Nghiện sách vì những lời hứa hẹn, rồi sao nữa?

Tin vào hứa hẹn trong sách và không thực hiện để lời hứa biến thành hiện thực

Nhiều bạn trẻ đọc sách self help như đang tìm kiếm cách giải quyết những vấn đề của mình từ những kinh nghiệm được viết lại. Tuy nhiên, nhiều cuốn sách được viết lên dựa trên quan điểm cá nhân và không được kiểm qua tâm lý học. Đôi khi những tình huống đó chỉ đúng trong một trường hợp và hoàn cảnh nhất định. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ rất nghiện đọc sách self help bởi những lời hứa hẹn có thể thay đổi bản thân và cuộc đời. Nhưng, đọc xong rồi vẫn không có gì thay đổi bởi những điều đó không được thực hiện. Vậy là hình thành ảo tưởng. Thay vì mình hiểu hơn về thế giới thì lại chìm đắm trong những lời hứa hẹn mà ngay chính bản thân người đọc cũng không biết bao giờ mình sẽ thực hiện.

Thay đổi mình để trở thành người khác

Những chia sẻ và những câu trích dẫn truyền cảm hứng được viết một cách khéo léo và luôn lôi kéo bạn làm theo những bước này, những bước kia để đạt mục đích và thành công. Nhưng sau đó, bạn biến mình như một cái máy và chỉ biết làm theo các bước mà không có sự linh hoạt. Những câu chuyện luôn thôi thúc và khiến mình trải qua một nguồn năng lượng khi đọc nó. Nhưng dừng lại thì chỉ là trống rỗng và bạn cảm thấy mình lạc lõng giữa cuộc đời, chúng khác xa với những gì được viết trong sách. Self help sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống và cũng giúp bạn có thể linh hoạt hơn để xử lý các tình huống bằng kinh nghiệm người đi trước. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng một cách cứng nhắc thì màu hồng chỉ ở sách vở và màu xám vẫn ở xung quanh bạn mà thôi. Đôi khi, bạn sẽ tự thấy mình như biến thành một người khác và không phải là những gì mình đang muốn trở thành bởi những điều trong sách nó không phù hợp tại hoàn cảnh của bạn.

Biến thành con người cố chấp, bảo thủ và luôn ảo tưởng và ngụy biện

Ngụy biện trong từng tình huống và bảo thủ hơn khi cứ chăm chăm cách cũ

Vấn đề của nhiều người đọc self help là tự mình trở thành một con người cố chấp, bảo thủ. Đây không phải là mục đích của người viết sách mà chính người đọc sách tự mình cố chấp hiểu sai và biến mình thành con người như vậy. Tác giả mong muốn truyền cảm hứng qua những câu chuyện, tuy nhiên người đọc lại áp dụng một cách cứng nhắc vào cuộc sống và áp đặt rằng tình huống đó phải là như vậy, dù rằng đây chỉ là ví dụ. Hơn nữa, sự ảo tưởng rằng mình tài giỏi và biết nhiều thứ hơn khi mình đọc sách khiến nhiều người “lên mặt”. Khi bạn bè cần tư vấn lại lôi những điều có trong sách vở ra để nói và đó không phải chính là điều mà đối phương cần. Tuy self help rất có ích trong việc truyền cảm hứng nhưng nếu bạn quá cố chấp thì cũng tự mình biến thành con người như vậy và luôn ngụy biện cho những hành động của mình.

Đọc sách không xấu, cách áp dụng và tiếp nhận của bạn sẽ khiến cho điều tốt đẹp trở nên không hiệu quả.