Hiểu thực tại và biết chấp nhận

Rất nhiều người khi nhận thấy sếp kém liền công khải đả kích, nằng nặc đòi chuyển nhóm hoặc nghỉ việc và tìm việc làm mới (tham khảo thêm các việc làm ở Bắc Ninh). Đây thực sự là một quyết định thiếu khôn ngoan, bởi bạn cần thời gian để suy xét kĩ mọi thứ. Một nhận định hấp tấp, hành xử thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt mọi người.

Thêm nữa, môi trường nào cũng tồn tại những mặt trái và bạn phải tìm cách thích nghi để gặt hái thành công về sau. Thay vì cứ giữ thành kiến về năng lực yếu kém của sếp, thì nên nhìn vào những thế mạnh, điểm tích cực khác của họ bởi không ai là không có những điểm tốt. Có thể sếp không giỏi nhưng hòa đồng và biết lắng nghe, hoặc sếp là người chân thành, có trách nhiệm…Tóm lại, đừng chăm chăm vào các khía cạnh tiêu cực mà bạn nên học cách chấp nhận thực tại và tập trung cho công việc.

Giữ đúng “bổn phận” của người nhân viên

Thực tế dù bạn có trình độ chuyên môn giỏi hơn sếp, thì vẫn nên giữ đúng và làm tròn trách nhiệm của một người nhân viên. Nghĩa là bạn đừng nên có những hành động tùy tiện vượt cấp, hoặc từ chối làm việc với cấp trên vì không tin tưởng vào năng lực của họ.

Cách hành xử bộc trực chỉ khiến cho mối quan hệ căng thẳng và giảm sút chất lượng công việc. Bạn hãy làm đúng và hoàn thành tốt các yêu cầu của cấp trên. Sau đó, bạn có thể khéo léo đề xuất và đóng góp để cải thiện chất lượngcông việc trong tương lai.

Thảo luận tích cực, tránh làm “bẽ mặt” sếp

Trong các cuộc họp, thảo luận về công việc, hẳn là bạn sẽ có những chính kiến, quan điểm riêng. Khi bất đồng quan điểm với sếp, dù cho ý kiến của bạn đầy thuyết phục vànhận nhiều sự đồng tình từ tập thể, nhưng cũng đừng vì thế mà buông lời chỉ trích hoặc phản đối gay gắt những ý kiến của sếp ngay trước đám đông.

Thay vào đó, thì bạn nên tìm thời điểm thích hợp để trao đổi với sếp, giải thích thêm cho họ hiểu. Điều này vừa giúp cấp trên giữ hình tượng, đồng thời cũng chứng tỏ bạn là nhân viên tốt. Chắc hẳn sếp sẽ biết ơn và tôn trọng bạn hơn.

Nhớ về sự giúp đỡ của cấp trên

Chúng ta thường có khuynh hướng “nhớ dai” những chuyện buồn, mà hay chóng quên đi các niềm vui. Vì vậy, bạn nên vực dậy tinh thần cống hiến với cấp trên bằng cách nhớ lại những lần họ quan tâm, giúp đỡ bạn mỗi khi bạn gặp vấn đề.

Đây là một “liều doping” tích cực giúp bạn thêm trân trọng mối quan hệ với cấp trên và nhận ra nhiều điều tuyệt vời từng có trong suốt quãng thời gian làm việc. Từ đó, bạn dễ dàng cảm thông và hợp tác hiệu quả với họ hơn.

Kết nối đồng nghiệp thâm niên

Nếu bạn không thể “tự thân vận động” và người sếp thì kém cỏi, thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn. Họ không chỉ có khả năng giúp bạn trong công việc, mà cònlà những người hiểu và biết cách ứng xử với sếp hơn bạn, nên sẽ đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng điều này. Hãy biết chọn lọc thông tin, học hỏi, trau dồi nghề nghiệp, tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, điều đó sẽ giúp bạn ngày một tiến xa hơn dù không gặp được sếp giỏi.

Chuẩn bị kế hoạch dự phòng

Nếu người sếp của bạn thực sự tệ về cả năng lực lẫn thái độ, tính cách, thì tốt nhất nên “âm thầm” chuẩn bị kế hoạch ra đi. Bạn có thể chuyển sang nhóm/chi nhánh, hoặc thậm chí công ty khác. Sự chán nản sẽ “giết mòn” tinh thần làm việc, ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp của bạn.

Ngoài ra, nếu đủ điều kiện, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến nỗ lực phấn đấu và tự đề cử nhằm thay thế vị trí của sếp hiện tại. Nhưng hãy cân nhắc kĩ điều này vì bạn đang tự đặt mình vào tình huống “được ăn cả ngã về không”.