Trần Trung Dũng, Nguyễn Ngọc Bảo Nhi, Hoàng Thu Uyên

Phan Ánh Vân, Vũ Thanh Hằng, Nguyễn Hoàng Nam

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tác giả liên hệ Trần Trung Dũng; Email: Trantrungdungmc92@gmail.com

Tóm tắt

Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững ngày càng được đề cao, khởi sự kinh doanh xanh đã trở thành hướng đi đầy tiềm năng đối với sinh viên đại học. Tuy nhiên, việc lựa chọn ý tưởng khởi sự kinh doanh không hề đơn giản, khi mà sinh viên phải cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đưa ra ý tưởng khởi sự kinh doanh. Để hỗ trợ quá trình ra quyết định này một cách khoa học, nghiên cứu đã ứng dụng mô hình tích hợp GANTT – EFAS – FUZZY – AHP – TOPSIS để đánh giá và lựa chọn ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh.

Từ khóa: Khởi sự kinh doanh, lựa chọn ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh, mô hình GANTT, ma trận EFAS, mô hình FUZZY - AHP, mô hình TOPSIS, mô hình FUZZY - AHP – TOPSIS

Summary

In the context where innovation and sustainable development are increasingly emphasized, green entrepreneurship has become a promising direction for university students. However, choosing a startup idea is not straightforward, as students must consider numerous factors before deciding on a business idea. To support this decision-making process scientifically, the study employs an integrated model of GANTT – EFAS – FUZZY – AHP – TOPSIS to evaluate and select green entrepreneurship ideas.

Keywords: Entrepreneurship, green entrepreneurship idea selection, GANTT model, EFAS matrix, FUZZY - AHP model, TOPSIS model, FUZZY - AHP - TOPSIS model

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh phát triển bền vững, khởi sự kinh doanh xanh trở thành xu hướng tất yếu. Đặc biệt khi sinh viên trẻ ngày càng quan tâm đến các ý tưởng kinh doanh vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, việc lựa chọn ý tưởng khởi sự kinh doanh phù hợp lại gặp nhiều khó khăn, do phải đánh giá đa chiều các yếu tố về: tính khả thi, tính hấp dẫn, tính bền vững… Trước thực tế đó, nghiên cứu này đề xuất mô hình tích hợp GANTT – EFAS – FUZZY – AHP – TOPSIS, nhằm đánh giá và lựa chọn ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh một cách khách quan có hệ thống và hiệu quả.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Lý thuyết về mô hình GANTT – EFAS – FUZZY – AHP – TOPSIS

Mô hình GANTT là một công cụ quản lý dự án được phát triển bởi Henry L. Gantt vào đầu thế kỷ 20, dùng để lập tiến độ thời gian khởi sự lý tưởng.

EFAS là một công cụ đánh giá và tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến ý tưởng khởi sự kinh doanh.

Lý thuyết FUZZY logic được Zadeh, L.A. nêu ra lần đầu tiên vào năm 1965. Lý thuyết này giải quyết các bài toán rất gần với cách tư duy của con người. Tới nay, lý thuyết FUZZY logic đã phát triển rất mạnh mẽ và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

AHP là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chí do Giáo sư Thomas L. Saaty phát triển vào những năm 1970. Phương pháp này giúp phân tích, đánh giá và lựa chọn giữa các phương án ý tưởng khởi sự kinh doanh dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.

TOPSIS là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chí khác được phát triển nhằm xếp hạng các phương án dựa trên sự tương đồng của chúng với giải pháp lý tưởng.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ 24/04/2025 đến 15/05/2025 nhằm khảo sát 1.000 sinh viên tại 50 Trường đại học và Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm 39 trường công lập và 11 trường dân lập. Kết quả khảo sát cho thấy, có 538 người khởi sự kinh doanh ở lĩnh vực thương mại, 240 ngưởi khởi sự kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ, 185 người khởi sự kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất, 37 người khởi sự kinh doanh ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Lĩnh vực khởi sự kinh doanh

Thương mại là lĩnh vực chiếm ưu thế (53,8%). Đây là lĩnh vực thu hút đông đảo sinh viên nhất trong hoạt động khởi sự kinh doanh. Nguyên nhân có thể do yêu cầu vốn đầu tư ban đầu thấp hơn so với sản xuất. Lĩnh vực dịch vụ (24%) có tiềm năng mở rộng, bao gồm: tư vấn học tập, gia sư, sửa chữa điện thoại – máy tính, làm đẹp, vận tải nhỏ… Đây là khu vực phù hợp với sinh viên có kỹ năng chuyên môn hoặc năng khiếu. Lĩnh vực sản xuất (18,5%) tuy khó tiến hành khởi sự kinh doanh nhưng giá trị cao. Sinh viên chọn sản xuất thường có tư duy thiết kế – chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc có ý tưởng làm sản phẩm thủ công có tính sáng tạo. Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (3,7%) có thể là lĩnh vực tiềm năng lớn nhưng ít người lựa chọn. Lĩnh vực này chiếm tỷ lệ thấp phần nhiều vì: Điều kiện triển khai cần đất đai, nguồn lực tự nhiên; Sinh viên chủ yếu học tập tại khu vực đô thị nên ít có điều kiện thực hành.

Ý tưởng khởi sự kinh doanh

Ý tưởng phổ biến nhất là mở cửa hàng bánh ngọt (10,9%) và bán quần áo online (8,0%). Ý tưởng ít được chọn nhất là mở siêu thị và mở cửa hàng in khắc 3D (0,5%). Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tập trung vào thương mại, dịch vụ và bán lẻ. Cho thấy sinh viên đã lựa chọn phong phú nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau, trải dài từ các lĩnh vực truyền thống như ẩm thực, quần áo, mỹ phẩm, gia sư cho đến các lĩnh vực hiện đại và chuyên biệt như in khắc 3D, trị liệu y học, chế biến tinh dầu. Ý tưởng kinh doanh phổ biến ở sinh viên là những mô hình nhỏ, dễ làm, chi phí thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh.

Thời gian trung bình lý tưởng cho các giai đoạn trong khởi sự kinh doanh

Dựa vào biểu đồ GANTT ta có: Khám phá và hình thành ý tưởng có thời gian trung bình lý tưởng là 1,9 tháng; Nghiên cứu thị trường cần thời gian trung bình lý tưởng là 2,1 tháng; Lập kế hoạch kinh doanh cần thời gian trung bình lý tưởng là 2,097 tháng; Thực hiện các thủ tục pháp lý và giấy phép cần thời gian trung bình lý tưởng là 2,043 tháng; Marketing và phát triển thương hiệu cần thời gian trung bình lý tưởng là 2,2325 tháng.

Cơ hội và thách thức trong khởi sự kinh doanh

Kết quả phân tích ma trận EFAS cho thấy, trong quá trình thực hiện khởi sự kinh doanh, cần tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài, như: xu hướng phát triển bền vững toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng với sản phẩm xanh, do đây đều là các yếu tố có trọng số cao và điểm cao (3-4).

Một số thách thức cần chú ý, như: cạnh tranh từ đối thủ lớn, khó tiếp cận nguồn vốn, thiếu thông tin thị trường và biến đổi khí hậu/tình hình kinh tế - xã hội, đây là những yếu tố được đánh giá có trọng số cao nhưng điểm thấp (2), thể hiện các nguy cơ tiềm tàng có thể cản trở sự phát triển.

Tiêu chí đánh giá ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh

Dựa vào kết quả khảo sát 1.000 sinh viên và phỏng vấn chuyên gia, nhóm xây dựng bảng tiêu chí xanh đánh giá như Bảng 1.

Bảng 1: Bảng các tiêu chí đánh giá ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh

Nhóm

Tên nhóm tiêu chí

Tên tiêu chí đánh giá

Mã tiêu chí

1

Tính hấp dẫn xanh

Lợi nhuận tiềm năng xanh

TC1

Thị phần xanh

TC2

Cạnh tranh xanh

TC3

Sức hút tiêu dùng xanh

TC4

2

Tính bền vững xanh

Nguồn cung xanh

TC5

Hiệu quả kinh tế xanh

TC6

3

Tính thời điểm xanh

Thời gian xanh

TC7

Xu hướng xanh

TC8

Địa điểm xanh

TC9

4

Tính duy trì

Giá trị và đổi mới xanh

TC10

5

Tính khả thi

Nhu cầu thực tế xanh

TC11

Tự lực xanh

TC12

Bối cảnh xanh

TC13

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Nghiên cứu này sử dụng mức thang đo từ 1 đến 9 (Sodhi và Prabhakar, 2012) để chuyển đổi biến ngôn ngữ thành số Fuzzy. Trong đó, các khoản chuyển đổi được chọn gồm 5 khoảng để thực hiện việc so sánh theo từng cặp giữa các tham số mờ (Bảng 2).

Bảng 2: Bảng các biến ngôn ngữ và số mờ tương ứng

Biến ngôn ngữ

Kí hiệu biến

Mã biến ngôn ngữ

Các số mờ tam giác tương ứng

Nghịch đảo số mờ tam giác

Quan trọng bằng nhau

BN

1

(1, 1, 3)

(1/3, 1/1, 1/1)

Quan trọng hơn

TH

3

(1, 3, 5)

(1/5, 1/3, 1/1)

Quan trọng nhiều hơn

NH

5

(3, 5, 7)

(1/7, 1/5, 1/3)

Rất quan trọng

RT

7

(5, 7, 9)

(1/9, 1/7, 1/5)

Cực kỳ quan trọng

CT

9

(7, 9, 9)

(1/9, 1/9, 1/7)

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Các nhóm tiêu chí được phân loại dựa theo logic, nhằm đảm bảo tính liên kết với ma trận EFAS. Các ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh được lựa chọn theo 4 lĩnh vực kinh doanh, bao gồm: ý tưởng sản xuất, ý tưởng thương mại, ý tưởng dịch vụ, ý tưởng nông lâm ngư nghiệp, sẽ được lần lượt ký hiệu là YTSX, YTTM, YTDV, YTNLNN. Kết quả xây dựng ma trận chuẩn hóa như Bảng 3.

Bảng 3: Bảng ma trận quyết định theo các tiêu chí

Tiêu chí

Ma trận quyết định

Ma trận chuẩn hóa

MT chuẩn hóa trọng số

YTSX

YTTM

YTDV

YTNLNN

YTSX

YTTM

YTDV

YTNLNN

YTSX

YTTM

YTDV

YTNLNN

TC1

8,5

7,0

8,5

5,5

0,568

0,468

0,568

0,368

0,083

0,068

0,083

0,054

TC2

8,0

8,0

7,0

5,5

0,529

0,529

0,463

0,363

0,059

0,059

0,052

0,041

TC3

8,5

8,5

8,0

4,5

0,563

0,562

0,529

0,298

0,042

0,042

0,039

0,022

TC4

8,0

8,0

7,5

3,5

0,570

0,570

0,535

0,271

0,046

0,046

0,043

0,022

TC5

6,0

8,5

6,5

4,0

0,467

0,660

0,505

0,311

0,035

0,050

0,038

0,023

TC6

4,0

8,0

9,0

2,0

0,317

0,634

0,713

0,158

0,023

0,046

0,052

0,011

TC7

4,0

9,0

7,5

2,5

0,297

0,668

0,557

0,186

0,018

0,041

0,034

0,011

TC8

4,0

8,0

9,0

4,5

0,298

0,690

0,670

0,334

0,017

0,040

0,039

0,019

TC9

3,5

6,5

8,0

4,0

0,302

0,561

0,632

0,316

0,019

0,036

0,041

0,020

TC10

4,0

8,0

8,0

4,0

0,315

0,622

0,622

0,311

0,020

0,040

0,040

0,020

TC11

4,5

8,0

8,5

3,0

0,378

0,623

0,644

0,252

0,024

0,040

0,041

0,016

TC12

2,0

7,5

7,5

5,0

0,168

0,562

0,562

0,374

0,009

0,030

0,030

0,020

TC13

5,0

8,0

8,0

4,5

0,380

0,608

0,608

0,342

0,020

0,032

0,032

0,018

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Dựa vào kết quả cho thấy, mức độ ưu tiên các tiêu chí TC1, TC2, TC3 và TC4 ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh. Nếu tập trung vào ý tưởng dịch vụ thì TC6 là tiêu chí nên được nâng cao. Với các ý tưởng cần tận dụng tài nguyên tự nhiên, nên chú ý đến TC12 và TC13 do có mức điểm trọng số khá.

Bảng 4: Bảng khoảng cách giữa các lựa chọn và chỉ số gần gũi

Khoảng cách

Phương án lựa chọn

YTSX

YTTM

YTDV

YTNLNN

di+

0,060

0,072

0,163

0,092

di-

0,052

0,162

0,163

0,092

di+ + di-

0,112

0,234

0,326

0,184

CCi

0,464

0,692

0,500

0,500

Xếp hạng

3

1

2

2

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Kết quả chỉ số gần gũi cho thấy, ý tưởng thương mại (YTTM) là lựa chọn phù hợp tối ưu nhất cho sinh viên khởi sự kinh doanh xanh đạt CCi = 0,692. Trong khi đó, ý tưởng dịch vụ (YTDV) và ý tưởng nông lâm ngư nghiệp (YTNLNN) có mức độ phù hợp trung bình (CCi = 0,500) mà sinh viên có thể cân nhắc lựa chọn. Ngược lại, ý tưởng sản xuất (YTSX) xếp cuối với CCi thấp nhất (0,464), cho thấy mức độ tiếp cận khởi sự còn hạn chế cần điều chỉnh các yếu tố đầu vào nếu muốn nâng cao tính khả thi của nhóm ý tưởng này.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhằm tăng cường, thúc đẩy lựa chọn ý tưởng khởi sự kinh doanh xanh cho sinh viên tại các trường đại học tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, nên kinh doanh theo mô hình xanh kết hợp xây dựng thương hiệu xanh, để tạo ra sản phẩm/dịch vụ đột phá, tăng tính hấp dẫn, tạo ra sức hút người tiêu dùng.

Hai là, thiết lập chuỗi cung ứng xanh ổn định, bền vững, nhằm tối ưu hóa chi phí, để tạo ra lợi nhuận ổn định và chi phí duy trì thấp.

Ba là, xác định thời điểm, thời gian xanh lý tưởng khởi sự kinh doanh, dựa trên nguồn lực xanh kết hợp tạo ra sản phẩm/dịch vụ, thỏa mãn xu hướng xanh tại địa điểm xanh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

Bốn là, tạo ra hệ giá trị mà sản phẩm/dịch vụ xanh đem lại cho người tiêu dùng, nhằm tạo ra hệ sinh thái lợi ích bên vững cho doanh nghiệp, xã hội và người tiêu dùng.

Năm, tạo ra sản phẩm/dịch vụ xanh khả thi, đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, dựa trên tự lực xanh cá nhân trong bối cảnh xanh, nhằm giảm thiểu rủi ro, gia tăng cơ hội thành công và tạo ra hệ giá trị xanh lâu dài.

Sáu là, đẩy mạnh công tác truyền thông và nâng cao nhận thức về kinh doanh xanh, nhằm thay đổi nhận thức và thái độ của sinh viên đối với khởi sự kinh doanh xanh.

Bảy là, tăng cường hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh xanh cho sinh viên kết hợp lý thuyết và thực hành thông qua các dự án khởi sự có sự cố vấn từ chuyên gia.

Tám là, xây dựng mạng lưới kết nối cộng đồng khởi sự kinh doanh xanh bằng cách thiết lập câu lạc bộ khởi sự, để tạo ra cầu nối giữa sinh viên và các bên liên quan.

Chín là, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xanh giữa các khoa và phòng nghiên cứu của trường đại học với các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ hiệu quả.

Mười là, xây dựng các chính sách khuyến khích và ưu đãi cho khởi sự kinh doanh xanh, nhằm giảm áp lực tài chính ban đầu và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển dự án./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gantt, H. L. (1910). Work, Wages, and Profits: Their Influence on the Cost of Living. New York: Engineering Magazine Company.

2. Hwang, C. L., and Yoon, K. (1981). Multiple attribute decision making: Methods and applications. New York: Springer-Verlag.

3. Kerzner, H. (2017). Project management: A systems approach to planning, scheduling, and controlling (12th ed.). Hoboken, NJ: John Wiley & Sons.

4. Saaty, T. L. (1980). The analytic hierarchy process: Planning, priority setting, resource allocation. New York: McGraw-Hill.

5. Sodhi, M. S., and Prabhakar, A. (2012). AHP–Fuzzy approach for evaluating service quality in academic libraries. International Journal of Productivity and Quality Management, 10(4), 519–540.

6. Zadeh, L. A. (1965). Fuzzy sets. Information and Control, 8(3), 338-353.

Ngày nhận bài: 30/5/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 05/6/2025; Ngày duyệt đăng: 11/6/2025