Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 8 (544)
Chuyên mục Định hướng – Triển vọng sẽ mở đầu bằng bài viết Thu ngân sách nhà nước năm 2013: Thực trạng và giải pháp của PGS,TS. Lê Quốc Lý. Bài viết sẽ gửi đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến thu ngân sách nhà nước trong ba tháng đầu năm 2013. Tiếp đó là những phân tích, nhận định của nhóm nghiên cứu độc lập, thuộc ĐHVP Research - DHVP Ecopolitick đối với những vấn đề cấp bách của kinh tế Việt Nam được phản ánh qua bài viết Kinh tế Việt Nam: Phân tích-nhận định-dự báo.
Hiện nay, công tác quy hoạch vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Vấn đề này đang trở lên “nóng” hơn, khi đây đang trong thời gian xây dựng Luật Quy hoạch. Trong chuyên mục Diễn đàn xây dựng Luật Quy hoạch kỳ này sẽ gửi đến bạn đọc một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp ý cho công tác xây dựng Luật Quy hoạch đang diễn ra thông qua bài viết Cần đổi mới hệ thống quy hoạch ở Việt Nam của TS. Kim Quốc Chính.
Tiếp đến trong chuyên mục Nghiên cứu – trao đổi sẽ gửi đến bạn đọc những vấn đề cấp bách của kinh tế Việt Nam từ vĩ mô (Luật Ngân sách, kiểm soát nợ công) đến vi mô (nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, du lịch…). Những vấn đề này sẽ được phản ánh thông qua các bài viết: Sáu hạn chế của Luật Ngân sách nhà nước và hướng khắc phục của tác giả Lê Toàn Thắng; Kiểm soát nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia của tác giả Nguyễn Quốc Thái; Tư duy bao cấp - Rào cản phát triển ngành tài chính vi mô của tác giả Nguyễn Xuân Tuyển; Tác động của tín dụng vi mô đến mức sống hộ gia đình khu vực nông thôn của tác giả Chu Minh Hội; Thiếu hụt nhân lực có chất lượng: Hệ lụy và giải pháp khắc phục của tác giả Trần Đức Lương; Du lịch xanh: Xu hướng phát triển tất yếu của tác giả Nguyễn Trúc Lê; Thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và những vấn đề đặt ra của hai tác giả Trần Thị Nga, Cao Quốc Quang; Đánh giá triển vọng phát triển khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen của tác giả Lê Anh Đức; Nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics tại cảng biển Việt Nam của tác giả Đoàn Văn Tạo; “Gỡ khó” cho các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam của tác giả Quách Thị Hà; Lợi thế so sánh và chính sách phát triển doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Đinh Thị Ninh Giang; Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Hợp; Một số vấn đề về phát triển hệ thống đô thị Việt Nam của tác giả Nguyễn Lê Vinh.
Hà Nam là một tỉnh giáp danh với thủ đô Hà Nội, là tỉnh có lợi thế cả về được thủy, đường bộ và đường sắt. Song, hạ tầng đô thị của Hà Nam vẫn còn chưa phát huy được những lợi thế này. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Những nội dung này được phản ánh thông qua bài viết: Nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị Hà Nam của tác giả Hoàng Cao Liêm, sẽ mở đầu cho chuyện mục Kinh tế ngành-địa phương kỳ này. Tiếp đến là bài viết Để Bắc Ninh thu hút FDI một cách bền vững của tác giả Hoàng Thị Thu Hà, Nguyễn Trọng Bình.
Tiếp đến trong chuyên mục Phổ biến kiến thức, tạp chí gửi đến bạn đọc một số bài viết: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng của tác giả Vũ Thị Lan Anh và bài viết Điều gì ảnh hưởng tới ý định vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể của tác giả Phạm Hồng Mạnh, Đồng Trung Chính.
Hiện nay, cụm từ Nhóm lợi ích đang được sử dụng khá rộng rãi và được dư luận quan tâm và gần như được nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực và chưa được dư luận thừa nhận. Tuy nhiên, đây có thể là xu thế phát triển của thời đại. Bài viết Nhóm lợi ích và vận động hành lang: Nhìn từ nước Mỹ của tác giả Trần Đăng Thịnh sẽ tài tài liêu quý báu cho độc giả hiểu hơn về vấn đề này, sẽ được phản ánh trong chuyên mục Nhìn ra Thế giới này.
Bình luận