Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân kinh doanh trực tuyến: Nghiên cứu tại TP. Hà Nội
TS. Trần Thế Nữ, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: nutt@vnu.edu.vn
Nguyễn Thúy An, Trần Khánh Ly, Nguyễn Thị Thu Trang
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt:
Việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các tổ chức và cá nhân có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo sự công bằng. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, đây là nhóm đối tượng kinh doanh khá phổ biến trong nền kinh tế số của Việt Nam nhưng việc quản lý thuế đối với nhóm đối tượng này còn tương đối lỏng lẻo. Nghiên cứu tập trung vào 4 nhóm nhân tố chính: kinh tế - xã hội, chính sách thuế, hoạt động quản lý thuế và Đặc điểm của nhóm đối tượng là cá nhân kinh doanh trực tuyến. Kết quả của nghiên cứu khẳng định cả 4 nhóm nhân tố này đều có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số giải pháp bao gồm: Cải cách chính sách thuế; Tăng cường năng lực về quản lý thuế; Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý; Giám sát thuế và Nâng cao nhận thức của cá nhân kinh doanh về nghĩa vụ thuế cũng như các biện pháp xử lý vi phạm.
Từ khóa: Tuân thủ thuế, thuế thu nhập cá nhân, kinh doanh online, thương mại điện tử, chính sách thuế, cơ quan quản lý thuế.
JEL Codes: M41, M48, H26
GIỚI THIỆU
Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp các quốc gia tạo ra các khoản tài trợ đầu tư công. Với sự phát triển của công nghệ và các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, hạ tầng thanh toán, vận chuyển, cá nhân kinh doanh trực tuyến ngày một phổ biến. Về nguyên tắc, cá nhân kinh doanh truyền thống hay kinh doanh trực tuyến đều có nghĩa vụ thuế như nhau, tuy nhiên, do đặc thù “ẩn danh” nên các cá nhân kinh doanh trực tuyết ít bị kiểm soát như các cá nhân kinh doanh truyền thống, do đó tình trạng không tuân thủ thuế, trốn thuế, hoặc kê khai thu nhập không đầy đủ trong lĩnh vực này vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, nhận thức của các cá nhân kinh doanh trực tuyến về trách nhiệm thuế vẫn còn hạn chế, đặc biệt khi chính sách thuế còn nhiều điểm phức tạp và chưa được tối ưu hóa. Vì thế, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội là cần thiết. Nghiên cứu này gồm các nội dung chính: giới thiệu chung, cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu, mô hình và phươn pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và kết luận và hàm ý chính sách.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một sắc thuế trực thu, được áp dụng trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế. Đây là loại thuế quan trọng không chỉ vì nó đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước mà còn vì vai trò điều tiết lại thu nhập, đóng góp vào việc đảm bảo công bằng xã hội. Tại Việt Nam, thuế TNCN đã có lịch sử phát triển từ năm 1991, khi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được ban hành. Qua nhiều lần sửa đổi và hoàn thiện, đặc biệt là với sự ra đời của Luật Thuế Thu nhập cá nhân (2007), hệ thống thuế TNCN đã trở nên đầy đủ hơn, theo hướng tăng cường tính công bằng và khả năng tuân thủ của người nộp thuế. Về đặc điểm, thuế TNCN có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả thu nhập trong nước và thu nhập từ nước ngoài của cá nhân cư trú. Đây cũng là loại thuế có tính lũy tiến cao, với thuế suất tăng dần theo mức thu nhập, nhằm điều tiết mạnh mẽ các đối tượng có thu nhập cao. Ngoài ra, thuế TNCN cũng gắn liền với các chính sách xã hội, thể hiện qua các khoản giảm trừ gia cảnh hoặc ưu đãi thuế đối với những cá nhân nuôi dưỡng người phụ thuộc.
Theo quy định, các cá nhân kinh doanh phải nộp thuế TNCN khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh vượt mức 100 triệu đồng trong một năm. Doanh thu tính thuế bao gồm toàn bộ số bán hàng, tiền hoa hồng và các khoản thu nhập liên quan. Mức thuế suất áp dụng là 0,5% trên tổng doanh thu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế mà không quá phức tạp. Đối với các trường hợp bán hàng trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, hoặc Lazada, việc kê khai và nộp thuế có thể được thực hiện thông qua chủ sở hữu sàn giao dịch. Tuy nhiên, sự phức tạp trong quản lý và nhận thức của cá nhân về nghĩa vụ thuế đối với cá nhân bán hàng online vẫn là những thách thức lớn.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong các yếu tố thuộc về nhóm kinh tế - xã hội, thì nhận thức về sự công bằng trong hệ thống thuế và chi tiêu công được cho là có tác động tới việc chấp hành, tuân thủ thuế. Khi người nộp thuế cảm thấy tiền thuế được sử dụng hiệu quả, minh bạch, họ sẽ tuân thủ thuế tốt hơn (Hassan, I., Naeem, A., & Gulzar,, 2021). Nhận thức về việc sử dụng ngân sách nhà nước cũng là yếu tố quan trọng. Khi người nộp thuế tin rằng ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả, họ sẽ tuân thủ thuế hơn. Ngược lại, tham nhũng và quản lý ngân sách kém hiệu quả có thể dẫn đến sự giảm sút trong tuân thủ thuế (Dương, 2019). Ngoài ra, thu nhập của cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng, với những người có thu nhập ổn định, cao có thể sẽ tuân thủ thuế hơn (Hoàng, Nguyễn Bá, 2017). Tình trạng kinh tế bất ổn và lạm phát cao cũng có thể dẫn tới tình trạng ít tuân thủ thuế, lạm phát ở mức vừa phải có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh và làm tăng tính tuân thủ thuế (Dương, 2019). Sự công bằng của hệ thống thuế là nhân tố quan trọng trong việc quyết định hành vi tuân thủ thuế, khi người nộp thuế không thấy sự công họ sẽ có xu hướng ít tuân thủ thậm chí là trốn thuế (Amina, A., & Saniya, K., 2015). Chính sách thuế cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn việc tuân thủ thuế. Khi chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, hợp lý, ổn định, người nộp thuế sẽ dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế (Trương Thị Ngân, 2020). Mức thuế suất cũng có ảnh hưởng lớn đến tính tuân thủ, thuế suất cao có thể gây ra tình trạng giảm, thậm chí không tuân thủ thuế, thuế suất hợp lý sẽ khuyến khích tuân thủ tự nguyện (Hassan, Naeem, & Gulzar, 2021). Hệ thống chính sách thuế cần phải phù hợp với thực tế kinh doanh và linh hoạt để giảm việc không tuân thủ do thiếu hiểu biết (Hà, 2021). Chính sách thuế ổn định và dễ thực hiện tác động tích cực tới việc tuân thủ thuế (Hasseldine, 2003). Chế tài xử phạt vi phạm thuế cũng có tác động lớn đến tính tuân thủ. Chế tài, mức xử phạt cao và nghiêm ngặt thì người nộp thuế sẽ có xu hướng tuân thủ tốt hơn. Hoạt động của cơ quan quản lý thuế cũng đóng vai trò quan trọng. Cơ quan thuế cần cung cấp thông tin, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc kịp thời, thuận lợi, đồng thời áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm (Hoàng, Nguyễn Bá, 2017) Công tác kiểm tra thuế thường xuyên sẽ tạo ra tác động răn đe mạnh mẽ và khuyến khích tuân thủ tự nguyện.
Yếu tố đặc điểm của người nộp thuế: Các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, ngành nghề và thu nhập cũng có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế. Nghiên cứu tại Tiền Giang (Việt Nam) và Yemen cho thấy phụ nữ có tính chấp hành thuế cao hơn đàn ông. Trình độ học vấn cao cũng thường gắn với tuân thủ thuế tốt hơn (Mannan và cộng sự, 2020; Trương Thị Ngân, 2020). Tương tự, những người có thu nhập cao cũng có mức độ tuân thủ thuế cao hơn (Dương, 2019). Năng lực tài chính cũng là yếu tố quan trọng, người nộp thuế có thu nhập thấp thường có xu hướng trốn, tránh thuế vì họ ưu tiên chi trả cho nhu cầu thiết yếu hoặc trả nợ (Dương, 2019). Những người có kiến thức, hiểu biết về thuế thường tuân thủ hơn vì họ nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Cảm nhận về các hình phạt khi vi phạm thuế cũng tác động mạnh mẽ đến hành vi tuân thủ. Khi cá nhân nhận thức rõ ràng về hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ, họ sẽ tuân thủ đúng hạn để tránh rủi ro pháp lý (Hoàng, Nguyễn Bá, 2017). Chi phí cho việc tuân thủ thuế là một nhân tố có ảnh hưởng. Chi phí này gồm thuế phải nộp và các chi phí phụ trợ như chi phí hành chính, thuê người kê khai hoặc thời gian dành cho việc quyết toán thuế. Chritina và cộng sự (2003) và Ngân (2020) cũng chỉ ra rằng chi phí tuân thủ thuế thấp có mối quan hệ thuận chiều với tính tuân thủ thuế, và ngược lại. Các nghiên cứu cũng cho thấy mức phạt cao sẽ làm giảm xu hướng trốn thuế (Dương, 2019). Người nộp thuế sẽ quyết định có trốn thuế hay không dựa trên khả năng bị phát hiện và mức độ xử lý vi phạm, họ sẽ có xu hướng trốn thuế nếu lợi ích từ việc trốn thuế lớn hơn rủi ro bị xử lý.
Khoảng trống nghiên cứu: Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tính tuân thủ thuế, phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào các đối tượng nộp thuế truyền thống, chưa đi sâu phân tích hành vi tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trực tuyến - một nhóm đối tượng có đặc điểm đặc thù trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, một số nghiên cứu chưa đề cập đầy đủ vai trò của yếu tố công nghệ số trong quản lý thuế đối với kinh doanh trực tuyến. Vì vậy, nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân kinh doanh trực tuyến - Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội được thực hiện bổ sung vào các khoảng trống trên và đề xuất giải pháp quản lý thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh kinh tế số.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Các yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới Tính tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội.
H2: Chính sách thuế có ảnh hưởng tới Tính tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội.
H3: Hoạt động của cơ quan quản lý thuế có ảnh hưởng tới Tính tuân thủ thuế TNCN cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội.
H4: Đặc điểm của người nộp thuế có ảnh hưởng tới Tính tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội.
Dựa trên các giả thuyết, cơ sở thực nghiệm từ các bài nghiên cứu trước, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 4 nhân tố tác động như sau:

Bảng 1: Các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến |
Mô tả |
Mã |
Nhân tố kinh tế - xã hội (KX) |
1. Môi trường kinh tế |
KX1 |
2. Hiệu quả chi tiêu chính phủ |
KX2 |
|
3. Tính công bằng về thuế |
KX3 |
|
4. Tính tuân thủ thuế của người khác |
KX4 |
|
Nhân tố chính sách pháp luật về thuế (CS) |
1. Chính sách thuế đơn giản, rõ ràng |
CS1 |
2. Mức thuế suất thuế TNCN |
CS2 |
|
3. Mức phạt vi phạm thuế TNCN |
CS3 |
|
Nhân tố hoạt động của cơ quan quản lý thuế (CQ) |
1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế |
CQ1 |
2. Năng lực của cán bộ quản lý thuế |
CQ2 |
|
3. Quy trình thủ tục nộp thuế |
CQ3 |
|
4. CSVC, hạ tầng công nghệ thông tin thuế |
CQ4 |
|
Đặc điểm của người nộp thuê (CN) |
1. Chi phí tuân thủ thuế TNCN |
CN1 |
2. Sự khác biệt của từng cá nhân |
CN2 |
|
3. Nhận thức về vi phạm và hậu quả của vi phạm thuế |
CN3 |
|
4. Sự nhận thức, hiểu biết về thuế TNCN |
CN4 |
|
5. Mức thu nhập tài chính |
CN5 |
|
Tính tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trực tuyến (TT) |
1. Đăng ký thuế theo quy định |
TT1 |
2. Tuân thủ trong khai báo thuế |
TT2 |
|
3. Tuân thủ trong việc cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế |
TT3 |
|
4. Nộp thuế TNCN đúng số tiền, thời hạn |
TT4 |
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấр được thu thậр thông quа hoạt động khảo sát theo bảng câu hỏi điều tra năm 2024. Bảng hỏi được thiết kế trên Google Forms, gửi tới cá nhân kinh doanh trực tuyến trên địa bàn Hà Nội theo diện ngẫu nhiên để điều tra thông qua các công cụ trực tuyến như email và các trang mạng xã hội, kết quả thu được 214 phiếu hợp lệ. Dữ liệu từ khảo sát được xử lý trên SPSS (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kinh doanh trực tuyến và tuân thủ thuế tại Việt Nam
Thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2023. Theo báo cáo, thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 20,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2022, với khoảng 61/90 triệu dân đã tham gia thị trường này. (Vietnam E-Commerce and Digital Economy Agency, 2023). Thị trường nhiềm tiềm năng này kéo theo sự gia tăng của các cá nhân kinh doanh trực tuyến, tạo ra một thị trường sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức trong việc quản lý thuế. Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, trong 10 tháng năm 2023, tiền thuế thu từ hoạt động TMĐT đạt 536,5 tỷ đồng, cho thấy sự đóng góp đáng kể của cá nhân kinh doanh trực tuyến vào ngân sách nhà nước. Đặc biệt, một số cá nhân đã thực hiện tích cực nghĩa vụ thuế, ví dụ, trong năm 2020, tại Hà Nội, có 3 cá nhân nộp thuế lớn với doanh thu trên 7 tỷ đồng. Mặc dù vậy, phần nhiều cá nhân kinh doanh trực tuyến còn thiếu tính tuân thủ thuế, không đăng ký thuế hoặc khai báo thuế không đầy đủ. Nhiều người chưa nhận thức đúng về nghĩa vụ thuế hoặc e ngại việc lộ thông tin cá nhân do lo ngại rủi ro bảo mật trong hệ thống thuế và tấn công mạng. Điều này khiến công tác quản lý thuế trở nên khó khăn (Hoàng, Nguyễn Bá, 2017). Một số cá nhân sử dụng tài khoản cá nhân để giao dịch và thanh toán các dịch vụ quốc tế mà không kê khai thu nhập đúng mức.
Ngoài ra, có trường hợp gian lận thuế, như việc sử dụng tài khoản không chính thức, các giao dịch "ảo" không được kê khai. Các hoạt động này không chỉ gây thất thoát ngân sách mà còn làm phức tạp thêm công tác quản lý thuế của cơ quan chức năng.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả thống kê mô tả
Giới tính và độ tuổi: Trong 214 người tham gia khảo sát, nhóm 18-30 tuổi chiếm 52.3%, nhóm 30-40 tuổi chiếm 36.0%, và nhóm trên 40 tuổi chiếm 11.7%.
Thu nhập của người nộp thuế: Thu nhập từ 100-500 triệu đồng là phổ biến nhất (34.6%), theo sau là từ 500 triệu đến 1 tỷ (30.4%), từ 1 tỷ trở lên (18.2%), và dưới 100 triệu (16.8%).
Nền tảng kinh doanh chủ yếu: Nền tảng TikTok Shop có tỷ lệ sử dụng cao nhất (42.5%), tiếp theo là Shopee (20.1%) và Facebook (19.2%). Các nền tảng Instagram (8.4%), Lazada (7.9%), và nền tảng khác (1.9%) chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Kiểm định độ tin cậy thang đo - phân tích Cronbach’s Alpha
Bảng 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Nhân tố |
Cronbach’s Alpha |
Biến quan sát |
Trung bình (nếu loại biến) |
Phương sai (nếu loại biến) |
Tương quan biến - tổng |
Cronbach’s Alpha (nếu loại biến) |
Kinh tế - xã hội (KX) |
0.844 |
KX1, KX2, KX3, KX4 |
11.19-11.00 |
2.500-2.784 |
0.691-0.732 |
0.797- 0.812 |
Chính sách pháp luật về thuế (CS) |
0.875 |
CS1, CS2, CS3 |
7.43-7.34 |
1.325-1.759 |
0.695-0.839 |
0.749-0.881 |
Hoạt động của cơ quan quản lý thuế (CQ) |
0.81 |
CQ1, CQ2, CQ3, CQ4 |
10.99-11.00 |
2.476-2.958 |
0.525-0.658 |
0.729-0.744 |
Đặc điểm người nộp thuế (CN) |
0.8 |
CN1, CN2, CN3, CN4, CN5 |
15.06-15.24 |
4.412-4.888 |
0.512-0.672 |
0.733-0.785 |
Tuân thủ thuế TNCN (TT) |
0.863 |
TT1, TT2, TT3, TT4 |
10.84-10.95 |
2.954-3.112 |
0.673-0.770 |
0.804-0.843 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Tất cả các nhân tố và biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến - tổng > 0.3, do đó, tất cả các biến đều được chấp nhận.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kiểm định Bartlett và KMO: Hệ số KMO = 0.778 (> 0.5) và Sig = 0.000 (< 0.05) cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp, các biến quan sát có sự tương quan với nhau.
Chỉ số Eigenvalue và Phương sai trích: Phân tích EFA cho thấy, 4 nhân tố được trích ra với tổng phương sai trích đạt 66.717%, giải thích sự biến thiên của các biến quan sát trong mô hình (Bảng 2).
Bảng 2: Chỉ số Eigenvalue và Phương sai trích của các nhân tố
Nhân tố |
Eigenvalue |
Phương sai trích (%) |
% tích lũy (%) |
1 |
6.468 |
40.426 |
40.426 |
2 |
1.629 |
10.18 |
50.606 |
3 |
1.521 |
9.505 |
60.111 |
4 |
1.057 |
6.605 |
66.717 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích EFA các biến độc lập: Các biến được phân thành 4 nhóm nhân tố với các hệ số tải lớn hơn 0.5, đảm bảo tính hợp lý và phù hợp của mô hình (Bảng 3).
Bảng 3: Kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Biến quan sát |
Nhân tố 1 (KX) |
Nhân tố 2 (CS) |
Nhân tố 3 (CQ) |
Nhân tố 4 (CN) |
CN1, CN2, CN3, CN4, CN5 |
0.765 - 0.638 |
|||
CS1, CS2, CS3 |
0.889 - 0.748 |
|||
CQ1, CQ2, CQ3, CQ4 |
0.808 - 0.598 |
|||
KX1, KX2, KX3, KX4 |
0.845 - 0.593 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc (Tuân thủ thuế): Với hệ số KMO = 0.820 và Sig = 0.000, việc phân tích các biến liên quan đến tuân thủ thuế là hợp lý. Một nhân tố duy nhất với Eigenvalue = 2.852 giải thích 71.294% sự biến thiên của 4 biến quan sát ((Bảng 4).
Bảng 4: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
Biến quan sát |
Nhân tố 1 (Tuân thủ thuế) |
TT1, TT2, TT3, TT4 |
0.859 - 0.820 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Như vậy, kết quả phân tích EFA cho thấy, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn, khẳng định tính hợp lý và độ tin cậy của mô hình nghiên cứu. Mô hình này giải thích rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trực tuyến.
Phân tích tương quan Pearson
Bảng 5: Hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
|
TT |
KX |
CS |
CQ |
CN |
|
TT |
Hệ số tương quan Pearson |
1 |
.583** |
.543** |
.633** |
.662** |
Mức ý nghĩa |
|
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
214 |
214 |
214 |
214 |
214 |
|
KX |
Hệ số tương quan Pearson |
.583** |
1 |
.485** |
.432** |
.609** |
Mức ý nghĩa |
.000 |
|
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
214 |
214 |
214 |
214 |
214 |
|
CS |
Hệ số tương quan Pearson |
.543** |
.485** |
1 |
.417** |
.430** |
Mức ý nghĩa |
.000 |
.000 |
|
.000 |
.000 |
|
N |
214 |
214 |
214 |
214 |
214 |
|
CQ |
Hệ số tương quan Pearson |
.633** |
.432** |
.417** |
1 |
.503** |
Mức ý nghĩa |
.000 |
.000 |
.000 |
|
.000 |
|
N |
214 |
214 |
214 |
214 |
214 |
|
CN |
Hệ số tương quan Pearson |
.662** |
.609** |
.430** |
.503** |
1 |
Mức ý nghĩa |
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
|
N |
214 |
214 |
214 |
214 |
214 |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích tương quan (Bảng 5) cho thấy, giá trị Sig giữa biến phụ thuộc TT và các biến độc lập KX, CS, CQ, CN đều bằng 0.000 và < 0.05. Như vậy, các biến độc lập KX, CS, CQ, CN có tương quan với biến phụ thuộc TT.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm xác định các nhân tố có thực sự ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế và kiểm định giả thuyết nghiên cứu:
Mô hình hồi quy chuẩn hóa:
Trong đó:
TT: biến phụ thuộc về tính tuân thủ thuế
X1: biến độc lập nhân tố Kinh tế - xã hội
X2: biến độc lập nhân tố Chính sách pháp luật về thuế
X3: biến độc lập nhân tố Hoạt động của cơ quan quản lý thuế
X4: biến độc lập nhân tố Đặc điểm của người nộp thuế
Bảng 6: Hệ số R2
Mô hình |
Hệ số tương quan (R) |
Hệ số xác định (R2) |
R2 hiệu chỉnh |
Sai số chuẩn của ước lượng |
Hệ số Durbin-Watson |
1 |
.783a |
.613 |
.606 |
.35653 |
1.889 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng 6 cho thấy, giá trị R2 hiệu chỉnh là 0.606 cho biết mức độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu với dữ liệu mẫu là 60.6%. Các biến độc lập của mô hình này giải thích được 60.6% sự biến thiên giá trị trung bình của biến phụ thuộc, 39.4% còn lại được kiểm soát bởi những biến khác ngoài mô hình.
Kết quả bảng hệ số R2 cũng đưa ra giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Theo bộ bảng tra Savin và White (1977), với n (kích thước mẫu) = 214 và k (số biến độc lập) = 4, thì các giá trị giới hạn tra bảng dL=1.643 và dU = 1.704. Hệ số Durbin – Watson trong phân tích d= 1.889 lớn hơn dU, nhỏ hơn 4 - dU ( 1.704 < 1.889 < 2.296) cho thấy rằng, không xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy.
Bảng 7: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình
Mô hình |
Tổng các bình phương |
df |
Bình phương trung bình |
F |
Sig. |
|
1 |
Hồi quy |
42.147 |
4 |
10.537 |
82.889 |
.000b |
Phân dư |
26.567 |
209 |
.127 |
|
|
|
Cộng |
68.714 |
213 |
|
|
|
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng ANOVA (Bảng 7) cho thấy, kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy. Kết quả giá trị Fig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, do đó mô hình hồi quy là phù hợp.
Bảng 8: Hệ số hồi quy
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
t |
Sig. |
Thống kê đa cộng tuyến |
|||
B |
Sai số chuẩn |
Beta |
Dung sai |
VIF |
||||
1 |
(Constant) |
-.256 |
.216 |
|
-1.187 |
.237 |
|
|
KX |
.164 |
.062 |
.153 |
2.659 |
.008 |
.561 |
1.782 |
|
CS |
.185 |
.049 |
.195 |
3.796 |
.000 |
.702 |
1.425 |
|
CQ |
.348 |
.056 |
.323 |
6.238 |
.000 |
.689 |
1.452 |
|
CN |
.347 |
.062 |
.323 |
5.574 |
.000 |
.551 |
1.815 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng Coefficients cho thấy giá trị Sig. hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập trong mô hình đều < 0.05, vì vậy các các biến trong mô hình đều có sự tương quan với biến phụ, không có biến quan sát nào bị loại bỏ khỏi mô hình. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, do vậy dữ liệu không vi phạm giả định đa cộng tuyến.
Như vậy kết quả phân tích hồi quy đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong phân tích, phương trình hồi quy được xây dựng như sau:
TT = 0.153*KX + 0.195*CS + 0.323*CQ + 0.323*CN
Hệ số hồi quy mang dấu dương: các nhân tố trong mô hình tác động thuận chiều tới tính tuân thủ thuế TNCN của các các nhân kinh doanh trực tuyến. Mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít được quyết định bởi hệ số hồi quy: Hệ số β3 = β4 = 0.323 có giá trị lớn nhất, có thể thấy 2 nhân tố Hoạt động của cơ quan quản lý thuế và Đặc điểm của người nộp thuế có tác động mạnh nhất tới tính tuân thủ thuế TNCN. Sau đó là nhân tố Chính sách pháp luật về thuế với hệ số β2 = 0.195; Kinh tế - xã hội đứng ở vị trí cuối cùng với hệ số β1 = 0.153.
Kiểm định giả thuyết
Bảng: Kiểm định giả thuyết
H1: Các yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội. |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa nhân tố KT-XH β = 0.153 và Sig.= 0.008 < 0.05
|
Chấp nhận giả thuyết H1 |
H2: Chính sách thuế có ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội. |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa nhân tố chính sách pháp luật về thuế β = 0.195 và Sig.= 0.000 < 0.05 |
Chấp nhận giả thuyết H2 |
H3: Hoạt động của cơ quan quản lý thuế có ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội. |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa nhân tố hoạt động của cơ quan quản lý thuế β =0.323 và Sig. = 0.000 < 0.05 |
Chấp nhận giả thuyết H3 |
H4: Đặc điểm của người nộp thuế có ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại thành phố Hà Nội. |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa nhân tố đặc điểm cá nhân người nộp thuế β =0.323 và Sig. = 0.000 < 0.05
|
Chấp nhận giả thuyết H4 |
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả bốn nhân tố: Kinh tế - xã hội, Chính sách pháp luật về thuế, Hoạt động của cơ quan thuế và Đặc điểm của người nộp thuế đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh trực tuyến. Hoạt động của cơ quan quản lý thuế và đặc điểm của người nộp thuế là các nhân tố tác động mạnh hơn hai nhân tố còn lại. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như của Hoàng, Nguyễn Bá (2017) và Dương (2019).
Nhân tố Đặc điểm của người nộp thuế: Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm của người nộp thuế là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tính tuân thủ thuế TNCN. Điều này khá đồng nhất với nhận định trong tài liệu của Christina M. Ritsema và cộng sự (2003) rằng, những cá nhân có hiểu biết rõ ràng về nghĩa vụ thuế sẽ có xu hướng tuân thủ cao hơn. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Hoàng, Nguyễn Bá (2017) khi nhấn mạnh rằng nhận thức và kiến thức pháp luật thuế có ảnh hưởng lớn trong quyết định tuân thủ thuế. Ngoài ra, khả năng tài chính cũng là một yếu tố then chốt. Những người có thu nhập ổn định hoặc mức dư dả chi tiêu sẽ dễ dàng đáp ứng nghĩa vụ thuế hơn, như Dương (2019) đã chỉ ra. Khi chi phí tuân thủ thuế thấp sẽ khuyến khích cá nhân tuân thủ thuế cũng tương đồng với nghiên cứu của Ngân (2020).
Nhân tố Hoạt động của cơ quan quản lý thuế: Hoạt động của cơ quan thuế là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Thị Ngân (2020, Hoàng, Nguyễn Bá (2017) với các nội dung tuyên truyền, giáo dục, hõ trợ, cung cấp thông tin, kiểm tra, giám sát...
Nhân tố Chính sách pháp luật về thuế: Chính sách pháp luật về thuế là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể. Kết quả này phù hợp với quan điểm của Hassan và cộng sự (2021), Hasseldine (2003). Chính sách thuế cần đơn giản, rõ ràng, và mức thuế suất phù hợp, các chế tài, xử lý vi phầm cũng cần công bằng và nghiêm minh.
Nhân tố Kinh tế - xã hội: Nhân tố kinh tế - xã hội có mức tác động thấp hơn cả. Điều này khá hợp lý vì các nhân tố kinh tế xã hội thuộc môi trường vĩ mô nên tác động sẽ ít. Tuy vậy, nhận thức về tính minh bạch và hiệu quả trong chi tiêu công của chính phủ, sự công bằng trong hệ thống thuế vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính tuân thủ thuế. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Amina và Saniya (2015), Dương (2019).
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Tính tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam là một vấn đề quan trọng và tồn tại nhiều thách thức. Để thúc đẩy tính tuân thủ thuế của nhóm cá nhân này cần sự đồng bộ và phù hợp với thực tế, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống thuế quốc gia.
Tạo môi trường kinh tế ổn định và minh bạch trong chi tiêu công: Việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và minh bạch trong chi tiêu công là rất quan trọng. Chính phủ cần công khai các khoản chi tiêu công để người dân nhận thức rõ giá trị thuế họ đóng góp, từ đó tạo ra niềm tin và khuyến khích tuân thủ thuế. Đồng thời, một nền kinh tế ổn định sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cá nhân kinh doanh trực tuyến, giúp họ có thu nhập ổn định và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ thuế.
Đảm bảo công bằng và đơn giản hóa chính sách thuế, hệ thống quản lý thuế: Công bằng trong thuế TNCN là yếu tố then chốt để khuyến khích cá nhân kinh doanh trực tuyến tuân thủ thuế. Chính phủ cần cải thiện các quy định thuế phù hợp với từng nhóm đối tượng, thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, ứng dụng công nghệ, giảm thiểu chi phí tuân thủ sẽ làm tăng tính tuân thủ của người nộp thuế là các cá nhân.
Khuyến khích việc khấu trừ thuế tại nguồn và tăng cường giám sát: Ưu tiên khấu trừ thuế tại nguồn là các doanh nghiệp, các tổ chức. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh trực tuyến trên mọi nền tảng sẽ giúp phát hiện kịp thời hành vi trốn thuế, qua đó nâng cao tính tuân thủ thuế.
Tăng cường biện pháp cưỡng chế đối với hành vi trốn thuế: Các cá nhân kinh doanh trực tuyến cố tình vi phạm thuế phải chịu các biện pháp xử lý nghiêm khắc. Chính phủ cần áp dụng mức phạt nặng và có thể truy tố trước pháp luật đối với những cá nhân gian lận thuế. Các biện pháp này sẽ tạo ra một tác động răn đe mạnh mẽ.
Nâng cao năng lực cán bộ thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho cán bộ quản lý thuế. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ người nộp thuế cũng như quản lý, giám sát thuế hiệu quả hơn.
Tăng cường tuyên truyền, đào tạo và hỗ trợ về thuế: Tăng cường việc tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo cá nhân kinh doanh trực tuyến về thực hiện nghĩa vụ thuế. Cùng với đó, cơ quan thuế cần tạo ra các kênh phản thông tin tương tác để hỗ trợ, giải quyết thắc mắc và khó khăn của cá nhân kinh doanh trực tuyến trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amina, A., và Saniya, K. (2015), Tax compliance and its determinants: the case of Jimma zone, Ethiopia, International Journal of Research in Social Sciences, 7-21.
2. Christina M Ritsema, Deborah W Thomas, Gary Ferrier. (2003), Economic and Behavioral Determinants of Tax Compliance: Evidence from the 1997 Arkansas Tax Penalty Amnesty Program, IRS Research Conference, Washington, D.C.
3. Dương, N. Đ. (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế Thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế .
4. Hà, L. V. (2021), Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân của người nộp thuế tại tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 57-61.
5. Hassan, I., Naeem, A., Gulzar (2021), Factors influencing voluntary tax compliance behavior: Evidence from Pakistan, International Journal of Public Administration, 44(3), 210-223.
6. Hassan, Naeem, Gulzar (2021), Voluntary tax compliance behavior of individual taxpayers in Pakistan, Financial Innovation.
7. Hasseldine, J. (2003), Framing, gender and tax compliance, Journal of Economic Psychology, 24(4), 517-533.
8. Hoàng, N. B. (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân: Nghiên cứu trường hợp chi cục thuế quận 11, TP.HCM, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, 13-25.
9. Hoàng, N. B. (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân: Nghiên cứu trường hợp chi cục thuế quận 11, TP.HCM, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, 13-25.
10. Mannan, D. K. A., Mannan, K. A. (2020), Knowledge and Perception towards Novel Coronavirus (COVID-19) in Bangladesh, International Research Journal of Business and Social Science, 76-87.
11. Nga, H. T. (2019), Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế trực tiếp quyết toán trường hợp cục thuế tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
12. Ngân, T. T. (2020), Nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại TP.HCM, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 71-73.
13. Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Thành Luân (2020), Các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp, VNU Journal of Science: Economics and Business, 96-108.
14. Trương Thị Ngân (2020), Nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại TP.HCM, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 71-73.
Ngày nhận bài: 25/01/2025; Ngày phản biện: 03/02/2025; Ngày duyệt đăng: 10/02/2025 |
Bình luận