Từ khóa: VAR, tỷ giá hối đoái, lạm phát, Việt Nam

Summary

Exchange rates and inflation are two factors that have a major impact on the Vietnamese economy. Exchange rates affect exports, imports and foreign investment flows. Meanwhile, inflation affects commodity prices, wages, and consumer purchasing power. In this article, the authors focus on using the VAR (Vector Autoregression) model to analyze and quantify the relationship between exchange rates and inflation, thereby proposing recommendations on macroeconomic policies to achieve the goal of stabilizing the exchange rate and controlling inflation in Vietnam.

Keywords: VAR, exchange rate, inflation, Vietnam

GIỚI THIỆU

Năm 2022 là một năm đầy thách thức với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khi phải cùng lúc đối mặt với áp lực cả từ trong và ngoài nước. Điều hành chính sách tiền tệ trở thành tâm điểm trong điều hành kinh tế vĩ mô, từ lạm phát, tỷ giá, lãi suất đến tiếp vốn cho doanh nghiệp.

Sau năm 2022 có nhiều thách thức, thì năm 2023 là năm mà NHNN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát được Quốc hội đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của NHNN, công tác điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 3,25%. Hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối và NHNN đã mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Lạm phát ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng là những yếu tố góp phần để nâng cao xếp tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi dịch Covid-19 diễn ra, mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhưng lạm phát ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức tương đối thấp so với các quốc gia trên thế giới, phần nào phản ánh được sự linh hoạt trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát sẽ giúp cho NHNN có cái nhìn khách quan, giúp điều hành chính sách tiền tệ, chính sách kiểm soát lạm phát linh hoạt, hiệu quả hơn.

DIỄN BIẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2022

Diễn biến tỷ giá hối đoái

Ngay từ cuối năm 2015, với những trải nghiệm sau một năm đầy sóng gió của tỷ giá trước những biến động bất thường trên thị trường quốc tế, NHNN đã nghiên cứu, xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện cách thức điều hành tỷ giá mới theo tỷ giá trung tâm. Với cách thức mới này, NHNN công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày thay cho tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây, khác biệt cơ bản ở chỗ, tỷ giá trung tâm tham chiếu diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong nước và tỷ giá các đồng tiền trên thị trường quốc tế; do vậy thay đổi linh hoạt hàng ngày theo diễn biến thị trường, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng chỉ được điều chỉnh vào một số thời điểm trong năm. Mục tiêu hướng tới là một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, giúp thị trường ngoại tệ thích ứng tốt hơn trươc các biến động bất lợi từ các cú sốc bên ngoài, làm giảm động cơ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ do tỷ giá có thể biến động theo cả hai chiều tăng/giảm, chứ không chỉ biến động theo một chiều như trước đây. Năm 2017 là năm mà NHNN điều hành ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ và tăng quỹ dự trữ quốc tế. Bên cạnh nỗ lực giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, điều hành tỷ giá của NHNN cũng được các chuyên gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao, qua đó tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước với đồng Việt Nam và môi trường đầu tư.

Năm 2018 có nhiều biến động đối với tỷ giá. Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2018 có thể được chia thành 3 giai đoạn cụ thể là: Giai đoạn 1 (từ tháng 01/2018-05/2018): Tiếp nối thành công trong năm 2017, tỷ giá và thị trường ngoại hối sẽ tiếp tục duy trì trạng thái ổn định cho đến thời điểm cuối tháng 5/2018. Giai đoạn 2 (tháng 6/2018-8/2018): Tỷ giá VND/USD liên tục nằm trong xu hướng tăng mạnh trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do. Đặc biệt, ngày 29/7/2018, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do vượt trần tỷ giá của NHNN và đạt đỉnh 23.650 VND/USD vào ngày 17/8/2018; Đây là mốc cao nhất từ trước cho đến nay. Giai đoạn 3 (Tháng 9/2018-12/12/2018): Tỷ giá VND/USD ổn định xoay quanh mức cân bằng mới khoảng 23.400 VND/USD.

Trong năm 2019, NHNN đã giảm tỷ giá trung tâm 81 lần, những lần giảm tỷ giá này chỉ dao động khoảng 1-15 đồng. Thị trường ngoại hối quốc tế năm 2019 cũng không có biến động quá mạnh, do những biến số này đã được dự báo từ trước, không có nhiều tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Tuy FED đã có 3 lần giảm lãi suất trong năm 2019, song, chỉ số đô la Mỹ bình quân năm 2019 vẫn tăng 0,99% so với năm 2018. Khi đồng USD lên giá, mà tỷ giá USD/VND vẫn giữ nguyên, có nghĩa là VND tăng giá so với các đồng tiền khác và làm hàng hóa của chúng ta sẽ kém tính cạnh tranh. Nguồn cung ngoại tệ ở Việt Nam được đánh giá là rất dồi dào trong năm 2019.

Trong năm 2020, mặc dù có những giai đoạn tỷ giá leo dốc đứng trong một vài tháng, nhưng sau đó tỷ giá VND/USD giảm sâu cho đến nay. Giá trị của đồng USD trượt dài do những cú sốc kép từ chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN các nước trên thế giới, triển vọng tiêu cực về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2020.

Nếu trong 6 tháng đầu năm 2021, NHNN Việt Nam đã liên tục đưa ra các thay đổi liên quan đến giá mua, bán USD. Theo đó, từ việc không niêm yết tỷ giá mua bán giao ngay, ngừng giao dịch ngoại tệ giao ngay, cho đến việc giảm sâu tới 150 đồng đối với giá mua USD kỳ hạn 6 tháng. Những hành động của NHNN đã hàm ý về việc duy trì chính sách tỷ giá USD/VND ổn định; theo đó, đồng VND sẽ không bị định giá thấp mà ngược lại, còn có khả năng tăng giá trong tương lai. Những điều chỉnh tỷ giá của NHNN là phù hợp với diễn biến thị trường, giải tỏa được nghi ngờ của Mỹ đối với việc Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm chiếm ưu thế trong thương mại. Bên cạnh đó, việc ổn định tỷ giá cũng được coi là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam. Đến tháng 8/2021, NHNN chuyển sang mua USD giao ngay thay vì kỳ hạn 6 tháng cũng là tín hiệu cho thấy thị trường đã trở lại trạng thái bình thường.

Bước sang năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế thế giới mở cửa nhu cầu hàng hoá tăng mạnh trên toàn cầu. Những tưởng bức tranh tươi sáng được mở ra sau thời gian dài kinh tế bị đình trệ vì dịch bệnh, áp lực lạm phát tăng cao đã khiến hầu hết ngân hàng trung ương lớn đảo chiều sang thắt chặt tiền tệ sau giai đoạn nới lỏng từ 2019-2021. Động thái từ FED tạo áp lực mất giá lớn đối với đồng tiền của các quốc gia, trong đó có VND.

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2016-2022

Năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại. Bình quân năm 2016 so với 2015, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.

Mức lạm phát của năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra, chỉ số giá tiêu dùng giảm tốc trong nửa đầu năm và lạm phát cơ bản cũng có xu hướng giảm.

CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, mặt bằng giá thị trường năm 2019 tăng cao trong dịp nghỉ Tết, giảm nhẹ trong tháng 3, rồi tăng dần trong tháng 4, 5, giảm trở lại vào tháng 6 và tăng dần theo các tháng cuối năm.

CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019, đạt mục tiêu kiểm soát dưới 4% mà Quốc hội đã đề ra, nhóm hàng hóa tăng gồm lương thực thực phẩm, thiết bị y tế và giáo dục. Nhóm hàng giảm gồm xăng dầu khí đốt, vận tải du lịch.

CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với năm trước đó, sở dĩ ở mức này là do ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng của nguời dân sụt giảm mạnh mẽ.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021 trong bối cảnh lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt là khi vực châu Âu và châu Mỹ, một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, thiên tai diễn biến phức tạp. Nhóm hàng xăng dầu tăng 28%, thực phẩm tăng 1,62%. Diễn biến giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, bên cạnh đó xung đột giữa Nga - Ukraine vẫn khá căng thẳng. Khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau đại dịch có thể sẽ khiến nhu cầu năng lượng gia tăng.

SỬ DỤNG MÔ HÌNH VAR ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là ứng dụng mô hình tự hồi quy theo vectorr – VAR để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến lạm phát tại Việt Nam.

Mô hình VAR dạng rút gọn:

Ứng dụng mô hình VAR trong phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát ở Việt Nam

Trong đó: Yt: K vector các biến nội sinh quan sát được; xt: M vector các biến ngoại sinh quan sát được; CD: chứa các biến tất định như: hằng số, xu thế tuyến tính, biến giả mùa vụ, biến giả khác do người dùng định nghĩa; Ut: quá trình nhiễu trắng K chiều với kỳ vọng 0 và ma trận hiệp phương sai xác định dương. Các ma trận Aj, Bj, C là các ma trận tham số với số chiều thích hợp.

Nghiên cứu sẽ xây dựng mô hình VAR cho bộ số liệu từ tháng 01/2006 đến tháng 6/2022. Các biến sử dụng trong mô hình bao gồm: Tỷ lệ lạm phát (INF); tỷ giá hối đoái (EX); lãi suất (I); Tăng trưởng cung tiền (MS), Tổng Dự trữ quốc tế không bao gồm vàng (R), giá dầu thô (OIL) (Bài viết dùng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).

Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình

INF

EX

I

MS

R

OIL

Mean

6.907964

20572.81

7.420513

21.23138

20.49299

71.58169

Median

4.939000

21120.68

6.500000

18.80200

19.66600

68.76000

Maximum

28.31200

23464.23

15.00000

50.50100

99.81700

140.0000

Minimum

-0.978000

15907.19

4.000000

9.676000

-39.78700

18.84000

Std. Dev.

6.349990

2560.277

2.719624

9.319179

28.93302

22.53549

Skewness

1.654461

-0.725425

1.531140

1.122718

0.358114

0.284263

Kurtosis

5.201182

2.075452

4.800927

3.670848

3.115083

2.460546

Jarque-Bera

128.3276

24.04801

102.5448

44.62266

4.275594

4.990630

Probability

0.000000

0.000006

0.000000

0.000000

0.117914

0.082470

Sum

1347.053

4011698.

1447.000

4140.120

3996.133

13958.43

Sum Sq. Dev.

7822.539

1.27E+09

1434.893

16848.34

162401.2

98522.59

Observations

195

195

195

195

195

195

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ lạm INF trung bình là 6.907964%, trong đó tháng 8/2008 có tỷ lệ lạm phát lớn nhất là 28.31200%. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ giá hối đoái EX có giá trị trung bình là 20572.81 (VND/USD), với biến động thấp nhất từ 15907.19 (VND/USD) và cao nhất là 23464.23 (VND/USD).

Kết quả phân tích mô hình VAR

DINF = 0.657122111974*DINF(-1) + 0.000417736843014*DEX(-1) - 0.0237345281939*DI(-1) + 0.0790321543618*DMS(-1) + 0.0111615718132*DR(-1) + 0.0320284059149*DOIL(-1) - 0.0345756909791 (1)

DEX = 2.83241111592*DINF(-1) + 0.264328964757*DEX(-1) + 26.9335297265*DI(-1) + 7.16285568114*DMS(-1) - 0.0657745056818*DR(-1) - 2.28126691649*DOIL(-1) + 28.2513892829 (2)

Phương trình (1) cho thấy:

+ Tỷ giá DEX có tác động cùng chiều lên tỷ lệ lạm phát;

+ Lãi suất cơ bản (lãi suất điều hành của NHNN) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ lạm phát;

+ Cung tiền có tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát;

+ Dự trữ ngoại hối có tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát;

+ Giá dầu và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều.

Phương trình (2) cho thấy:

+ Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ giá;

+ Tỷ giá của tháng này có mối quan hệ cùng chiều với tỷ giá tháng trước (biến trễ);

+ Lãi suất cơ bản (lãi suất điều hành của NHNN) có tác động cùng chiều đến tỷ giá hối đoái;

+ Lãi suất cơ bản của NHNN có mối quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái;

+ Cung tiền có mối quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái;

+ Dự trữ ngoại hối có mối quan hệ ngược chiều với tỷ giá hối đoái (Tác động này trái ngược với những gì mà lý thuyết kinh tế vĩ mô đã dự báo). Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, thì việc NHNN tăng dự trữ ngoại hối sẽ làm tăng cầu USD dẫn đến tỷ giá USD tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng lên.

Kết quả nghiên cứu ngược chiều này có thể được lý giải bởi việc, ngoài các yếu tố kinh tế vĩ mô được tính tới trong mô hình nghiên cứu, dự trữ ngoại hối và tỷ giá USD tại Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi các cú sốc từ lên ngoài. Theo Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Thị Hoàng Anh (2013) cho rằng, dự trữ ngoại hối và tỷ giá USD tại Việt Nam giai đoạn 2006-2008 chịu tác động rất lớn bởi việc gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng đột biến dẫn đến nguồn cung ngoại tệ trong 2 năm 2007-2008 tăng đột biến khiến cho tỷ giá E (tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ) giảm (đồng USD giảm và VND lên giá). Tuy nhiên, từ năm 2009, tỷ giá lại chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi khủng hoảng tài chính thế giới, khiến xu hướng dòng vốn vào Việt Nam đổi chiều cộng với sức ép từ lạm phát, nhập siêu, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế, cùng tâm lý lo ngại về việc VND mất giá. Tất cả những yếu tố trên khiến tỷ giá diễn biến vô cùng phức tạp, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực tế lên cao đến mức cận trần buộc NHNN phải điều chỉnh mức dao động một cách liên tục và sau năm 2020 dưới tác động của đại dịch Covid-19, cuối năm 2020-2021 tỷ giá giảm chủ yếu do nguồn cung ngoại tệ dồi dào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, nhu cầu ngoại tệ trong nước không bị tác động nhiều bởi yếu tố tài chính quốc tế. Song, năm 2022 lại là một năm sóng gió với biến động tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động cộng hưởng bởi biến động phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới và trong nước: FED và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đều thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh, mạnh, khiến lãi suất thế giới và đồng đô la Mỹ tăng cao, trong khi trong nước niềm tin của nhà đầu tư suy giảm đã tạo áp lực rất lớn đối việc điều hành chính sách tiền tệ… Điều này cho thấy rằng, biến động tỷ giá là một yếu tố phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô của một quốc gia kết hợp với những cú sốc khác, biến Kinh tế vĩ mô khác chưa được tính hết trong mô hình nghiên cứu đưa ra.

Phân rã phương sai

Sau khi có được kết quả từ mô hình vector tự hồi quy VAR, công việc tiếp theo là phân tích kết quả có được từ 2 mô hình. Hai công cụ điển hình nhất để giúp phân tích kết quả từ mô hình VAR là hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Mặc dù hàm phản ứng đẩy cung cấp những nhận định tổng quát về mức độ tác động truyền dẫn của lạm phát đến tỷ giá hối đoái, nhưng nó lại không thể hiện được biến động của lạm phát cụ thể là đóng góp bao nhiêu trong công việc giải thích biến động của tỷ giá hối đoái. Do đó, để đánh giá tầm quan trọng đối với những biến động của lạm phát đến tỷ giá hối đoái, cần thực hiện phương pháp phân tích phương sai cho các chỉ số.

Dựa vào kết quả phân rã phương sai của các biến, đặc biệt cần quan tâm là mối quan hệ giữa hai biến tỷ giá hối đoái và lạm phát (Bảng 2), có thể thấy được tác động tương đối lớn của tỷ giá hối đoái đến tỷ lệ lạm phát. Nghiên cứu này sẽ xem xét biến động của các biến trong ngắn hạn (3 tháng sau) và trong dài hạn (trong 20 tháng tiếp theo).

Bảng 2: Kết quả phân rã phương sai của DINF

Period

S.E.

DINF

DEX

DI

DMS

DR

DOIL

1

0,739944

100,0000

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

2

0,944692

91,93222

0,525930

0,264846

1,034701

1,167698

5,074605

3

1,045246

88,87473

1,063214

0,434086

1,211943

1,264838

7,151188

4

1,096285

87,61213

1,378996

0,519947

1,241854

1,227745

8,019326

5

1,122678

87,03584

1,544266

0,561597

1,247405

1,193432

8,417460

6

1,136464

86,75647

1,629134

0,581940

1,248549

1,172406

8,611498

7

1,143707

86,61613

1,672913

0,592079

1,248818

1,160617

8,709447

8

1,147524

86,54411

1,695677

0,597230

1,248893

1,154202

8,759893

9

1,149539

86,50668

1,707590

0,599885

1,248919

1,150757

8,786174

10

1,150604

86,48708

1,713851

0,601267

1,248930

1,148918

8,799955

11

1,151167

86,47677

1,717151

0,601991

1,248935

1,147939

8,807210

12

1,151465

86,47134

1,718893

0,602372

1,248938

1,147420

8,811037

13

1,151622

86,46847

1,719813

0,602573

1,248939

1,147145

8,813058

14

1,151705

86,46696

1,720300

0,602679

1,248940

1,146999

8,814126

15

1,151750

86,46616

1,720557

0,602735

1,248940

1,146922

8,814690

16

1,151773

86,46573

1,720693

0,602765

1,248940

1,146881

8,814989

17

1,151785

86,46551

1,720765

0,602780

1,248940

1,146859

8,815147

18

1,151792

86,46539

1,720803

0,602788

1,248940

1,146848

8,815231

19

1,151795

86,46533

1,720823

0,602793

1,248940

1,146842

8,815275

20

1,151797

86,46529

1,720834

0,602795

1,248940

1,146838

8,815298

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Cụ thể, trong khoảng thời gian 1 tháng, sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát DINF bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi chính nó. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian lớn hơn, tức là từ hai tháng trở lên DEX, DI, DMS, DR đều thể hiện sự tác động lên tỉ lệ lạm phát. Hơn nữa, ảnh hưởng của DOIL nhiều hơn so với các biến còn lại trong việc giải thích những thay đổi của tỷ lệ lạm phát, trung bình khoảng 8,8% so với 1,7% của DEX và dao động từ 0,6% đến 1,2% với các biến còn lại.

Trong ngắn hạn (ví dụ trong 3 tháng), một cú sốc đối với tỷ lệ lạm phát DINF chiếm khoảng 88,87% biến động của chính nó, trong khi cú sốc về các biến còn lại dao động từ 0,43% đến 7,15%.

Còn trong dài hạn, những tác động của cú sốc tỷ lệ lạm phát DINF cho chính nó trong tương lai giảm dần theo thời gian, từ 100% xuống còn 86,46% trong 20 tháng tiếp theo. Trong khi đó, DEX tăng nhẹ từ 1,38% đến giữ ổn định ở 1,72%.

Bảng 3: Kết quả phân rã phương sai của DEX

Period

S.E.

DINF

DEX

DI

DMS

DR

DOIL

1

120,4431

0,216765

99,78324

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

2

126,1407

0,208660

97,19203

0,464085

0,642912

0,048357

1,443955

3

126,5179

0,228676

96,97574

0,544259

0,660468

0,100719

1,490139

4

126,5834

0,252083

96,90530

0,556561

0,659788

0,136614

1,489657

5

126,6098

0,270243

96,86978

0,559009

0,659880

0,147333

1,493752

6

126,6226

0,281882

96,85169

0,559665

0,660003

0,149933

1,496824

7

126,6292

0,288692

96,84230

0,559883

0,660071

0,150534

1,498524

8

126,6326

0,292499

96,83735

0,559966

0,660105

0,150674

1,499406

9

126,6345

0,294577

96,83473

0,560001

0,660123

0,150708

1,499858

10

126,6354

0,295697

96,83334

0,560016

0,660132

0,150717

1,500092

11

126,6359

0,296296

96,83261

0,560024

0,660137

0,150719

1,500214

12

126,6362

0,296615

96,83222

0,560028

0,660140

0,150720

1,500278

13

126,6363

0,296784

96,83201

0,560029

0,660141

0,150720

1,500311

14

126,6364

0,296874

96,83191

0,560030

0,660142

0,150720

1,500329

15

126,6364

0,296922

96,83185

0,560031

0,660142

0,150720

1,500338

16

126,6365

0,296947

96,83182

0,560031

0,660142

0,150720

1,500343

17

126,6365

0,296960

96,83180

0,560031

0,660142

0,150720

1,500345

18

126,6365

0,296967

96,83179

0,560031

0,660142

0,150720

1,500347

19

126,6365

0,296971

96,83179

0,560031

0,660143

0,150720

1,500348

20

126,6365

0,296973

96,83179

0,560031

0,660143

0,150720

1,500348

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Bảng 3 cho thấy, trong khoảng thời gian 1 tháng, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái DEX bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi chính nó. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian lớn hơn, tức là từ hai tháng trở lên DINF, DI, DMS, DR đều thể hiện sự tác động lên tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, ảnh hưởng của DOIL nhiều hơn so với các biến còn lại trong việc giải thích những thay đổi của tỷ giá hối đoái, trung bình khoảng 1,5% so với 0,29% của DINF và dao động từ 0,15% đến 0,66% với các biến còn lại.

Trong ngắn hạn (ví dụ trong 3 tháng), một cú sốc đối với tỷ giá hối đoái DEX chiếm khoảng 96,83% biến động của chính nó, trong khi cú sốc về các biến còn lại dao động từ 0,10% đến 1,49%.

Trong dài hạn, những tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái DEX cho chính nó trong tương lai giảm dần theo thời gian, từ 100% xuống còn 96,83% trong 20 tháng tiếp theo. Trong khi đó, DINF tăng nhẹ từ 0,46% đến giữ ổn định ở 0,56%.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

Một là, Chính phủ cần theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới trong nước để điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế gắn với kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Hai là, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm thiểu chi phí, đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Ba là, điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo các chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đối số.

Năm là, cẩn trọng trong công tác điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát (cần chú ý điều tiết cung - cầu hàng hóa, kiểm soát dòng tiền tín dụng trong nền kinh tế để tránh tình trạng dòng vốn giá rẻ đổ vào những kênh đầu cơ; đồng thời, tiếp tục phối hợp hiệu quả trong việc điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát tốt lượng cung tiền ra nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát). Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, làm tốt công tác dự báo về xây dựng phương án ứng phó phù hợp với các biến động của kinh tế thế giới, đặc biệt biến động của các nền kinh tế lớn./.

ThS. Nguyễn Thị Yến Hạnh - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương mại

ThS. Trần Anh Tuấn - Khoa Toán Kinh tế, Trường Đại học Thương mại

ThS. Trần Kim Anh - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương mại

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03, tháng 02/2024)


Tài liệu tham khảo

1. Akinbobola, T. O. (2012), The dynamics of money supply, exchange rate and inflation in Nigeria, Journal of Applied Finance and Banking, 2(4).

2. Ilzetzki, E., Reinhart, C. M., and Rogoff, K. S. (2020), Will the secular decline in exchange rate and inflation volatility survive COVID-19?, No. w28108, National Bureau of Economic Research.

3. Hoàng Đình Minh (2016), Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội.

4. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Thị Hoàng Anh (2013), Quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối Việt Nam thời kỳ hậu WTO, Tạp chí Ngân hàng, số 2-3, 23-27.

5. Madesha, W., Chidoko, C., and Zivanomoyo, J. (2013), Empirical test of the relationship between exchange rate and inflation in Zimbabwe, Journal of economics and sustainable development, 4(1), 52-58.

6. Ngân hàng Nhà nước (2016-2022), Báo cáo hoạt động ngành ngân hàng các năm, từ năm 2016 đến năm 2022.