TS. Đặng Thành Cương

Trường Kinh tế - Đại học Vinh

Tóm tắt

Qua điều tra, thu nhập dữ liệu từ 215 nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh Nghệ An, nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào khu kinh tế (KKT) và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm: Nhân lực, Dịch vụ hành chính, Chính sách thu hút, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Môi trường vĩ mô. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KKT và KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Từ khóa: thu hút đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu kinh tế, khu công nghiệp, tỉnh Nghệ An

Summary

Through a survey of 215 foreign investors in Nghe An province, the study points out six determinants of FDI attraction into economic zone and industrial parks in the province, which are Human resources, Administrative services, Attraction policies, Infrastructure, Costs and Macro environment. This finding is important to propose solutions to boost FDI attraction into local economic zone and industrial parks in the coming time.

Keywords: investment attraction, foreign direct investment, economic zone, industrial parks, Nghe An province

GIỚI THIỆU

Nghệ An là địa bàn có diện tích lớn nhất cả nước với rất nhiều lợi thế giao thông, như: sân bay, cảng biển, đường bộ, hệ thống hạ tầng giao thông và logistics ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện. Nghệ An đủ điều kiện và tiềm lực để phát triển thành một tỉnh mạnh, dù nằm xa các trung tâm kinh tế lớn và không thuộc vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tích lũy vốn nội bộ của Nghệ An còn khá thấp, ngân sách tỉnh chưa cân đối được, chính vì vậy cần có các nguồn vốn huy động từ bên ngoài, đặc biệt là từ nguồn vốn FDI. Thu hút FDI là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế, thúc đẩy xuất - nhập khẩu, là nguồn lực để các địa phương có điều kiện thực hiện mục tiêu phát triển.

Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 6 KCN và 1 KKT. Mặc dù Nghệ An đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để thu hút FDI, tuy nhiên xét về tổng thể, các chương trình thu hút FDI chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Tỉnh. Để xây dựng một tầm nhìn phát triển bền vững, cần chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KKT, KCN, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa thu hút FDI vào KKT, KCN của tỉnh nhà.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết OLI của Dunning (2001) giả định rằng, các công ty không có khả năng thực hiện đầu tư FDI nếu họ có thể thu được dịch vụ hoặc sản phẩm cần thiết bên trong công ty và với chi phí thấp hơn. Khung lý thuyết này theo dõi 3 trụ cột là sở hữu, vị trí và nội hóa. Hầu hết các nghiên cứu về sự hấp dẫn của FDI dựa trên lý thuyết này. Tuy nhiên, các yếu tố quyết định đến FDI là khác nhau giữa các nghiên cứu.

Khachoo và Khan (2012) nghiên cứu các yếu tố quyết định của FDI ở các nước đang phát triển, dựa trên một mẫu bảng của 32 nước đang phát triển trong giai đoạn 1982-2008. Sử dụng phương pháp FMOLS, nhóm tác giả chỉ ra rằng, dòng vốn FDI phụ thuộc vào một tập hợp các yếu tố như: kích thước thị trường, tổng dự trữ, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động và sự mở cửa của nền kinh tế. Trần Quang Hậu (2015) nhận thấy, lợi thế địa phương và môi trường quốc tế ảnh hưởng lớn đến dòng vốn FDI. Lê Thị Như Hằng (2023) chỉ ra rằng, môi trường chính trị xã hội, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý và năng lực của người lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút FDI.

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trước và tổng quan từ các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đó là: Nhân lực, Dịch vụ hành chính, Chính sách thu hút, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Môi trường vĩ mô. Mô hìn nghiên cứu được trình bày tại Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nguồn: Tác giả đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Để định lượng được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KKT, KCN, tác giả đã tiến hành kiểm định sự phù hợp của thang đo với dữ liệu thực tiễn; sử dụng mô hình phân tích khám phá (EFA); mô hình hồi quy đa biến (MRA) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KKT, KCN.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 01/2/2024 đến ngày 01/4/2024. Quá trình thu thập phiếu điều tra được sử dụng theo phương thức online và phát phiếu trực tiếp. Tác giả đã gửi đi 250 phiếu, sau khi tổng hợp và chọn lọc, số phiếu hợp lệ thu được là 215 phiếu. Sau khi mã hoá các biến, tác giả đã có bộ dữ liệu chính xác, khách quan để tiến hành kiểm định, chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS 26.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Độ tin cậy của thang đo

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, tất cả các biến quan sát còn lại đều có hệ số tương quan biến – tổng > 0,3, hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, nên thang đo đảm bảo độ tin cậy.

Bảng 1: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

Mã hóa

Tên biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha

Thu hút FDI vào KKT, KCN (TH)

TH1

Luôn chọn KKT, KCN tại tỉnh Nghệ An để đầu tư

0,560

0,714

TH2

Mong muốn tiếp tục đầu tư tại nơi đây

0,680

TH3

Giới thiệu cho nhà đầu tư nước ngoài khác

0,796

TH4

KKT, KCN tại tỉnh Nghệ An là lựa chọn đầu tiên

0,682

Cơ sở hạ tầng (HT)

HT1

Hệ thống gian thông hiện đại

0,720

0,828

HT2

Hệ thống điện, nước đầy đủ và hiện đại

0,683

HT3

Hệ thống xử lý nước thải, chất thải đầy đủ

0,603

HT4

Hạ tầng thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại

0,614

Chính sách thu hút (CS)

CS1

KKT, KCN có nhiều ưu đãi về thuê mặt bằng

0,661

0,867

CS2

KKT, KCN có nhiều ưu đãi về thuế

0,703

CS3

KKT, KCN có nhiều đất sạch cho nhà đầu tư nước ngoài

0,715

CS4

KKT, KCN có các chính sách liên quan đến đầu tư và môi trường kinh doanh ổn định

0,656

CS5

Sẵng sàng hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng

0,712

Chi phí (CP)

CP1

Chi phí lao động rẻ

0,660

0,836

CP2

Chi phí vận tải thấp

0,650

CP3

Chi phí thuê mặt băng thấp

0,696

CP4

Chi phí nguyên vật liệu, chi phí đầu vào rẻ

0,668

Nhân lực (NL)

NL1

Nguồn lao động dồi dào

0,640

0,839

NL2

Lao động có tay nghề, năng suất lao động cao

0,680

NL3

Đội ngũ quản lý có năng lực lãnh đạo tốt

0,670

NL4

Người lao động có thái độ làm việc tốt, kỷ luật, chuyên nghiệp

0,702

Môi trường vĩ mô (MT)

MT1

Môi trường kinh khả năng sinh lợi cao

0,556

0,832

MT2

Môi trường chính trị ổn định

0,607

MT3

Quy mô thị trường tiêu thụ lớn

0,612

MT4

Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ tốt tại địa phương

0,690

MT5

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

0,694

Dịch vụ hành chính (DV)

DV1

Thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn

0,858

0,844

DV2

Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ tốt

0,857

DV3

Cơ quan nhà nước sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

0,796

DV4

Các thắc mắc, phản ảnh của doanh nghiệp luôn được giải đáp thỏa đáng

0,794

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Phân tích EFA

Kết quả phân tích EFA cho biết, hệ số tải nhân tố có giá trị từ 0,715-0,839. Kiểm định tính thích hợp của mô hình cho giá trị 0,5 ≤ KMO = 0,835 ≤ 1. Kiểm định Bartlett về tương quan các biến quan sát có Sig. = 0,000 < 0,05. Kiểm định phương sai trích đạt 65,717% > 50%, Eigenvalue = 1,873 >1. Điều này có nghĩa là, 65,717% thay đổi của các yếu tố được giải thích bởi các biến quan sát. Qua phân tích EFA, có thể thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thực tiễn.

Phân tích hồi quy tuyến tính

Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hồi quy

chưa chuẩn hóa

Hồi quy

chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Beta

Beta

VIF

1

(Constant)

-0,524

0,218

-2,405

0,017

1,331

HT

0,161

0,042

0,150

3,841

0,000

1,217

CS

0,176

0,046

0,155

3,804

0,000

1,317

DV

0,198

0,043

0,179

4,593

0,000

1,235

CP

0,154

0,043

0,144

3,536

0,000

2,113

MT

0,093

0,044

0,083

2,106

0,036

1,331

NL

0,395

0,051

0,399

7,760

0,000

1,331

Biến phụ thuộc: TH

ANOVA: Giá trị F =66,634, Sig.= 0.000

R2 hiệu chỉnh = 0,713, Sig = 0,000

Durbin-Watson = 2,219

Kiểm định Spearman: tất cả hệ số hồi quy có Sig. > 0,05

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Trong Bảng 2, theo kiểm định Wald, hệ số Sig. < 0,05. Như vậy, về tổng thể, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. R2 hiệu chỉnh = 0,713, như vậy 71,3% thay đổi của ý định sử dụng thẻ tín dụng được giải thích bởi các biến độc lập và đảm bảo có ý nghĩa với mức tin cậy 95%. Tất cả các biến độc lập đều có VIF < 3, như vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Durbin-Watson = 2,219 nằm trong khoảng 1-3, nên không có hiện tượng tự tương quan. Như vậy, các kiểm định mô hình đều cho kết quả phù hợp nên mô hình tốt để dùng cho phân tích.

Kết quả nghiên cho thấy cả 6 nhân tố: Nhân lực, Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ hành chính, Chính sách thu hút, Môi trường vĩ mô, Chi phí đều ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KKT, KCN. Trong đó, Nhân lực và Dịch vụ hành chính có mức độ tác động mạnh nhất, còn Chi phí có ảnh hưởng thấp nhất.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đó là: Nhân lực, Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ hành chính, Chính sách thu hút, Môi trường vĩ mô, Chi phí.

Qua kết quả nghiên cứu, tỉnh Nghệ An cần có những giải pháp thích hợp để tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào KKT và KCN. Cụ thể như sau:

Về nhân lực, Tỉnh cần hoạch định phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng trung tâm đánh giá kỹ năng nghề và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI đào tạo tại chỗ. Chú trọng phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng hội nhập từ cấp phổ thông, dạy nghề đến bậc đại học nhằm cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ lao động có tay nghề cao, có trình độ chất lượng có thể làm chủ công nghệ mới.

Về dịch vụ hành chính, thủ tục hành chính cần được thực hiện nhanh gọn; trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ của cơ quan hành chính công cần chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp. Các thắc mắc, phản ánh của doanh nghiệp luôn cần được giải đáp thỏa đáng và tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài vào KKT, KCN.

Về chính sách thu hút, cần tạo ra chính sách ưu đãi cho việc thuê mặt bằng trong KKT và KCN, bao gồm giảm giá và hỗ trợ tài chính. Song song với đó là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Mặt khác, bảo đảm cung cấp đất sạch cho các nhà đầu tư. Thiết lập các quy định ổn định và dự đoán về đầu tư và môi trường kinh doanh. Cần cung cấp hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và quy trình giải phóng mặt bằng.

Về cơ sở hạ tầng, Nghệ An cần đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển Nghi Thiết, Cửa Lò, cảng hàng không quốc tế Vinh đủ để tiếp nhận hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhà đầu tư; nâng cấp và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng KKT, KCN với mạng lưới giao thông thông minh để tăng khả năng kết nối, từ đó thu hút FDI vào KKT, KCN tỉnh Nghệ An (Vuong, 2023).

Về chi phí, tỉnh Nghệ An cần có chính sách linh hoạt cho nhà đầu tư nước ngoài về các loại chi phí như: năng lượng, chi phí thăm dò, vận tải và các loại chi phí đầu vào khác.

Về môi trường vĩ mô, Nghệ An cần phát triển kinh tế ổn định, bền vững, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo tiền đề thu hút thêm vốn FDI trong KKT và KCN tại tỉnh Nghệ An./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dunning, J. (2001), The Eclectic (OLI) paradigm of international production: Past, present and future, International Journal of the Economics of Business, 8(2), 173–190.

2. Khachoo, A. Q., Khan, M. I. (2012), Determinants of FDI inflows to developing countries: A panel data analysis, MPRA Paper 37278, University Library of Munich.

3. Nguyễn Thị Kim Nguyên (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tạp chí Khoa học thương mại, 177.

4. Lê Thị Như Hằng (2023), Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hút FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 6.

5. Lê Tuấn Lộc (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại TP. Đà Nẵng, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 7-8.

6. Nguyễn Anh Tuấn , Đồng Trung Chính (2017), Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 43.

7. Vuong, Q. H. (2023), Mindsponge Theory, Walter de Gruyter GmbH.

Ngày nhận bài: 05/5/2024; Ngày phản biện: 20/5/2024; Ngày duyệt đăng: 30/5/2024