Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4 (830)
Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4 (830)

Sau 36 năm thực hiện cải cách, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều rào cản lớn về thể chế kinh tế đã xuất hiện. Bài viết “Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển”, của tác giả Nguyễn Thị Yến Hạnh đề cập đến thực trạng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, những rào cản về thế chế kinh tế tác động đến kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp để tháo gỡ các rào cản đó trong thời gian tới.

Tăng trưởng nhanh và bền vững là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước đi trước. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, các quốc gia có thể kết hợp các yếu tố đầu vào theo các cách khác nhau. Qua bài viết “Cơ cấu lại cấu trúc đầu vào trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2030 dưới góc độ phát triển bền vững”, nhóm tác giả Phí Thị Hồng Linh, Nguyễn Đức Nhân đánh giá cấu trúc đầu vào (bao gồm cả đầu vào vật chất và phi vật chất) trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững, chỉ ra một số kết quả và một số điểm bất hợp lý trong cấu trúc đầu vào giai đoạn 2011-2020, đồng thời đề xuất các giải pháp để cơ cấu lại cấu trúc đầu vào trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2030.

Hoạt động mua - bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hiện nay đã cho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò quan trọng của thương mại quốc tế đối với sự tăng trưởng kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây liên quan đến chiến tranh giữa Nga - Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, cùng với những tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và khủng hoảng dịch Covid-19 đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết “Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, của tác giả Trần Thị Bảo Khanh tập trung làm rõ xu hướng thương mại quốc tế trong bối cảnh mới và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến. Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế phải có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa trong việc quản lý thuế TMĐT trong thời gian tới. Thông qua bài viết “Quản lý thuế thương mại điện tử: Khó khăn, thách thức và một số giải pháp trong thời gian tới”, tác giả Ngô Thị Thu đánh giá thực trạng hoạt động thu thuế TMĐT thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý thuế TMĐT.

Trong thời gian qua, việc phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã giúp nâng cao giá trị của nông sản phẩm, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu nói chung và các trường đại học, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo nói riêng. Trong đó, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cho lĩnh vực này đã bước đầu được triển khai, đem lại hiệu quả nhất định, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Bài viết “Chính sách tín dụng góp phần hình thành các mô hình liên kết chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp”, của tác giả Phạm Trọng Nhơn phần nào làm rõ hơn những nội dung trên.

Phát triển công nghiệp công nghệ cao đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong những năm gần đây bằng việc ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư nhằm đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát triển công nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Qua bài viết “Một số vấn đề về phát triển công nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lại Trần Tùng làm rõ những kết quả, hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp công nghệ cao, đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Cùng với đó, trong số này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thị Yến Hạnh: Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phí Thị Hồng Linh, Nguyễn Đức Nhân: Cơ cấu lại cấu trúc đầu vào trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2030 dưới góc độ phát triển bền vững

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Thị Bảo Khanh: Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Ngô Thị Thu: Quản lý thuế thương mại điện tử: Khó khăn, thách thức và một số giải pháp trong thời gian tới

Nguyễn Thị Như Nguyệt: Thu hút nhân sự hải ngoại chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng

Phạm Trọng Nhơn: Chính sách tín dụng góp phần hình thành các mô hình liên kết chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Lại Trần Tùng: Một số vấn đề về phát triển công nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay

Lê Thanh Phương: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và Việt Nam

Lê Thị Bình: Đạo đức nghề nghiệp kế toán trong bối cảnh Covid-19 và cách mạng công nghệ

Trần Thị Thùy: Kế toán suy giảm giá trị tài sản theo IAS 36 và những khó khăn khi áp dụng

Nguyễn Thị Hạnh: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại GPBank - Chi nhánh Ba Đình

Hoàng Hương Trà My: Giải pháp thực hiện khoán chi, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các học viện trong quân đội

Đinh Đăng Trung: Bảo đảm tài chính cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong các nhà trường quân đội: Thực trạng và giải pháp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Thái Thu Hương: Phát triển tài chính bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam

Nguyễn Minh Phương: Kinh nghiệm phát triển bền vững ở một số ngân hàng quốc tế và hàm ý quản trị cho phát triển ngành ngân hàng Việt Nam

Dương Vũ Hằng Nga: Quản lý xuất khẩu hàng hóa thông qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới: Kinh nghiệm thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Đỗ Tất Thành: Đánh giá hiệu suất làm việc của giảng viên đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Mai Hương: Một số giải pháp nhằm quản lý hoạt động khai thác cát tại Hà Nội

Vũ Bạch Điệp, Lê Thị Phương: Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Phúc

Trịnh Xuân Việt, Nguyễn Thế Viễn: Giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên sau đại dịch Covid-19

Đỗ Thị Minh Ngọc: Chiến lược sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách đến với Ninh Bình

Đỗ Văn Tính: Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường bán lẻ Đà Nẵng

Lê Trần Thu Trang, Nguyễn Thị Thúy Vân: Quản lý nhà nước về du lịch tại TP. Hồ Chí Minh

Hiếu Phương: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam vượt “bão” về đích tăng trưởng cao

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thi Yen Hanh: Removing barriers to economic institutions to promote Vietnam’s economic integration and development

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Phi Thi Hong Linh, Nguyen Duc Nhan: Restructuring the input of Vietnam’s economic growth by 2030 from the perspective of sustainable development

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Thi Bao Khanh: International trade in the new context and some problems for Vietnam

Ngo Thi Thu: E-commerce tax management: Difficulties, challenges and some solutions in the coming time

Nguyen Thi Nhu Nguyet: Attracting high-quality overseas personnel to promote innovation in the banking sector

Pham Trong Nhon: Contribution of credit policy to the formation of models of high-tech value chain linkage in agriculture

Lai Tran Tung: Some existing issues concerning the development of high-tech industries in Vietnam

Le Thanh Phuong: Application of artificial intelligence in finance in the world and in Vietnam

Le Thi Binh: Accounting professional ethics in the context of the Covid-19 pandemic and technological revolution

Tran Thi Thuy: Decline in the value of assets according to IAS 36 and difficulties in its application

Nguyen Thi Hanh: Improving the efficiency of capital mobilization at GPBank - Ba Dinh Branch

Hoang Huong Tra My: Solutions to implement lump-sum expense and grant financial autonomy to military academies

Dinh Dang Trung: Securing financing for education and training in military schools: Reality and solutions

WORLD OUTLOOK

Thai Thu Huong: Development of sustainable finance: Global experience and suggestions for Vietnam

Nguyen Minh Phuong: Experience of some international banks in sustainable development and governance implications for Vietnam’s banking industry

Duong Vu Hang Nga: Management on goods export through crossborder e-commerce: Global experience and suggestions for Vietnam

Do Tat Thanh: Evaluating teacher performance in higher education: International practices and lessons learned

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Mai Huong: Some schemes to manage sand mining in Hanoi

Vu Bach Diep, Le Thi Phuong: Solutions to the development of credit products at BIDV - Vinh Phuc Branch

Trinh Xuan Viet, Nguyen The Vien: Schemes to expand agricultural service cooperatives in Hung Yen province after the Covid-19 pandemic

Do Thi Minh Ngoc: Tourism product strategy to attract tourists to Ninh Binh

Do Van Tinh: Impact of the Fourth Industrial Revolution on Da Nang’s retail market

Le Tran Thu Trang, Nguyen Thi Thuy Van: State management on tourism in Ho Chi Minh City

Hieu Phuong: Vietnam National Coal-Mineral Industries Group overcame the difficulties to achieve high growth