Những chủ trương, chính sách do Ban Kinh tế Trung ương tham mưu với Đảng đã thể hiện tinh thần học hỏi, đổi mới sáng tạo và trách nhiệm cao. Với khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, để huy động mọi nguồn lực, vật lực, tài lực của toàn dân phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 30/9/1950, Ban Thường vụ Trung ương khóa I đã ra Quyết nghị số 57 thành lập Ban Kinh tế Trung ương. Đồng chí Phạm Văn Đồng được giao là Trưởng ban Kinh tế Trung ương đầu tiên.

Trải qua các giai đoạn lịch sử, từ "kháng chiến, kiến quốc", chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đặc biệt từ giai đoạn đổi mới đến nay, Ban Kinh tế Trung ương luôn tích cực nghiên cứu, tham mưu Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương, đường lối đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Từ năm 2012, sau khi được tái lập lại đến nay, Ban Kinh tế Trung ương đã tiếp tục có những đóng góp quan trọng, nhất là giai đoạn từ 2016 - 2020. Nhiều chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII đóng vai trò nền tảng, lâu dài cho sự phát triển của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ba Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII ban hành năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân; đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước do Ban Kinh tế Trung ương tham mưu Trung ương ban hành được coi là những chủ trương đường lối quan trọng mang tính nền tảng, nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng triệt để thời cơ để tiếp tục đổi mới và phát triển nhanh, bền vững hơn.

Đằng sau mỗi chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng về kinh tế có sự đóng góp thầm lặng, dũng cảm, sáng tạo và luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức ở phía trước của Ban Kinh tế Trung ương. Với một tinh thần đổi mới xuyên suốt, những nghị quyết được soạn từ Ban Kinh tế Trung ương mang ý nghĩa vô cùng to lớn cho con đường phát triển của Việt Nam. Cùng với đó, Ban Kinh tế Trung ương cần chủ động, đổi mới, sáng tạo trong tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế-xã hội…

Để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng nêu trên, đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy tinh gọn, khoa học và hiệu quả; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ, năng lực và bản lĩnh chính trị.

Nhân kỷ niệm 70 năm sự nghiệp đổi mới và phát triển, sáng 30-9-2020, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Chương trình "Ban Kinh tế Trung ương - 70 năm với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng". Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các thế hệ cán bộ Ban Kinh tế Trung ương dự buổi gặp mặt.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Chương trình

Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Petrolimex (PJICO), Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP./.