Quản trị nhân sự nhận được rất nhiều sự quan tâm

1. Quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự còn có tên gọi khác là quản lý nguồn nhân lực, là một trong những vị trí quan trọng nhất của công ty. Quản trị nhân sự cũng góp phần không nhỏ trong thành công của một công ty, việc vận hành công ty hiệu quả, lựa chọn sắp xếp những nhân viên có năng lực phù hợp với các vị trí của bộ máy hoạt động trong công ty là điều không thể thiếu,

Quản trị nhân sự bao gồm nhiều hoạt động và tác vụ khác nhau nhằm mục đích mang lại những giá trị tốt nhất trong doanh nghiệp. Một số công việc mà quản trị nhân sự làm như phân tích các công việc, tuyển dụng nhân viên mới, củng cố đội ngũ nhân viên cũ, đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn của các nhân viên,…

2. Những thuận lợi khi làm quản trị nhân sự

Khi trở thành một quản trị nhân sự, bạn hãy biết rằng sức ảnh hưởng của bạn trong bộ máy của công ty là rất lớn. Nếu như phòng kinh doanh có nhiệm vụ là kiếm tiền về cho doanh nghiệp, phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý tài chính chi tiêu thì phòng nhân sự có chức năng đặc biệt không kém là quản lý tất cả các nhân viên trong công ty, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, tầm quan trọng và trách nhiệm của bạn rất là lớn.

Không chỉ là được tăng lương hay những lời khen của giám đốc, bạn còn nhận được sự kính trọng, yêu mến và quan tâm của các nhân viên trong công ty.

Thực tế, nghề nhân sự rất có ý nghĩa khi bạn nhìn lại một quá trình tuyển dụng, rèn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên của công ty, giúp công ty ngày một lớn mạnh và thành công. Bạn sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào.

Quản trị nhân sự là người đứng đầu trong đội ngũ nhân viên

3. Những khó khăn khi làm quản trị nhân sự

Ngoài những thuận lợi đặc thù khi làm quản trị nhân sự, bạn cũng phải nhận lấy những khó khăn và thách thức khi làm nghề này.

Làm cách nào để hoà hợp tất cả các nhân viên trong công ty, làm cách nào để tiềm năng của nhân viên được thể hiện rõ nhất và rất nhiều nỗi lo khác mà bạn phải xử lý hằng ngày.

Một nhà quản trị nhân sự giỏi phải biết nhanh chóng khắc phục những hạn chế của mình để đáp ứng được nhu cầu công việc. Phải biết nắm rõ tình hình thị trường, phải tự bổ sung kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, bạn phải nắm được những thống kê chi tiết và chất lượng nhân sự, dựa vào đó mà đưa ra những lộ trình cũng như kế hoạch đào tạo nguồn lực, phát triển kỹ năng chuyên môn của nhân viên, đồng thời tuyển dụng thêm những nhân viên có tiềm năng cho công ty.

Trách nhiệm của một quản trị nhân sự là rất lớn, đôi lúc nó sẽ khiến bạn bị stress và nản lòng.