Lịch sử hình thành

Khoảng 10 thế kỉ trước múa rối nước được ra đời ở vùng châu thổ sông Hồng và thường diễn ra vào những ngày lễ hội hay các dịp lễ Tết. Qua một thời gian dài, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác và dần đã trở thành một nét đẹp nghệ thuật của người dân Việt Nam. So với hình thức múa rối thông thường thì múa rối nước lấy mặt nước để làm sân khấu. Phía sau sân khấu được trang bị một phông che.

Sân khấu biểu diễn

Điểm thú vị của loại hình nghệ thuật này đó chính là chọn mặt nước để làm sân khấu biểu diễn. Buồng để biểu diễn trò rối được người dân đặt giữa ao hoặc hồ với cách bày trí tương xứng. Các buồng và sân khấu đều được trang bị lọng, voi, quạt, cờ,... Mọi thứ được trang bị như một ngôi đình làng Việt thu nhỏ nằm gọn giữa lòng dòng nước tạo ra nét đẹp lung linh đặc sắc.

Với múa rối nước, khán giả không chỉ được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn mà còn được hiểu rõ hơn về sinh hoạt, những tập tục của người nông dân Việt.

Những con rối

Những con rối trong các màn biểu diễn sinh động chính là một tác phẩm nghệ thuật gỗ điêu khắc dân gian. Những chú rối đó thường có hình thù khá ngộ nghĩnh, tươi tắn, sinh động và có tính biểu tượng cao.

Để có được một chú rối hoàn chỉnh cho màn biểu diễn này các nghệ nhân đã phải kỳ công mất nhiều công đoạn. Những chú rối có độ hoàn thiện cao sẽ giúp cho màn biểu diễn dễ dàng truyền đạt ý nghĩa phong phú và giúp các kĩ xảo điều khiển được thuận lợi hơn. Loại gỗ thường dùng để tạc những quân rối là gỗ sung.

Những quân rối này đều có cấu tạo gồm thân và phần đế liền nhau. Phần thân rối thường được nổi trên mặt nước dùng để thể hiện một kiểu nhân vật. Trong khi đó phần đế là bộ phận chìm dưới nước. Đây chính là nơi được trang bị máy để điều khiển những quân rối và cũng có tác dụng giúp cho phần thân được nổi trên mặt nước.

Âm nhạc

Vì được biểu diễn trong không gian sân khấu mở là ao hồ hay ngoài trời. Do đó múa rối nước phải được trang bị dàn âm thanh mạnh nhằm tạo khả năng khuấy động người xem. Thông thường ở những phường hội thường sử dụng những bộ nhạc cụ dân tộc bao gồm mỏ, pháo, não bạt, trống cái, ốc và tù.

Về kĩ thuật điều khiển quân rối

Kĩ thuật vận hành quân rối được xem như là mấu chốt của loại hình nghệ thuật dân gian này bởi vì nó làm nên các hành động biểu diễn của những quân rối trên dân khấu. Chính vì thế rất được coi trọng. Các chú rối không chỉ cần đẹp mà còn cần phải có sự linh hoạt trong cử động thân hình của mình cũng như những hành động khi đóng kịch.

Bằng kinh nghiệm cũng như khả năng của mình nhưng nghệ nhân đã sáng chế ra các kiểu máy dành cho rối nước đa dạng và phong phú hơn. Hầu hết các loại máy này đều đựa vào sức của dòng nước để điều khiển các quân rối từ xa mang đến cho người thưởng thức nhiều điều thú vị và độc đáo.

Với những điểm thú vị trên, múa rối nước sẽ mang đến cho người xem những cảm xúc lẫn lộn. Nếu có cơ hội, hãy thử tìm đến loại hình nghệ thuật này, chắc chắn bạn sẽ thích thú ngay.