Quy hoạch phải lấy thực tiễn làm thước đo với các "số liệu biết nói"
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này khi chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 14/9, tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là công việc khó, bởi được làm lần đầu tiên, chưa có tiền lệ. Ảnh: VGP |
44/44 ủy viên, thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu nhất trí thông qua
Tại Hội nghị, sau khi Hội đồng bỏ phiếu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định thông tin, cả 44 ủy viên, thành viên Hội đồng thẩm định tham gia bỏ phiếu thông qua Hồ sơ Quy hoạch và Dự thảo Báo cáo thẩm định.
Cụ thể, đối với Hồ sơ Quy hoạch, 44/44 phiếu nhất trí thông qua. Trong đó, 7 phiếu nhất trí thông qua không phải chỉnh sửa bổ sung, chiếm 16%; 37 phiếu nhất trí thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung, chiếm 84%.
“Như vậy, Hội đồng Thẩm định đánh giá Hồ sơ Quy hoạch đủ điều kiện trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10 tới”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói.
Với Dự thảo Báo cáo thẩm định, 100% thành viên Hội đồng nhất trí thông qua, với 16 phiếu biểu quyết không phải chỉnh sửa, chiếm 36,4%; 28 phiếu biểu quyết với điều kiện phải chỉnh sửa, chiếm 63,6%.
"Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia - quy hoạch lần đầu tiên được triển khai lập ở Việt Nam theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định thông tin, cả 44 ủy viên, thành viên Hội đồng thẩm định tham gia bỏ phiếu thông qua Hồ sơ Quy hoạch và Dự thảo Báo cáo thẩm định. Ảnh: VGP |
Quy hoạch phải chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc của các thành viên Hội đồng Thẩm định, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến để hoàn thiện bản Quy hoạch.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển. Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là công việc khó bởi được làm lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, quy mô rộng, nhiệm vụ lớn, phức tạp, nhạy cảm, do đó phải giữ vững đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau, quyết định theo đa số với tinh thần trách nhiệm cao nhất để bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ một số nội dung để các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện quy hoạch, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thủ tướng trao đổi với các chuyên gia tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trước hết, Thủ tướng cho rằng, cần làm rõ quy hoạch khác với chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm như thế nào. Việc xây dựng Quy hoạch phải bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, trong đó có Luật Quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, để cụ thể hóa thành quy hoạch bảo đảm, khả thi, hiệu quả, dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ giám sát, kiểm tra. Đồng thời, phải đánh giá sát tình hình, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo với các "số liệu biết nói" cụ thể.
Với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch phải chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, từ đó có giải pháp phù hợp để phát huy tối đa các nguồn lực, trong đó nội lực (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa - lịch sử) là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, tranh thủ ngoại lực (gồm vốn, công nghệ, quản lý, đào tạo nhân lực…) là quan trọng và đột phá, đồng thời chỉ ra, hóa giải được những mâu thuẫn, thách thức, tồn tại, yếu kém của nội tại nền kinh tế (như về hạ tầng, thể chế, kết nối vùng, kết nối quốc tế, chênh lệch phát triển giữa các khu vực…).
Về xác định không gian phát triển theo vùng lãnh thổ, Thủ tướng cho rằng, đây là nhiệm vụ đã được nghiên cứu, triển khai từ lâu, việc xây dựng Quy hoạch cần có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển về nội dung này.
Thủ tướng hỏi thăm các cán bộ Viện Chiến lược phát triển và Vụ Quản lý quy hoạch - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác hậu cần chuẩn bị Hội nghị |
Thủ tướng gợi ý, quy hoạch cần xác định các ngành mũi nhọn sát tình hình thực tiễn, điều kiện và hoàn cảnh đất nước, gồm: nông nghiệp; các ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp vật liệu, công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các ngành dịch vụ, như: logistics, dịch vụ tiêu dùng, ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử, công nghiệp văn hóa…
Việc xây dựng Quy hoạch cần quán triệt và cụ thể hóa phát triển nhanh nhưng bền vững, phát triển hài hòa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường, đặt văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội, xác định văn hóa lịch sử truyền thống là một nguồn lực, "văn hóa còn thì dân tộc còn"; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thủ tướng cũng đặt vấn đề mở rộng không gian phát triển gồm không gian ngầm, không gian biển và bầu trời; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế ban đêm; phát triển không gian văn hóa gắn với du lịch.
Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xác định thứ tự ưu tiên để bố trí, ưu tiên nguồn lực phù hợp; bảo đảm môi trường sinh thái, xử lý các vấn đề môi trường; vấn đề di dân để quy hoạch không gian gắn với phát triển dân số hài hòa, hợp lý.
Thủ tướng cũng lưu ý cách thức huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch (gồm nhân lực, vật lực, tài lực; trong đó có nguồn lực nhà nước, nguồn lực từ người dân và doanh nghiệp, nguồn lực bên ngoài), trong đó yếu tố con người là quyết định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ và người đứng đầu. Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân".
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ, văn bản liên quan, triển khai các thủ tục theo quy định để xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Chính phủ trước khi trình Quốc hội thông qua./.
Cầu thị, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp xác đáng để xây dựng bản quy hoạch tốt nhất Công tác quy hoạch được xem như người công binh mở đường; một bản quy hoạch tốt sẽ giúp có được con đường đi tốt ... |
Quy hoạch tổng thể quốc gia cần làm rõ hơn điểm nghẽn về các yếu tố nền tảng trong phát triển Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyên gia phản biện Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm ... |
Mở ra không gian phát triển mới, cơ hội phát triển mới, động lực phát triển mới Với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, Quy hoạch tổng thể quốc gia phải chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội ... |
Bình luận