Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 8 (762)
Quốc phòng, an ninh là vấn đề hệ trọng của đất nước, quyết định đến sự an, nguy, thịnh, suy, còn hay mất của một chế độ. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và luôn được thể hiện sâu sắc, rõ nét trong văn kiện các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Do vậy, mỗi kỳ đại hội đều có những đánh giá, định hướng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình thực tế - luôn luôn có sự bổ sung, phát triển mới. Bài viết, “Những điểm mới về phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, tác giả Nguyễn Anh Tuấn làm rõ hơn những nội dung về quốc phòng an ninh tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, với những sửa đổi quan trọng nhằm tạo cơ hội bảo vệ tốt hơn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, để Luật phát huy được những ưu điểm và sớm đi vào cuộc sống, cần lưu ý cách thức triển khai trong thời gian tới. Bài viết, “Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020: Những điểm mới và các lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện”, tác giả Phương Anh sẽ làm rõ hơn nhưng nội dung này.
Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được việc phát triển kinh tế ban đêm, Việt Nam sẽ phải trải qua một chặng đường “đầy chông gai” với những thách thức phía trước. Bài viết, “Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, tác giả Lê Mạnh Hùng sẽ đi phân tích những cơ hội và thách thức, cũng như những kiến nghị đối với hình thức kinh doanh mới này tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động quốc gia. Tại Việt Nam, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước hiện nay. Bài viết, “Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới”, tác giả Trần Duy Phương đánh giá lại những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế của quá trình triển khai, xây dựng Chính phủ điện tử thời gian qua để có thể đề xuất những giải pháp khắc phục trong thời gian tới là rất cần thiết.
Sau hơn 35 năm Đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của thị trường tài chính. Khu vực tài chính đã huy động được nhiều nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, khu vực kinh tế nhà nước và sự phát triển kinh tế nói chung. Bài viết “Phát triển thị trường tài chính Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Chiến khái quát sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam thông qua cung tiền mở rộng và tín dụng ngân hàng. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục phát triển thị trường tài chính Việt Nam lành mạnh, ổn định và lớn mạnh hơn nữa.
Được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 1990, đến nay thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập cần được khắc phục để phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Bài viết, “Những giải pháp thúc đẩy thị trường kế toán, kiểm toán Việt Nam phát triển”, tác giả Nguyễn Hoản sẽ đi sâu phân tích tình hình phát triển thị trường kế toán, kiểm toán Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Anh Tuấn: Những điểm mới về phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Phương Anh: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020: Những điểm mới và các lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Lê Mạnh Hùng: Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Trần Duy Phương: Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Văn Chiến: Phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Nguyễn Hoản: Những giải pháp thúc đẩy thị trường kế toán, kiểm toán Việt Nam phát triển
Đỗ Thị Bình: Ảnh hưởng của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến vận hành thị trường điện Việt Nam
Nguyễn Hữu Xuân Trường, Đỗ Thế Dương: Vấn đề mất cân bằng dữ liệu trong phát hiện gian lận tài chính
Nguyễn Tần Tâm: Thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Trịnh Thị Lan Anh: Thúc đẩy quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út
Trần Mỹ Hải Lộc: Công dân toàn cầu trong thời đại công nghiệp 4.0: Thấu hiểu để hội nhập
Nguyễn Văn Tuân, Trần Mạnh Thắng: Tạo động lực cho đội ngũ trí thức trẻ ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Đinh Văn Toàn: Đề xuất chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Thị Thanh An, Đinh Thị Ngọc Quỳnh: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học tại Việt Nam
Dương Nam Hà, Nguyễn Hữu Nhuần, Phạm Văn Hùng, Lưu Ngọc Lương: Xu hướng nghiên cứu về nông nghiệp thông minh trên thế giới trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số
Trần Thị Hà Phương: Tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu của THACO
NHÌN RA THẾ GIỚI
Nguyễn Quốc Huy: Phát triển kinh tế số: Kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia và một số đề xuất cho Việt Nam
Lê Thị Lan, Kanthong Vilaysane: Phát triển nguồn nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Trần Đắc Khâm: Thực trạng cơ cấu công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hà Nội và hàm ý chính sách
Lê Duy Dũng: Tăng cường hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở TP. Hà Nội
Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thảo Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Nặm Đăm - xã Quản Bạ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang
Hoàng Văn Thành: Giải pháp quản lý đất đai tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Nguyễn Văn Tung, Trần Quang Phú: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics phục vụ cảng khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030
Nguyễn Thị Hà Phương: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai
Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hữu Tuấn: Một số giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất cà phê xuất khẩu theo chuỗi giá trị ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Anh Tuan: New points in the direction and tasks of defense and security in 13th National Party Congress document
Phuong Anh: Law on Vietnamese workers working abroad under contracts 2020: New points and notes during implementation
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Le Manh Hung: Development of night-time economy in Vietnam: Opportunities and challenges
Tran Duy Phuong: Some schemes to accelerate e-Government in Vietnam in the coming time
RESEARCH - DISCUSSION
Nguyen Van Chien: To boost Vietnam’s financial market
Nguyen Hoan: Solutions to promote Vietnam’s accounting and auditing market
Do Thi Binh: The impact of Renewable Energy Development Strategy on Vietnam’s electricity market operation
Nguyen Huu Xuan Truong, Do The Duong: The problem of data imbalance in financial fraud detection
Nguyen Tan Tam: Current situation and schemes to expand subjects participating in social insurance in Vietnam
Trinh Thi Lan Anh: Promote tourism cooperation between Vietnam and Saudi Arabia
Tran My Hai Loc: Global citizenship in the Fourth industrial revolution: Comprehend to integrate
Nguyen Van Tuan, Tran Manh Thang: Generate motivation in young intellectuals in Vietnam: Current situation and solutions
Dinh Van Toan: Propose policies to promote enterprises in science and technology at Hanoi National University
Nguyen Thi Thanh An, Dinh Thi Ngoc Quynh: Develop innovative startup ecosystems in Vietnam-based universities
Duong Nam Ha, Nguyen Huu Nhuan, Pham Van Hung, Luu Ngoc Luong: Research trends on smart agriculture in the world in the era of digital economy
Tran Thi Ha Phuong: THACO to increase participation in global automotive supply chain
WORLD OUTLOOK
Nguyen Quoc Huy: Digital economy development: Experiences from Singapore, Malaysia and some recommendations for Vietnam
Le Thi Lan, Kanthong Vilaysane: Improve human resource at Department of Industry and Trade of Hua Phan province, Lao PDR
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Tran Dac Kham: Current status of structure of supporting industry in the Hanoi city and policy implications
Le Duy Dung: Strengthening vocational training, job recommendation, and labor export activities for the young completed military service in Hanoi
Tran Thi Van Anh, Nguyen Thao Nguyen: Development of community-based tourism in Nam Dam village - Quan Ba commune - Quan Ba district - Ha Giang province
Hoang Van Thanh: Solutions to land management in Luc Nam district, Bac Giang province
Nguyen Van Tung, Tran Quang Phu: Expand logistics infrastructure for ports in Ba Ria - Vung Tau province until the year 2030
Nguyen Thi Ha Phuong: Improve the quality of human resources from vocational training to meet the needs of FDI enterprises in Dong Nai
Le Thi Thanh Huyen, Nguyen Huu Tuan: Some schemes to strengthen the value-chain production of coffee for export in Dak Lak province
Bình luận