Trong đó: thu nội địa 299,6 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9%; thu từ dầu thô 67,3 nghìn tỷ đồng, bằng 68%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 90,3 nghìn tỷ đồng, bằng 54,2%.

Điều đáng lưu ý là thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 89,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 67,5 nghìn tỷ đồng, bằng 62,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 65,1 nghìn tỷ đồng, bằng 54%; thu thuế thu nhập cá nhân 32,1 nghìn tỷ đồng, bằng 58,6%; thu thuế bảo vệ môi trường 7,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,7%; thu phí, lệ phí 6 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2013 ước tính đạt 563 nghìn tỷ đồng, bằng 57,6% dự toán năm.

Cụ thể: chi đầu tư phát triển 98,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 95 nghìn tỷ đồng, bằng 55,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) ước tính đạt 400,7 nghìn tỷ đồng, bằng 59,4%; chi trả nợ và viện trợ 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 61,1%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng Tám ước tính đạt 19754 tỷ đồng, bao gồm: Vốn Trung ương 3506 tỷ đồng; vốn địa phương 16248 tỷ đồng.

Như vậy, tính chung tám tháng năm 2013, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 126,9 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% kế hoạch năm và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2012, gồm có:

- Vốn trung ương quản lý đạt 26,4 nghìn tỷ đồng, bằng 65,9% kế hoạch năm và giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 4499 tỷ đồng, bằng 71,7% và giảm 7,6%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2708 tỷ đồng, bằng 61,9% và giảm 7,3%; Bộ Xây dựng 960 tỷ đồng, bằng 54,5% và giảm 12%; Bộ Y tế 478 tỷ đồng, bằng 55,4% và giảm 29,2%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 390 tỷ đồng, bằng 56% và giảm 30,4%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 309 tỷ đồng, bằng 61,7% và giảm 19,7%; Bộ Công Thương 204 tỷ đồng, bằng 75,2% và giảm 25,3%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 100,5 nghìn tỷ đồng, bằng 64,2% kế hoạch năm và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn đầu tư thực hiện của một số địa phương như sau: Hà Nội đạt 14790 tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch năm và tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2012; thành phố Hồ Chí Minh 10089 tỷ đồng, bằng 58,9% và tăng 2,3%; Đà Nẵng 4406 tỷ đồng, bằng 82,5% và giảm 25,6%; Quảng Ninh 2794 tỷ đồng, bằng 71,7% và tăng 3,2%; Vĩnh Phúc 2690 tỷ đồng, bằng 89,8% và tăng 21,2%; Thanh Hóa 2408 tỷ đồng, bằng 76,8% và giảm 4%; Nghệ An 2380 tỷ đồng, bằng 107,6% và giảm 12,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu 2172 tỷ đồng, bằng 49,3% và tăng 4%; Kiên Giang 2054 tỷ đồng, bằng 75,5% và tăng 1,8%; Bình Dương 2010 tỷ đồng, bằng 51,7% và tăng 4,8%.

Tính đến 20/8/2013 tín dụng ước tính tăng 5,4% so với tháng 12/2012; tổng phương tiện thanh toán tăng 8,4%; số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tính tăng 9,5%.

An Nhi