4 dấu hiệu chứng tỏ một CEO biết quan tâm nhân viên
Tìm hiểu trách nhiệm công việc của nhân viên
Khi một doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập thường rơi vào tình trạng không đủ nhân sự đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Vào thời điểm đó CEO sẽ kiêm luôn trách nhiệm của một số vị trí công việc khác. Đây là thời gian rất đáng để CEO có thể hiểu hết những khó khăn, tâm lí và trách nhiệm của một nhân viên bình thường khi thực hiện công việc là như thế nào.
Muốn trở thành một CEO biết quan tâm tới suy nghĩ của nhân viên và được họ quý trọng, bạn là một CEO cần lấy ra thời gian nhất định nào đó tiếp xúc nói chuyện cởi mở với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Lợi ích của việc làm này thể hiện khá rõ qua việc bạn phải đưa ra quyết định chiến lược quan trọng nào đó. Tiếp nữa là tránh hỏi thăm công việc của nhân viên trong doanh nghiệp rồi phản hồi theo kiểu đại khái chung chung khi họ trả lời câu hỏi gì đó từ bạn. Là một giám đốc lãnh đạo nên vừa phải làm mọi việc khiến cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận buồm xuôi gió, mà còn phải giúp cho nhân viên nắm được văn hóa làm việc của doanh nghiệp.
Chủ động tiếp xúc nhân viên
Trước một thời gian ngắn diễn ra một sự kiện gì đó ở địa điểm làm việc hãy ra khỏi văn phòng và hòa vào không gian của nhân viên, đó cũng là một cách rất tốt giúp bạn thư thái đầu óc và còn có cơ hội gần gũi với nhân viên của mình hơn.
Khi thực hiện một công việc gì đó, nhưng không nhất thiết phải ngồi lì trong văn phòng làm việc riêng thì hãy đi ra khỏi phòng và nhanh chóng xác định vị trí mà bạn muốn ngồi để trò chuyện với nhân viên, cụ thể ở đây là nhân viên bạn ít khi có dịp để tiếp xúc với họ. Đây là cơ hội rất tốt để xuất hiện một sợi dây vô hình kết nối giữa bạn và nhân viên đó.
Tạo ra phản hồi riêng
Khuyến khích các nhân viên trong một doanh nghiệp phản hồi theo thời gian biểu cố định là một cách làm khá hay giúp cho nhân viên có thể nói lên suy nghĩ của bản thân họ về CEO, về doanh nghiệp và CEO cũng đóng góp ý kiến của họ về cách xử lí công việc của nhân viên. Việc làm này hữu ích ở chỗ giúp xây dựng lòng tin cũng như khiến cho CEO có cái nhìn tổng quát về nhân viên của mình hơn. Có thể thành thời gian cho từng nhân viên là một việc làm hết sức khó khăn với CEO, nhưng những buổi phản hồi theo từng nhóm là việc làm không mấy khó khăn.
Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên
Có lẽ cách tốt nhất để đặt sự quan tâm của CEO lên suy nghĩ của nhân viên chính là hiểu và thông cảm cho cuộc sống, gia đình của họ. Điều này thực sự cho thấy CEO quan tâm đến cuộc sống của nhân viên trong doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn đối với các thành viên trong bộ phận nhân sự.
Như thế nào là một CEO vừa tài giỏi vừa tâm lí, họ chủ động quan tâm, tìm hiểu đến cuộc sống riêng tư của nhân viên, từ đó có những phúc lợi thích hợp cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, chẳng hạn như tổ chức hoạt động ngoài trời cho nhân viên hay một chuyến đi sang tỉnh thành khác để kết nối giữa các nhân viên với nhau và quan trọng hơn cả là gắn kết giữa CEO và đội ngũ nhân sự - linh hồn của doanh nghiệp.
Hãy đối xử với nhân viên như cách mà bạn muốn mình được nhận lại từ mọi người. Một doanh nghiệp và người lãnh đạo là một CEO biết cách quan tâm tới suy nghĩ của nhân viên sẽ tạo ra một không gian làm việc hoàn toàn khác, mọi người sẽ cùng cởi mở để học hỏi lẫn nhau. Đội ngũ nhân viên với hiệu suất làm việc hiệu quả chắc chắn một điều rằng doanh nghiệp sẽ không ngừng phát triển.
Bình luận