Thanh khoản thị trường cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2024, theo Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), chỉ số VN-Index đạt 1.164,31 điểm, VNAllshare đạt 1.182,55 điểm, VN30 đạt 1.166,33 điểm; tăng lần lượt 3,04% , 2,34% , 3,08% so với tháng 12/2023.

Thị trường chứng khoán khởi sắc, Thứ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu triển khai nhiều giải pháp

Thống kê giao dịch theo chỉ số trong tháng (nguồn: HOSE)

Top 3 chỉ số ngành có sự tăng điểm nhiều nhất trong tháng đầu năm 2024 gồm: chỉ số ngành tài chính (VNFIN) tăng 6,47%; chỉ số ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 5,49%; chỉ số ngành dịch vụ tiện ích (VNUTI) tăng 1,84%. Trong khi đó, các chỉ số ngành giảm điểm nhiều nhất gồm: chỉ số ngành bất động sản (VNREAL) giảm 3,25%; chỉ số ngành năng lượng (VNENE) giảm 2,03%; chỉ số ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) giảm 1,75%.

Đáng chú ý, thị trường cổ phiếu trong tháng 1/2024 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng về thanh khoản, thể hiện ở khối lượng giao dịch bình quân đạt 726,2 triệu cổ phiếu/ngày, với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 16.531 tỷ đồng/ngày; tăng lần lượt 4,60% về khối lượng và 3,58% về giá trị so với tháng 12/2023.

Thị trường chứng khoán khởi sắc, Thứ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu triển khai nhiều giải pháp
Đến hết tháng 1/2024, trên HOSE có 41 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD

Trong tháng đầu năm 2024, theo đà tăng của thị trường cổ phiếu, thanh khoản giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với khối lượng giao dịch bình quân đạt trên 56,8 triệu CW/ngày, tương ứng giá trị giao dịch bình quân hơn 42,7 tỷ đồng/ngày; tăng lần lượt 20,40% về khối lượng và 42,30% về giá trị so với tháng 12/2023.

Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2024 đạt trên 52.551 tỷ đồng, chiếm hơn 7,22% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng trong tháng đầu tiên của năm 2024, với giá trị hơn 1.304 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán khởi sắc, Thứ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu triển khai nhiều giải pháp
Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2024 (nguồn: HOSE)

Trong tháng 1/2024, trên HOSE có 3 mã cổ phiếu (mã HNA của CTCP Thủy điện Hủa Na; mã QNP của CTCP Cảng Quy Nhơn; mã TCI của CTCP Chứng khoán Thành Công) và 5 mã CW mới được niêm yết và chính thức đưa vào giao dịch.

Đến hết tháng 1/2024, trên HOSE có 41 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID).

Tính đến hết ngày 31/01/2024, có 628 mã chứng khoán đang niêm yết và giao dịch trên HOSE, gồm 396 mã cổ phiếu, 4 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF và 214 mã chứng quyền có bảo đảm. Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt trên 152,9 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 4,7 triệu tỷ đồng, tăng 3,34% so với cuối năm 2023 và chiếm gần 94% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường và tương đương 46,06% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành).

Đẩy mạnh hoạt động giám sát và giữ nghiêm trật tự, kỷ luật thị trường

Liên quan đến các giải pháp trọng tâm mà ngành Chứng khoán cần tập trung triển khai trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi yêu cầu Ủy ban chứng khoán Nhà nước tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, về khung khổ pháp lý: Chủ động rà soát các quy định về Luật Chứng khoán để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục rà soát để sửa đổi Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, các thông tư hướng dẫn và các quy định pháp luật có liên quan.

Thị trường chứng khoán khởi sắc, Thứ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu triển khai nhiều giải pháp
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu Ủy ban chứng khoán Nhà nước triển khai 4 nhóm giải pháp trọng tâm (nguồn: SSC)

Hai là, về công tác thanh tra, giám sát: Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát và giữ nghiêm trật tự, kỷ cương, kỷ luật thị trường, tiến thêm một bước so với 2023. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Tài chính để phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, hỗ trợ thị trường chứng khoán hoạt động ngày càng minh bạch và lành mạnh hơn nữa.

Ba là, về nâng hạng thị trường: Ủy ban chứng khoán Nhà nước tiếp tục chủ động, phối hợp với các bộ, ban, ngành, các đơn vị liên quan để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng.

Bốn là, toàn ngành Chứng khoán cần chú trọng hơn nữa đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, để phục vụ hiệu quả hơn nữa cho công tác quản lý, điều hành trên thị trường chứng khoán./.