9 yếu tố chuẩn bị để sẵn sàng khởi nghiệp tinh gọn
Tầm quan trọng của khởi nghiệp tinh gọn với startup
Đối với những người mới bắt tay vào kinh doanh, khởi nghiệp, việc vận dụng mô hình khởi nghiệp tinh gọn chính là giải pháp tiết kiệm được thời gian, chi phí. Đồng thời đây còn là cách để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro không mong muốn.
Mô hình khởi nghiệp tinh gọn còn là chìa khóa để nhiều bạn trẻ khởi nghiệp khám phá được bản thân mình nhiều hơn. Đánh giá đúng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để tư đó đưa ra đúng định hướng và con đường cho ý tưởng khởi nghiệp.
Ngoài ra, nắm rõ được mô hình khởi nghiệp tinh gọn còn giúp người khởi nghiệp chủ động, trang bị cho mình đầy đủ những yếu tố cần thiết nhất cho hành trình khởi nghiệp.
Tại thung lũng Silicon Valley - cái nôi của các ông trùm khởi nghiệp hàng đầu thế giới, mô hình khởi nghiệp tinh gọn dường như là công thức không mấy xa lạ. Công thức khởi nghiệp tinh gọn được xem là công thức gối đầu giường cho những người làm khởi nghiệp trong thời đại đầy biến động và nhiều rủi ro như hiện nay.
Vậy thế nào là mô hình khởi nghiệp tinh gọn?
Khởi nghiệp tinh gọn hiểu một cách đơn giản đó chính là rút ngắn, bỏ qua những chi tiết không cần thiết, không quan trọng, râu ria. Chú trọng vào những vấn đề, chi tiết mang tính quyết định. Theo đó, một mô hình khởi nghiệp tinh gọn sẽ gồm 9 yếu tố:
- Problem (Vấn đề): Người làm khởi nghiệp cần vạch ra được đâu là vấn đề mà dự án khởi nghiệp muốn giải quyết cho khách hàng.
- Solution (Giải pháp): Nêu ra các đặc điểm của dự án khởi nghiệp có thể giải quyết vấn đề đã được đề cập.
- Customer Segments (Phân khúc khách hàng): Để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp cần xác định đúng phân khúc khách hàng mà sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp muốn tập trung. Đánh đúng vào phân khúc khách hàng sẽ mang đến lượng khách hàng tiềm năng cao. Từ đó mang đến giá trị chuyển đổi tối ưu nhất.
- Key Metrics (Chỉ số chủ chốt): Đánh giá, số liệu hóa từng hoạt động chủ chốt của người dùng và đưa ra giải pháp làm thế nào để người dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng như giới thiệu đến bạn bè, người thân. Đây là một chỉ số nhằm định hướng, đánh giá lượng khách hàng thân thiết.
- Unique Value Proposition (Giá trị khác biệt): Với một công ty khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp tinh gọn rất cần đến giá trị khác biệt. Theo đó, bạn nên làm sao để giúp người dùng động cơ nào nên mua hành của bạn; đâu là điểm khác biệt giữa sản phẩm của bạn với của các đối thủ đã có trước đó. Đồng thời cần phải xác định được Slogan và thông điệp quảng cáo chính cho sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đó chính là cách giúp mô hình khởi nghiệp đến gần hơn, nhanh hơn với khách hàng.
- Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền): Thật ra, đây là một trong những yêu cầu khá khó đối với các công ty khởi nghiệp. Lợi thế cạnh tranh không chỉ đơn giản là những điểm tốt của dự án khởi nghiệp mà là việc bạn làm sao để làm điều ấy tốt hơn đối thủ của mình. Lợi thế cạnh tranh không được tạo ra từ những gì bắt chước hay mua được mà được tạo ra từ sự cố gắng, nổ lực, sáng tạo không ngừng.
- Channels (Kênh bán hàng): Để tinh gọn hành trình khởi nghiệp, bạn cần xác định rõ đâu là các kênh phân phối, bán hàng. Theo đó các kênh này bao gồm kênh miễn phí và kênh có trả tiền.
- Cost Structure (Chi phí): Với hầu hết các công ty khởi nghiệp, chi phí là điều cần phải quan tâm. Hạn chế đến mức thấp nhất những chi phí để giải quyết rủi ro.
- Revenue Stream (Nguồn thu nhập): Bạn cần xác định nguồn thu nhập của mình từ dự án khởi nghiệp bắt nguồn từ đâu: từ sản phẩm bán được, từ trả góp, bán thương quyền.
Với mô hình khởi nghiệp tinh gọn, việc xác định và trả lời rõ ràng, dễ hiểu 9 vấn đề này là điều cần thiết. Song mô hình khởi nghiệp tinh gọn có thể thay đổi theo từng giai đoạn chứ không phải là thứ dùng vô thời hạn. Để khởi nghiệp thành công, ngay từ bây giờ bạn hãy bắt tay vào việc xây dựng cho mình mô hình khởi nghiệp tinh gọn phù hợp nhất./.
Bình luận