Nhân sự ngành quản lý kinh tế đòi hỏi kiến thức sâu rộng, bao quát

Với cơ hội việc làm đa dạng và phù hợp với yêu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay, quản lý kinh tế là một lĩnh vực liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, tài chính và kinh tế trong các tổ chức và doanh nghiệp. Hoạt động quản lý kinh tế tập trung vào việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế và quản lý, để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp, cũng như phát triển kinh tế bền vững cho quốc gia.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về nhân sự chất lượng cao cho lĩnh vực quản lý kinh tế, cán bộ quản lý kinh tế cần tích luỹ kiến thức, rèn luyện kỹ năng được đào tạo trong các ngành học liên quan đến quá trình phân tích, chọn lọc, xây dựng những nguyên tắc, công cụ, cơ cấu tổ chức…, đồng thời hỗ trợ xây dựng đội ngũ cán bộ và đảm bảo nguồn lực về thông tin, vật chất cho các quyết định kinh tế, kinh doanh của tổ chức.

Nhân sự ngành quản lý kinh tế: Phát triển nghề nghiệp đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế
Hội thảo quốc tế: Kinh nghiệm chuyển đổi số của Hàn Quốc do Học viện Ngân hàng tổ chức vào ngày 19/8/2022

Bên cạnh đó, những nền tảng kiến thức kinh tế phục vụ điều hành chính sách kinh tế – xã hội tại địa phương cũng cần được trang bị cho các cán bộ làm công tác quản lý kinh tế. Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế còn đòi hỏi những kiến thức tổng quát về luật, tài chính công và quản lý dự án. Từ đó, sẽ giúp người học ứng dụng kiến thức kinh tế một cách hiệu quả và sáng tạo, để giải quyết các tình huống cụ thể ở khối doanh nghiệp và các tổ chức công, tư.

Cụ thể là: quản lý và thực thi các chính sách kinh tế – xã hội các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công ở các địa phương; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương; thiết lập, thẩm định và đánh giá các dự án phát triển; xác định các vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng cần ưu tiên; phân tích mối quan hệ giữa chính sách và hoạt động của doanh nghiệp; sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để có thể thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định.

Nhân sự ngành quản lý kinh tế: Phát triển nghề nghiệp đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế
Toạ đàm với chuyên gia thực tế về Quản lý dự án của Khoa Kinh tế - Học viện Ngân hàng vào ngày 21/12/2023

Sau khi học ngành Quản lý kinh tế, các lĩnh vực phổ biến cho các vị trí việc làm có thể kể tới như sau:

- Cán bộ làm công tác quản lý trong khu vực nhà nước ở các địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công;

- Cán bộ trẻ thuộc diện quy hoạch cán bộ trong khu vực nhà nước ở các địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công;

- Cán bộ đang làm trong cơ quan quản lý kinh tế – xã hội ở các địa phương, nhưng chưa được đào tạo chính quy về kiến thức quản lý kinh tế;

- Những người dự định sẽ tham gia làm việc trong khu vực nhà nước ở các địa phương muốn trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn về quản lý kinh tế một cách vững chắc và kỹ năng thiết yếu, để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

- Những người đang làm việc hoặc có dự định sẽ làm việc cho các khu vực tư nhân trong các lĩnh vực có liên hệ chặt chẽ với khu vực nhà nước muốn trang bị những hiểu biết về các vấn kinh tế - xã hội;

- Những người muốn trang bị các kiến thức về quản lý kinh tế – xã hội và các phương pháp phân tích, nhằm phục vụ nhu cầu học tập cao hơn ở bậc nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế phát triển.

- Người học tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành nhà quản lý kinh tế cấp cao tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo ngành kinh tế, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ…

Chú trọng đào tạo nhân sự quản lý kinh tế

Sau khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường nhân sự, Học viện Ngân hàng đã đưa ra kế hoạch mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ vào Chiến lược phát triển Học viện Ngân hàng đến năm 2030. Việc triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế của Học viện Ngân hàng từ năm học 2024-2025 nhằm đáp ứng tính cấp thiết của thực tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp nói riêng, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

Với bề dày 60 năm kinh nghiệm đào tạo trong các lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Luật kinh tế, Kế toán- Kiểm toán theo định hướng ứng dụng, Học viện Ngân hàng tự tin có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ, góp một phần nhỏ công sức trong việc bồi dưỡng nguồn nhân lực – một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho quá trình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước.

Học viên tham gia chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Ngân hàng ngoài kiến thức chuyên môn cơ bản, còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu và nâng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế, có kỹ năng thực hành quản trị và điều hành, có đủ năng lực, tự tin giải quyết một cách khoa học các vấn đề quản lý, điều hành ở các vị trí quản lý trung và cao cấp tại các doanh nghiệp và ngân hàng, các tổ chức và cơ quan nhà nước.

Đội ngũ giảng viên của Học viện Ngân hàng đều được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và là những nhà giáo tâm huyết với nghề. Hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được nhiều thành tựu, với nhiều đề tài nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên nghiên cứu nhu cầu thực tế của xã hội và có sự tham khảo chương trình của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phát triển nền kinh tế trong tương lai.

Chương trình thạc sĩ Quản lý Kinh tế tại Học viện Ngân hàng tuyển sinh người học bao gồm: các cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính, ngân hàng và các doanh nghiệp; sinh viên đã tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng và các ngành liên quan.

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến vào cuối tháng 9/2024 và cuối tháng 11/2024 (có thể xét tuyển sớm hơn nếu đủ số lượng hồ sơ)

Hình thức đào tạo: Chính quy (Thời gian đào tạo từ 12-18 tháng)

Phương thức tuyển sinh: Tuyển thẳng và xét tuyển hồ sơ

Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 học viên.

Thông tin chi tiết về tuyển sinh thạc sỹ ngành Quản lý kinh tế xem tại: https://hvnh.edu.vn/eco/vi/tuyen_sinh_qlkt/gioi-thieu-chuong-trinh-thac-si-quan-ly-kinh-te-526.html

Địa chỉ: Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Phòng 303 - Nhà A2 (Tòa nhà 7 tầng), Số 12, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84-24-38526416 - Fax: 84-24-38525024 - E-mail: khoakinhte@hvnh.edu.vn

Giới thiệu về Khoa Kinh tế - Học viện Ngân hàng

Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng được hình thành và phát triển trên cơ sở Bộ môn Kinh tế học, bộ môn được thành lập ngay từ khi Học viện Ngân hàng được thành lập năm 1961. Năm 2018, Khoa Kinh tế được thành lập theo Quyết định 1699/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2018 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1518/QĐ-NHNN, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đại học chính quy ngành Kinh tế - chuyên ngành Kinh tế đầu tư. Sự chuyển đổi từ Bộ môn Kinh tế thành Khoa Kinh tế mang lại cho đơn vị những cơ hội mới trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, nhằm phát triển đội ngũ lao động có chất lượng, toàn diện về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ, trách nhiệm. Quan điểm của Ban Chủ nhiệm Khoa hiện nay là xây dựng sinh viên Khoa Kinh tế có tư duy tiên phong và đổi mới sáng tạo, thông điệp được truyền tải qua slogan của Chương trình đào tạo là: “Kinh tế đầu tư - Khởi đầu để dẫn đầu”.