Chum lớn, chum nhỏ, mỗi chum mỗi dáng vẻ riêng

Không biết tự nhiên hay do sắp đặt nhưng thật lạ kì, những chiếc chum mang những hình thù và dáng vẻ khác nhau, không chum nào giống với chum nào. Cũng giống với con người có thể nhìn na ná nhau thế nhưng, mỗi người mỗi vẻ. Có chum cao lớn, chum lùn, chum bé, trung bình mỗi chum cao chừng 1 đến 2 mét, nặng từ 600 kg đến 100 tấn, chum lớn nhất nặng tới 14 tấn và cao 3,25 mét. Riêng về hình dáng thì vô vàn, có chum vuông vức, chum hình trụ, cái thắt núm, cái cao thon thả, cái miệng thẳng và cái xiên xẹc... Tuy nhiên, chất liệu làm ra chúng thì chỉ chủ yếu là đá granite. Một số được tạo nên từ đá sa thạch xen lẫn thạch anh fenspat cùng mica. Trên mỗi chiếc chum người ta còn phát hiện ra những nét chạm khắc dáng người hay động vật bên cạnh những biểu tượng khác. Cạnh chum còn có những tảng đá lớn có kích thước gần bằng những chiếc chum có lẽ để đậy những cái chum này, nhưng theo thời gian không rõ nguyên nhân những tản đá này được dùng vào việc khác. Hiện tại chỉ còn độc nhất một chiếc chum là có nắp đậy.

Cuộc truy lùng nguồn gốc cánh đồng chum Lào bắt đầu...

Âm thầm và lặng lẽ, chễnh trệ và hiên ngang giữa đất trời đã hơn 2.500 năm, có ít nhất 3.000 chum đá lớn nhỏ nằm rải trên khắp cánh đồng chum rộng khoảng 25ha. Nhìn từ trên cao, cánh đồng chum như một bàn cờ với những quân cờ nằm rải rác mọi nơi, điều này khiến cho người ta liên tưởng đến những cuộc giao tranh, nếu cánh đồng chum là chiến trận thì những cái chum là những quân sĩ đang giao tranh.

Và đó chỉ là một trong những câu chuyện “nghìn lẻ một đêm” về nguồn gốc bí ẩn của một trong những địa danh nổi tiếng nhất nhì ở đất nước Lào. Cũng có truyền thuyết nói rằng chủ nhân của những chiếc chum thuộc về những người khổng lồ, họ đã định cư tại đây và tạo nên những chiếc chum lớn. Một câu chuyên khác kể về vị vua thời cổ đại có tên là Khun Cheung đã lĩnh xướng cuộc chiến chống lại kẻ thù. Sau khi thắng lợi ông đã cho làm những chiếc chum này để tiến hành ủ rượu cho quân ăn mừng. Cũng có ý kiến xuất phát từ điều kiện khí hậu khắc nghiệt với hai mùa nắng mưa rõ rệt, khi mưa thì dầm dề thối đất còn lúc nắng hạn thì trở nên khô cằn, do đó người xưa đã dày công tạo ra những chiếc chum lớn chỉ với mục đích là để tích trữ nước mưa.

Riêng đối với các nhà khảo cổ thì họ cho rằng, những cái chum này dùng để chứa đựng hài cốt của người chết. Một cuộc khai quật quy mô lớn trong nhiều năm trước đã làm tăng thêm tính xác thực của giả thuyết này khi đã phát hiện ra nhiều hài cốt, cùng với những đồ bồi táng và gốm sứ quanh những cái chum. Nhưng luận điểm khác đã được đưa ra, những cái chum là chỉ dùng để tưởng nhớ hoặc chứa đồ của người đã khuất sau khi các nhà khảo cổ phát hiện những bộ hài cốt đã được chôn cạnh những cái chum này.

Dù phải trả qua bao thăng trằm nắng mưa, địch họa và mang theo bao điều bí xung quanh việc hình thành đến nay vẫn chưa có một lời giải xác đáng. Thế nhưng, vẻ đẹp và sự huyền bí của cánh đồng chum vẫn luôn thôi thúc các nhà khoa học và du khách đến đây tìm hiều và khám phá.