Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2018 ước tính đạt 582,1 nghìn tỷ đồng, bằng 44,1% dự toán năm. Cụ thể, thu nội địa đạt 462,7 nghìn tỷ đồng, bằng 42,1%; thu từ dầu thô 27 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 92 nghìn tỷ đồng, bằng 51,4%.

Điều đáng lưu ý là trong thu nội địa thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 61,2 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 75,9 nghìn tỷ đồng, bằng 34%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 94,4 nghìn tỷ đồng, bằng 43,3%; thu thuế thu nhập cá nhân 47,3 nghìn tỷ đồng, bằng 48,8%; thu thuế bảo vệ môi trường 18,2 nghìn tỷ đồng, bằng 37,3%; thu tiền sử dụng đất đạt 51,3 nghìn tỷ đồng, bằng 59,8%.

Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2018 ước tính đạt 586 nghìn tỷ đồng, bằng 38,5% dự toán năm

Trong đó, chi thường xuyên đạt 416 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2%. Điều đáng nói là trong nửa đầu năm 2018, chi trả nợ lãi là 55,9 nghìn tỷ đồng, bằng 49,7%. Số tiền này tương ứng ½ số tiền đầu tư cho phát triển.

Cụ thể theo Tổng cục Thống kê, chi đầu tư phát triển là 111,1 nghìn tỷ đồng, mới bằng 27,8% dự toán năm.

Tính tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm đạt 124,2 nghìn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch năm và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 36,9% và tăng 6,1%).

Cụ thể, vốn trung ương quản lý đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, bằng 34,6% kế hoạch năm và giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 8.014 tỷ đồng, bằng 43,5% và giảm 41,8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.242 tỷ đồng, bằng 27,8% và tăng 16,8%; Bộ Y tế 884 tỷ đồng, bằng 26,7% và giảm 44,9%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 473 tỷ đồng, bằng 31,9% và tăng 56,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 385 tỷ đồng, bằng 28,3% và tăng 31,7%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 233 tỷ đồng, bằng 31,1% và tăng 5,9%; Bộ Xây dựng 92 tỷ đồng, bằng 33,6% và giảm 59,8%; Bộ Công Thương 80 tỷ đồng, bằng 36,3% và giảm 18,1%; Bộ Khoa học và Công nghệ 73 tỷ đồng, bằng 30,2% và tăng 54,2%; Bộ Thông tin và Truyền thông 43 tỷ đồng, bằng 32,4% và tăng 22,4%.

Vốn địa phương quản lý đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, bằng 36,3% kế hoạch năm và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 70,3 nghìn tỷ đồng, bằng 33,9% kế hoạch năm và tăng 13,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 26 nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% và tăng 15,5%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 5.114 tỷ đồng, bằng 52,4% và tăng 13,8%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 14,6 nghìn tỷ đồng, bằng 38,4% kế hoạch năm và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 8.346 tỷ đồng, bằng 20,1% và tăng 7,9%; Quảng Ninh 3.447 tỷ đồng, bằng 35,6% và tăng 32,3%; Hải Phòng 3.110 tỷ đồng, bằng 34,1% và tăng 67,8%; Thanh Hóa 2.951 tỷ đồng, bằng 46,9% và tăng 35,3%; Nghệ An 2.663 tỷ đồng, bằng 45,5% và tăng 2,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu 2.636 tỷ đồng, bằng 40,5% và tăng 25,2%; Bình Dương 2.631 tỷ đồng, bằng 33% và tăng 7,1%./.