Từ khóa: DN, phát triển DN, phát triển kinh tế Việt Nam

Summary

Enterprises are one of three entities that determine national economic development. For Vietnam's economic development, the business force plays an extremely important role. Enterprises are an important force that creates a large amount of GDP, jobs for workers, participates in solving social security, promotes development and creates major growth for the economy. The article presents some issues about the current status of enterprise development and the contribution of enterprises to economic development in Vietnam, thereby proposing some recommendations in the future.

Keywords: enterprises, enterprise development, Vietnam's economic development

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ba thành phần quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia bao gồm: Nhà nước, DN và Người dân. DN là lực lượng quan trọng trong việc tạo ra GDP, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp quan trọng vào gia tăng GDP, thu ngân sách nhà nước (NSNN)… Phát triển DN có ý nghĩa quyết định đối với phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện mức sống dân cư.

Thực tiễn đã chỉ ra một vấn đề rất cần được quan tâm là ở Việt Nam làm cách nào để phát triển được lực lượng DN. Tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN, Chính phủ đã đặt mục tiêu tới năm 2020, Việt Nam sẽ có trên 1 triệu DN hoạt động, nhưng đến năm 2022 nước ta cũng mới có khoảng 800 nghìn DN. Theo số liệu năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 38% DN làm ăn có lãi, khoảng 33% DN làm ăn thua lỗ. Đa phần DN nhỏ và vừa (DNNVV) (chiếm khoảng 95%) và số lượng lớn DN sử dụng công nghệ ở mức trung bình; nhiều chuyên gia nhận định rằng hiệu quả phát triển DN Việt Nam đang ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực nhưng các chuyên gia chưa đưa ra được các chỉ tiêu cụ thể để minh chứng một cách thuyết phục. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển đúng đắn, phát huy được vai trò của DN ở Việt Nam là vấn đề then chốt cần tường minh hơn trên cơ sở đánh giá thực trạng và những vấn đề liên quan để phát triển nhanh, mạnh, có hiệu quả DN ở Việt Nam trong những năm tới.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU

Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp thực chứng từ thực tiễn phát triển DN. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn cho biết khi nghiên cứu về hiện trạng phát triển DN và đóng góp của DN vào phát triển kinh tế ở Việt Nam cần phải sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

+ Chỉ tiêu 1: Số lượng và tốc độ tăng DN

+ Chỉ tiêu 2: Cơ cấu DN (theo quy mô, công nghệ và ngành nghề)

+ Chỉ tiêu 3: Năng suất lao động

+ Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn hoặc lợi nhuận tính trên 1 đồng vốn (tính theo doanh thu trên 1 đồng vốn)

+ Chỉ tiêu 5: Đóng góp vào thu NSNN và tỷ lệ đóng góp thu NSNN của DN

+ Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ đóng góp vào gia tăng GDP hoặc vào tăng trưởng GDP

+ Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ đóng góp vào tạo việc làm cho người lao động

+ Chỉ tiêu 8: Số lượng và tỷ lệ DN làm ăn có lãi hay bị thua lỗ

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA DN VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2022

Khái quát tình hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2022

Việt Nam có bước phát triển tương đối khá, luôn luôn đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên; đời sống người dân được nâng lên, thứ tự năng lực cạnh tranh quốc tế được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức khoảng 6,6% năm 2015 tăng lên đến 7% vào năm 2019, khoảng 2,8% năm 2020 và khoảng 6% năm 2021. Cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Từ năm 2015 đến 2022 tỷ trọng nông nghiệp giảm từ mức 14,47% năm 2025 xuống còn 11,88% vào năm 2022. Tương ứng với sự giảm tỷ trọng của nông nghiệp thì tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp của năm 2022 cũng tăng được 2,59 điểm %.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2015-2022

1. Dân số

103 ng

92.228,6

93.250,7

94.286

95.385,2

96.484

98.504

99.461,7

2. Nhân khẩu thành thị

103 ng

30.881,9

31.397,0

31.928,1

32.636,9

33.816,6

36.563

37.352,1

% so tổng dân số

%

33,48

33,67

33,86

34,22

35,05

37,1

37,55

3. Lao động có việc làm

103 ng

53.110,5

53.345,5

53.708,6

54.282,5

54.659,2

49.072

50.604,7

4. GDP, giá 2010

Tỷ đồng

3.696.826

3.944.144

4217875

4.532.739

4.866.316

5.133.981

5.545.716

Tốc độ tăng của năm

%

6,9

6,7

6,9

7,4

7,3

2,6

8,0

- Nông nghiệp

Tỷ đồng

489.989

498.092

513874

535.022

549.292

58.486

604.112

Tỷ trọng so tổng số

%

14,47

13,82

12,93

12,31

11,78

12,56

11,88

- CN-XD

Tỷ đồng

1.269.335

1.368.668

1482057

1.615.271

1.747.874

1.889.692

2.036.655

Tỷ trọng so tổng số

%

34,27

34,12

35,39

36,54

36,80

37,48

38,16

- Dịch vụ

Tỷ đồng

1.573.639

1.691.106

1811524

1.946.627

2.103.955

2.179.809

2.397.519

Tỷ trọng so tổng số

%

42,19

42,85

42,58

42,17

42,47

41,21

41,33

5. Tỷ lệ DN làm ăn có lãi

%

46,5

47,3

45,6

45,6

45,8

45,9

6. Tỷ lệ DN thua lỗ

%

39,9

49,1

48,0

47,1

43,9

43,9

Nguồn: Niên giám Thống kê

Hiện trạng phát triển DN giai đoạn 2015-2022

Hình: Số DN vào/ra thị trường năm 2022

Hiện trạng phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Với số liệu thu thập được, tự tính toán được và kết quả làm việc với một số chuyên gia ở Trung ương và với DN, tác giả đã cố gắng tiệm cận tới sự thật về phát triển của đội ngũ DN ở Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này trung bình số lượng DN tăng khoảng 12% bình quân năm và đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên số DN rút khỏi thị trường quá lớn vào năm 2020 (khoảng 80 nghìn DN) và có khoảng 30% DN gặp khó khăn về mọi mặt (thiếu việc làm, thiếu đơn đặt hàng, thiếu nguyên vật liệu vì đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng…).

Theo Tổng cục Thống kê, số DN tăng thêm của năm 2018 là 34.010, năm 2019 là 39.421, năm 2020 là 44.096, năm 2021 là 43.116 và ước năm 2022 là 59.835 DN. Số DN gia nhập hoặc quay trở lại thị trường năm 2018 đạt 165.885 DN; năm 2019 đạt 177.580; năm 2020 đạt 149.036 DN; năm 2021 đạt 159.953 DN; năm 2022 đạt kỷ lục mới với số lượng lớn (208.386 DN), tăng trưởng cao (30,3%, hay tăng 48.415 DN) (Hình).

Trong giai đoạn 2015-2022, khu vực DN tư nhân (DNTN) trong nước so với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã gia tăng nhanh hơn, đóng góp tỷ lệ lớn trong lao động, vốn đầu tư, giá trị tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào ngâ. Đến năm 2022, mục tiêu 1 triệu DN vẫn chưa đạt được với nguyên do chủ yếu là do đại dịch Covid-19 làm cho nhiều DN rút khỏi thị trường và số DN mới ra đời cũng có hạn.

Bảng 2 cho thấy, DN nhà nước (DNNN) chiếm tỷ lệ lớn về tài sản 43,9%, nhưng chỉ tạo ra 18,2% doanh thu năm 2015 và chiếm 15,4% tổng tài sản và tạo ra 11,1% doanh thu năm 2022. Đồng thời, chỉ tạo ra khoảng 7%-10% trong tổng số người lao động có việc làm.

Bảng 2: Tỷ trọng các loại hình DN tại Việt Nam

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

2015

2022

DNNN

DNTN

DN FDI

DNNN

DNTN

DN FDI

Lao động

10,7

60,0

29,3

6,6

58,1

35,3

Tài sản

43,9

36,9

19,2

15,4

61,9

22,7

Doanh thu thuần

18,2

54,0

27,8

11,1

57,8

31,1

Nguồn: Niên giám Thống kê

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đến năm 2022, đội ngũ DN trong nước chiếm khoảng 96,8% tổng số DN, 64,7% tổng lao động, 81,6% tổng vốn, 69,9% doanh thu. Đồng thời, DN FDI chỉ chiếm 3,2% tổng số DN, đóng góp giải quyết 35,3% lao động, 19,4% vốn, 31,1% doanh thu. Từ những con số này cho thấy Việt Nam cần tiếp tục thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài nhưng cần tập trung vào các tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực tài chính, sử dụng công nghệ cao và có quy mô thị trường rộng lớn.

Số DN FDI tăng đều qua các năm (tuy thế DN có vốn FDI chỉ chiếm khoảng 3% tổng số DN của Việt Nam): Năm 2015 DN FDI chưa có con số thật lớn, khoảng 11.940 DN năm 2015, 16.878 DN năm 2018, 22.242 DN vào năm 2020 và 22.610 DN năm 2021.

Ở Việt Nam hiện nay, DNNVV chiếm tới khoảng 95% [3]. DN lớn chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số DN. Đó là điều đáng nói khi mong muốn nền kinh tế tăng nhanh và hiệu quả cao.

Theo Bảng 3, số DN tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 31%) và miền Đông Nam Bộ (khoảng 41%). Dân số tại Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 21% nhưng chỉ chiếm khoảng 7,3% số DN cho nên gia tăng quy mô kinh tế ở vùng này sẽ gặp khó khăn.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu về phát triển DN theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 2015-2022

Chỉ tiêu

Đơn vị

2015

2019

2021

2022

1. Lao động có việc làm

103ng

53.110,5

54.659,2

49.072

50.604,7

2. Số DN đang hoạt động

DN

442.485

758.610

857.551

895.876

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

DN

17.003

31.812

36.614

39.341

% so tổng số cả nước

%

3,8

4,2

4,3

4,4

Vùng Đồng bằng sông Hồng

DN

143.229

238.386

269.964

284.303

% so tổng số cả nước

%

32,4

31,4

31,3

31,7

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

DN

56.010

100.725

111.849

117.899

% so tổng số cả nước

%

12,7

13,3

13,5

13,2

Vùng Tây Nguyên

DN

10.855

19.777

23.637

24.914

% so tổng số cả nước

%

2,5

2,6

2,6

2,8

Vùng Đông Nam Bộ

DN

182.686

312.821

353.357

364.129

% so tổng số cả nước

%

41,3

41,2

41,0

40,6

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

DN

32.588

55.089

62.130

65.290

% so tổng số cả nước

%

7,4

7,3

7,3

7,3

Nguồn: Niên giám Thống kê

Đến hết năm 2021, có khoảng 2 nghìn DNNN, giảm khoảng 900 DN so với năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 115 DN do sắp xếp lại và cổ phần hóa.

Khu vực DNTN trong nước phát triển với xu hướng ngược lại so với DNNN. Cụ thể là: giai đoạn 2015-2021, số DNTN trong nước tăng 266 nghìn DN, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 40 nghìn DN và giải quyết thêm khoảng 800 nghìn việc làm. Trong giai đoạn vừa qua, DN ngoài nhà nước có bước phát triển tương đối khá, DN ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn DNNN trong toàn bộ khối DN (tính theo tỷ trọng về số lượng việc làm, nguồn vốn, tài sản, doanh thu...). Tuy nhiên, điều đáng nói là DNTN trong nước hầu hết là có quy mô nhỏ.

Số lượng DN FDI gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2015-2021. Năm 2021, DN có 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng trên 87% trong khu vực DN FDI. Năm 2022, DN FDI chiếm 35,3% về lao động; 22,7% về tài sản và 31,1% về doanh thu. Năm 2021, DN FDI đóng góp khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Đóng góp của lực lượng DN vào gia tăng GDP và tốc độ tăng trưởng tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng với phân tích số liệu của tác giả cho thấy:

+ Chỉ tiêu 2: Lực lượng DN đóng góp khoảng 34% vào GDP của cả nước và đóng góp được khoảng 38% vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.

+ Chỉ tiêu 3: Năng suất lao động của Việt Nam mới được khoảng 140 triệu đồng/lao động. Nhìn chung năng suất lao động của Việt Nam mới bằng khoảng 33% của Thái Lan và bằng khoảng 4% của Singapore.

+ Chỉ tiêu 4: Theo Sách trắng Viêt Nam, thì tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tài sản của DN chỉ đạt khoảng 2,6-2,8%.

+ Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ đóng góp vào thu NSNN của DN đạt mức cao, khoảng gần 60%.

+ Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ đóng góp vào gia tăng GDP của DN khoảng 52% vào tăng trưởng GDP.

+ Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ đóng góp vào tạo việc làm cho người lao động của lực lượng DN được khoảng 34%.

+ Chỉ tiêu 8: Số lượng và tỷ lệ DN làm ăn có lãi khoảng 44%-45% và tỷ lệ số DN làm ăn bị thua lỗ khoảng 39%-40%.

Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2015-2022, phát triển DN có tốc độ tăng khá, quy mô DN có tăng lên (dù ít), mỗi năm tăng trung bình 60-70 nghìn DN. Đặc biệt cần nhấn mạnh là số DN tăng lên qua các năm, số DN rút khỏi thị trường ít dần đi. Tuy nhiên, năm 2020 dưới tác động mạnh của đại dịch Covid-19 số DN rút khỏi thị trường có nhiều hơn.

Việc phát triển DN ở Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều bất cập. Phần lớn DN thuộc diện DNNVV. Số DN lớn còn nhỏ. Tỷ lệ công nghệ hiện đại mà DN sử dụng còn ở mức nhỏ.

Trên thực tế Việt Nam chưa có chiến lược phát triển DN cho thời gian dài hạn. Việt Nam đang thiếu khung khổ pháp lý, nhà nước chưa có sự hỗ trợ đủ mức cho phát triển DN. Trong nhiều lý do, thì có lý do là nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé. Kinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 21,18% GDP quốc gia, DN FDI chiếm khoảng 20,02%, còn lại kinh tế tư nhân trong nước chiếm khoảng 50,04%. Điều đáng nói ở đây là, DN tư nhân chỉ chiếm khoảng 8-9,6% GDP quốc gia. DNNN và DNTN trong nước chỉ chiếm khoảng 30% GDP quốc gia. Điểm nổi bật nhất là luật pháp chưa thực sự tạo ra sự thuận lợi cần thiết cho DN phát triển. Việt Nam chưa lôi kéo được nhiều dự án lớn đến từ các quốc gia phát triển như đến từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh…, nên Việt Nam chưa có nhiều DN lớn, có tiềm năng tài chính và sử dụng công nghệ cao.

Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện những năm tới

Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về phát triển doanh nghiêp

Hoàn thiện thể chế nhà nước, trong đó thể chế kinh tế phải tuân thủ quy luật kinh tế thị trường. Lấy hiệu quả và phát triển bền vững làm tiêu chí tối thượng. Mọi thành phần, mọi loại hình DN đều bình đẳng trước pháp luật, đều bình đẳng trước các cơ hội tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư và trách nhiệm thuế.

- Tập trung hoàn thiện khung khổ luật pháp về DN, nhất là DN đổi mới sáng tạo; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các DN tham gia chuỗi giá trị, cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Hoàn thiện khung luật pháp kinh tế số và thương mại điện tử. Hoàn thiện luật pháp về thuế và hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư của những DN đem lại lợi ích lớn cho phát triển kinh tế. Nhanh chóng ban hành chính sách hỗ trợ ứng dụng các phương cách quản trị DN tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện chính sách khuyến khích đối với các DN lớn, sử dụng công nghệ cao, chiếm dụng ít đất và tiêu tốn ít điện, đúng lĩnh vực mũi nhọn của quốc gia ra đời và phát triển; Phát triển mạnh các DN đạt thương hiệu Việt Nam, có khả năng cạnh tranh quốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng. Đồng thời, pháp lý hóa việc tôn vinh các DN có nhiều đóng góp cho nền kinh tế.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý DN từ trung ương đến tỉnh, huyện. Bên cạnh hoàn thiện các đơn vị cấp phép phát triển DN, giám sát hậu cấp phép và xây dựng Trung tâm thông tin cấp quốc gia về phát triển DN kết nối thông suốt với các cổng thông tin về DN của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Xây dựng phương án phát triển DN lớn của người Việt Nam và phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành gắn với danh mục các dự án, lĩnh vực ưu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các DN đến từ các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới.

Nhà nước tổ chức đánh giá hiệu quả phát triển DN hàng năm

Nhanh chóng tổ chức đánh giá tín nhiệm của DN cũng như đánh giá chất lượng hoạt động của DN cũng như đánh giá trình độ công nghệ sử dụng trong các DN. Hình thành Tổ chức đánh giá chất lượng phát triển DN ở Việt Nam ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương. Xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng phát triển DN. Công khai kết quả đánh giá chất lượng phát triển DN. Các thông tin về kết quả đánh giá chất lượng phát triển DN phải được để sử dụng chung.

Phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu của phát triển DN

Việt Nam cần có cơ sở đào tạo chuyên sâu nhân lực quản lý các bậc cao, trung (quản trị DN, phân xưởng, phòng ban) đáp ứng yêu cầu của DN. Nhà nước cần sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề theo Luật Giáo dục nghề nghiệp theo hướng phục vụ yêu cầu phát triển các lĩnh vực mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực.

Ở Việt Nam nên thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao các lý thuyết, các công cụ quản trị DN hiện đại và xây dựng lực lượng chuyển giao kỹ thuật cho các DN. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên trách công việc chuyển đổi số cho đội ngũ DN ở Việt Nam, nhất là cho những DNNVV và những DN ở các vùng khó khăn./.

ThS. Lâm Thùy Dung - Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 34, tháng 12/2023)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020-2022), Sách trắng DN Việt Nam 2020,2021, 2022, Nxb Thống kê.

2. Ngô Doãn Vịnh, (2005), Bàn về phát triển kinh tế: Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang, Nxb Chính trị quốc gia.

3. Ngô Doãn Vịnh (2010), Phát triển: Điều kỳ diệu và bí ẩn, Nxb Chính trị quốc gia.

4. Ngô Thúy Quỳnh (2019), Quản lý phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Hùng Vương, số 2/2019.

5. Tổng cục Thống kê (2019-2023), Niên giám Thống kê 2018, 2020, 2022, Nxb Thống kê.