảnh hiện nay

Hoàng Nguyệt Quyên: Phân tích môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro tại các doanh nghiệp vận tải khu vực phía Bắc Việt Nam

Đoàn Thị Thu Trang: Giải pháp khuyến khích thái độ tích cực đối với khởi nghiệp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam

Phạm Bảo Dương, Trần Thị Ánh Tuyết: Thực thi công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Bùi Thanh Hà: Ảnh hưởng trình độ đào tạo nghề của hộ đến thoát nghèo tại vùng Tây Bắc

Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Đại: Phân tích chuỗi giá trị nho tại phường Văn Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Trương Quang Dũng, Lê Thị Như Quỳnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách nội địa tại tỉnh Bình Phước

Chu Hoàng Hà: Các yếu tố tác động đến hiệu quả khai thác cảng hàng không tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Nguyễn Ngọc Thùy, Trịnh Ngọc Sơn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty trên địa bàn TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Lê Thị Thanh Hà, Phạm Đình Tuân: Động cơ thúc đẩy khách hàng đóng góp các truyền miệng điện tử về địa điểm ăn uống trên mạng xã hội tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thành: Quản trị quan hệ đối tác: Nghiên cứu tình huống tại Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ và Thương mại NTD

Nguyễn Ngọc Anh: Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán số và sự chấp nhận của khách hàng Việt Nam

Nguyễn Bích Ngọc: Công tác tổ chức kế toán quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ngô Quang Huân, Nguyễn Thanh Lâm, Lê Thị Kiều Anh: Vai trò của văn hóa cá nhân đối với hành vi du lịch tại Việt Nam

Lê Thị Thế Bửu: Cơ hội và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

Vũ Thị Ngọc Bích: Đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một - Kinh nghiệm cho các trường đại học ứng dụng

Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Phương pháp đánh giá hiệu quả các ngân hàng thương mại Việt Nam

IN THIS ISSUE

Vu Thi Bich Ngoc: Impact of education-occupation mismatch to return to education in Vietnam

Tran Trong Nguyen, Do Van Lam, Bui Thi Hoang Mai, Nguyen Thi Minh Hanh: Contribution of science and technology to economic growth: The case of Hoa Binh province in the period 2011-2019

Le Binh Minh, Dang Thi Anh Duong, Le Kim Thanh, Nguyen Chi Nguyen, Nguyen Thi Anh Dao: Inflation and income inequality in Vietnam

Ho Hai Yen: Effect of restructuring on capital adequacy ratio of Vietnamese commercial banks

Nguyen Cao Anh: Estimate long-run return on performance of large-scale commercial banks in Vietnam

Do Thanh Huong: Evaluate the impact of e-banking on Vietnamese commercial banks’ performance

Pham Thi Ngoc: Conceptions of talent and talent management in Vietnamese commercial banks

Nguyen Thanh Hoang: Influence of foreign direct investment on economic development in Ben Tre province

Nguyen Thanh Binh: Relationship between health service quality and satisfaction with hospitals - Experimental evidence in Vietnamese public hospitals

Phuoc Minh Hiep, Vu Duc Hung: Factors affecting the work motivation of employees at Minh Phu Seafood Corporation

Nguyen Thanh Long: Solutions to poverty reduction for rural non-agricultural households in the Southeast region

Nguyen Manh Hung, Nguyen Thuy Anh: Assessment of corporate customer’s satisfaction with telecommunications services of MobiFone Service Company Region 1

Luong Quang Long, Ho Anh Thu: Determinants of customer behavior towards online food purchase in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Phuong Dung: Assessing learners’ perception of non-public educational services

Nguyen Thi Quynh Nhu: Factors affecting learners’ confidence in online product reviews about Ho Chi Minh City-based foreign language center

Bui Van Trinh, Tran Thanh Tri: Factors affecting the satisfaction of outpatients in terms of hospital fee collection at Dong Thap General Hospital

Huynh Van Dang, Nguyen Thi Ly, Nguyen Thi Viet Chau: Improve professional competence of lecturers working at Faculty of Finance, College of Commerce in the current context

Hoang Nguyet Quyen: Analysis of environment control and risk assessment in transport companies in the North of Vietnam

Doan Thi Thu Trang: Schemes to encourage positive attitude toward entrepreneurship to enhance Vietnamese engineering students’ entrepreneurial intention

Pham Bao Duong, Tran Thi Anh Tuyet: Implementation of the arrangement of communal administrative units in Yen The district, Bac Giang province

Bui Thanh Ha: Influence of vocational training on escaping poverty of households in the Northwest region

Nguyen Thi Tram Anh, Nguyen Thi Kim Anh, Tran Dai: Analysis of grape value chain in Van Hai ward, Phan Rang - Thap Cham city, Ninh Thuan province

Truong Quang Dung, Le Thi Nhu Quynh: Determinants of decision to choose tourism products of domestic visitors travelling to Binh Phuoc province

Chu Hoang Ha: Factors affecting the efficiency of airport operation in Vietnam in the context of integration

Nguyen Ngoc Thuy, Trinh Ngoc Son: Factors influencing fraud behavior towards corporate income tax of enterprises in Phan Rang - Thap Cham city, Ninh Thuan province

Le Thi Thanh Ha, Pham Dinh Tuan: Factors promoting customers’ eWOM about eating places on social networks in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Thanh: Partnership management: The case study of NTD Travel, Service and Trading Company Limited

Nguyen Ngoc Anh: Develop a research model on factors affecting digital payment and acceptance of Vietnamese customers

Nguyen Bich Ngoc: Management accounting and performance of SMEs in the Mekong Delta

Ngo Quang Huan, Nguyen Thanh Lam, Le Thi Kieu Anh: The role of inpidual culture in tourism behavior in Vietnam

Le Thi The Buu: Opportunities and challenges for the development of human resource in tourism in Binh Dinh province

Vu Thi Ngoc Bich: Communication skills training for students at Thu Dau Mot University - Experience for profession-oriented universities

Nguyen Thi Thanh Nhan: Methods for measuring the efficiency of Vietnamese commercial banks