ThS. Lương Huỳnh Anh Thư - Trường Đại học Thủ Dầu Một - Bình Dương

Email: thulha@tdmu.edu.vn

Tóm tắt

Thông khảo, khảo sát 250 doanh nghiệp tại Bình Dương, bài viết nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố vi mô tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố, gồm: Nhân lực kế toán; Công nghệ phần mềm; Quy trình và thủ tục kế toán; Quản lý và lãnh đạo, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cũng như ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, hệ thống thông tin kế toán, doanh nghiệp, Bình Dương

Summary

Through a survey of 250 enterprises in Binh Duong, the article aims to analyze and evaluate the micro factors that directly affect the performance of the accounting information system at enterprises in the province. The research results show that there are four factors: Accounting human resources, Software Technology, Accounting processes and procedures, Management, and Leadership; thereby providing solutions and recommendations to increase the performance of the accounting information system at enterprises in Binh Duong Province as well as in Vietnam today.

Keywords: Performance, accounting information system, enterprise, Binh Duong

GIỚI THIỆU

Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System - AIS) là một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu tài chính và kế toán của một tổ chức, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Các chức năng chính của hệ thống thông tin kế toán bao gồm: thu thập và ghi chép dữ liệu, xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin ra đầu ra phục vụ cho quá trình ra quyết định. Hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kế toán chính xác, kịp thời và hữu ích cho các nhà quản lý (Vuong và Nguyen, 2024). Chính vì vậy, việc tìm hiểu các yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán là cần thiết.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Theo Lý thuyết hệ thống - Systems Theory (1950), “Hệ thống thông tin kế toán được xem là một hệ thống mở, bao gồm các thành phần tương tác và liên kết với nhau. Các thành phần của hệ thống (người, dữ liệu, quy trình, phần mềm, hạ tầng) hoạt động theo các quy luật nhất định” (Bertalanffy, 1968).

Lý thuyết điều khiển - Control Theory (1940) cho rằng: “Hệ thống thông tin kế toán có vai trò điều khiển, giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua thông tin kế toán. Việc thu thập, xử lý, kiểm soát dữ liệu kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thông tin” (Wiener, 1948).

Lý thuyết ra quyết định - Decision Theory (1944) định nghĩa, “Thông tin kế toán là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định kinh tế, tài chính. Hệ thống thông tin kế toán cung cấp các báo cáo, phân tích phục vụ quá trình ra quyết định” (Fishburn, 1970).

Lý thuyết thông tin (Information Theory, 1948) chỉ ra rằng, “Dữ liệu kế toán là nền tảng của hệ thống thông tin kế toán, và cần được quản lý, lưu trữ cũng như bảo mật một cách hiệu quả. Các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán đóng vai trò cơ bản trong việc xác định, ghi nhận và trình bày dữ liệu kế toán” (Shannon, 1948).

Lý thuyết hành vi (Behavioral Theory, 1947) khẳng định: “Hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến hành vi của con người, chẳng hạn, như: nhân viên kế toán và người sử dụng thông tin. Việc thiết kế và vận hành hệ thống thông tin kế toán cần xem xét đến các yếu tố hành vi” (Simon, 1947).

Cuối cùng, Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis - EMH, 1970) cho rằng, “EMH là một trong những lý thuyết quan trọng về hiệu quả của thị trường tài chính, đề cập đến các điều kiện và ý nghĩa của thị trường hiệu quả, đồng thời được bổ sung và phát triển theo thời gian” (Fama, 1970).

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các cơ sở các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu: Romney và Steinbart (2021), Gelinas, Dull và Wheeler (2018), Hall (2016), Phạm Quang Huy (2023), Huỳnh Thị Cẩm Thơ (2024), Simkin, Mark G (2018), tác giả đã thực hiện khảo sát các doanh nghiệp và phân tích các các yếu tố vi mô tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương thông qua mô hình nghiên cứu như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu

Các yếu tố vi mô tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất bao gồm:

H1: Nhân lực kế toán có tác động thuận chiều đến Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương.

H2: Công nghệ phần mềm có tác động thuận chiều đến Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương.

H3: Quy trình và thủ tục kế toán có tác động thuận chiều đến Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương.

H4: Quản lý và lãnh đạo có tác động thuận chiều đến Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương

F: Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương.

Các biến quan sát của thang đo được cụ thể qua Bảng 1.

Bảng 1: Bảng thang đo của các nhân tố

STT Ký hiệu Biến quan sát

1

Thang đo về Nhân lực kế toán (NS)

1.1

NS1

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhân viên kế toán

1.2

NS2

Tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của nhân viên kế toán

1.3

NS3

Mức độ hiểu biết về hệ thống thông tin kế toán

1.4

NS4

Chia sẻ, hợp tác giữa các bộ phận liên quan

2

Thang đo về Công nghệ phần mềm (CN)

2.1

CN1

Hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp

2.2

CN2

Chất lượng phần mềm kế toán được sử dụng

2.3

CN3

Mức độ chấp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin

2.4

CN4

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán

3

Thang đo về Quy trình và thủ tục kế toán (QT)

3.1

QT1

Tính rõ ràng, logic của quy trình kế toán

3.2

QT2

Tính thống nhất, đồng bộ của các quy trình, thủ tục

3.3

QT3

Sự phù hợp của quy trình, thủ tục với yêu cầu quản lý

3.4

QT4

Tính tuân thủ các quy định, thủ tục kế toán chung

4

Thang đo về Quản lý và lãnh đạo (QL)

4.1

QL1

Sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo đối với hệ thống thông tin kế toán

4.2

QL2

Chính sách, chiến lược phát triển hệ thống thông tin kế toán

4.3

QL3

Năng lực tổ chức, quản lý hệ thống thông tin kế toán

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã tiến hành khảo sát 250 doanh nghiệp tại Bình Dương. Dữ liệu thu thập được gồm 239 phiếu đáp ứng yêu cầu. Sau đó, tác giả làm sạch dữ liệu và đưa vào phân tích thông qua phần mềm SPSS 27. Thời gian thực hiện từ tháng 5/2024 đến tháng 8/2024.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Bảng 2: Kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập

Thang đo

Hệ số

Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan

biến tổng

1. Nhân lực kế toán

0,899

0,532

2. Công nghệ phần mềm

0,819

0,613

3. Quy trình và thủ tục kế toán

0,810

0,638

4. Quản lý và lãnh đạo

0,887

0,438

5. Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương

0.798

0,745

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Qua (Bảng 2) cho thấy: Độ tin cậy của các thang đo đều đảm bảo yêu cầu > 0,5; hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm từ 0,798 đến 0,889; Về mức độ tương quan giữa các biến đều > 0,3; cụ thể là hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,438 đến 0,745. Do đó, các biến đủ điều kiện thực hiện bước tiếp theo trong phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Kết quả phân tích EFA

Phân tích EFA với các biến độc lập

Bảng 3: KMO and Bartlett's Test

KMO

,761

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương xấp xỉ

2,195,725

df

105

Sig.

,000

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Bảng 4: Ma trận xoay các nhân tố độc lập

TT

Biến

Hệ số tải nhân tố

1

2

3

4

1

NS1

0,891

NS2

0,882

NS3

0,793

NS4

0,722

2

CN1

0,816

CN2

0,774

CN3

0,708

CN4

0,702

3

QT1

0,849

QT2

0,826

QT3

0,710

QT3

0,678

4

QL1

0,920

QL2

0,908

QL3

0,874

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Qua Bảng 3 ta thấy: “Hệ số KMO = 0,805 (> 0,5) của các biến độc lập, do đó phân tích EFA này phù hợp. Và kiểm định Barlett với mức ý nghĩa Sig. = 0,000; Về mức độ tương quan tuyến tính thì các biến quan sát từ NS1 đến QL3 có tương quan cao với nhân tố đại diện. Để kiểm tra (loại) biến xấu của biến quan sát, qua phân tích ma trận xoay các biến quan sát đều có hệ số tải các nhân tố > 0,5 và theo trật tự của các nhân tố đại diện, do đó, sẽ không có loại biến trong mô hình”.

Phân tích EFA với biến phụ thuộc

Kết quả Bảng 5 cho thấy: “Hệ số KMO = 0,712 (> 0,5) và kiểm định Bartlet có kết quả Sig. = 0,000. Giá trị hệ số tải nhân tố các thang đo đều > 0,5, nên về giá trị hội tụ và độ tin cậy của các biến đều đạt yêu cầu (Bảng 6)”.

Bảng 5: KMO và Bartlett

KMO

,712

Kiểm định Bartlett

Chi bình phương xấp xỉ

194,021

df

6

Sig.

,000

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Bảng 6: Kết quả EFA với biến phụ thuộc

Biến quan sát

Hệ số tải nhân tố

1

F1

0,806

F2

0,781

F3

0,714

F4

0,652

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Phân tích tương quan

Bảng 7: Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Nhân lực kế toán

Công nghệ thông tin

Quy trình và thủ tục kế toán

Quản lý và lãnh đạo

Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương

Nhân lực kế toán

Pearson Correlation

1

,460**

,382**

,286**

,558**

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

N

239

239

239

239

239

Công nghệ phần mềm

Pearson Correlation

,460**

1

,520**

,285**

,657**

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

N

239

239

239

239

239

Quy trình và thủ tục kế toán

Pearson Correlation

,382**

,520**

1

,436**

,602**

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

,000

N

239

239

239

239

239

Quản lý và lãnh đạo

Pearson Correlation

,286**

,285**

,436**

1

,412**

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

,000

N

239

239

239

239

239

Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương

Pearson Correlation

,558**

,657**

,602**

,412**

1

Sig. (2-tailed)

,000

,000

,000

,000

,000

N

239

239

239

239

239

Ghi chú: Ký hiệu **: Cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng mức ý nghĩa 1% = 0,01).

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Qua Bảng 7 cho thấy: “Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc có mức độ tương quan cao, cụ thể dao động từ 0,285 đến 0,657. Như vậy, các biến độc lập sẽ giải thích bằng các biến độc lập. Bên cạnh đó, giá trị Sig. của biến độc lập đều > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết. Và hệ số tương quan tổng thể bằng 0 nên không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình. Đồng thời, hệ số VIF của các biến độc lập < 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Bảng 8)”.

Phân tích hồi quy bội

Bảng 8: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t

Sig. Độ chấp nhận

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Hệ số phóng đại phương sai

VIF

1

Hằng số

0,032

0,198

0,163

0,870

Nhân lực kế toán

0,268

0,051

0,254

5,264

0,000

0,748

1,336

Công nghệ phần mềm

0,348

0,049

0,370

7,137

0,000

0,649

1,542

Quy trình và thủ tục kế toán

0,279

0,057

0,259

4,914

0,000

0,627

1,594

Quản lý và lãnh đạo

0,095

0,037

0,121

2,573

0,000

0,792

1,262

R2 hiệu chỉnh: 0,769

Thống kê Durbin-Watson: 2,053

Thống kê F(ANOVA): 84,606

Mức ý nghĩa (Sig. của ANOVA): 0,000

Nguồn: Trích xuất từ SPSS

Kết quả phân tích (Bảng 8) cho thấy: “R2 hiệu chỉnh = 0,769, tương đương 76,9% tác động trực tiếp đến Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quyết định bởi các yếu tố: “Nhân lực kế toán; Công nghệ phần mềm; Quy trình và thủ tục kế toán; Quản lý và lãnh đạo”. Bên cạnh đó, kiểm định F có giá trị Sig. của rất nhỏ (Sig. = 0,000), kết luận mô hình nghiên cứu phù hợp mẫu khảo sát. Biến phụ thuộc “Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” và các biến độc lập: “Nhân lực kế toán; Công nghệ phần mềm; Quy trình và thủ tục kế toán; Quản lý và lãnh đạo” đều có ý nghĩa thống kê vì Sig. < 0,05. Hệ số phóng đại phương sai khá cao (Tolerance từ 0,627 đến 0,792) và hệ số VIF < 2 (từ 1,262 đến 1,594), nên giữa các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra”. Ta có mô hình hồi quy như sau:

Y=0,032 + 0,370*CN + 0,259*QT + 0,254*NS + 0,121*QL

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình lý thuyết là phù hợp; 4 yếu tố ảnh hưởng Kết quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được sắp xếp theo thức tự mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Công nghệ phần mềm; (2) Quy trình và thủ tục kế toán; (3) Nhân lực kế toán; (4) Quản lý và lãnh đạo. Từ kết quả trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về Công nghệ phần mềm: “Việc áp dụng các giải pháp công nghệ phần mềm trên sẽ giúp nâng cao tính tự động hóa, tính đồng bộ, minh bạch và an toàn của hệ thống thông tin kế toán, từ đó cải thiện hiệu quả quản lý, ra quyết định của doanh nghiệp gồm: Ứng dụng phần mềm kế toán hiện đại; Tự động hóa các quy trình kế toán; Triển khai hệ thống thông tin tích hợp (ERP); Ứng dụng công nghệ cloud computing; Khai thác dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu; Ứng dụng công nghệ blockchain”.

Thứ hai, về Quy trình và thủ tục kế toán: “Việc chuẩn hóa, số hóa và tự động hóa các quy trình, thủ tục kế toán sẽ giúp tăng tính minh bạch, giảm sai sót, rút ngắn thời gian xử lý, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và ra quyết định của doanh nghiệp. Để cải thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp, các giải pháp về quy trình và thủ tục kế toán bao gồm: Chuẩn hóa quy trình kế toán; Số hóa và tự động hóa quy trình kế toán; Chuẩn hóa thủ tục kế toán; Tăng cường kiểm soát nội bộ; Đào tạo, nâng cao năng lực nhân sự”.

Thứ ba, về Nhân lực kế toán: “Đây là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp. Việc áp dụng các giải pháp trên sẽ giúp nâng cao năng lực, trình độ và vai trò của nhân lực kế toán, từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán, đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý và ra quyết định của doanh nghiệp như: Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán; Cải thiện quy trình và kiểm soát nội bộ trong kế toán; Phát triển các kỹ năng mềm cho nhân viên kế toán”.

Thứ tư, về Quản lý và lãnh đạo: “Các giải pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý và tuân thủ quy định pháp luật”. Để nâng cao hiệu quả quản lý và lãnh đạo hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp, các giải pháp bao gồm: Xây dựng chiến lược và kiến trúc hệ thống thông tin kế toán; Tăng cường quản trị và giám sát hệ thống thông tin kế toán; Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; Đội ngũ lãnh đạo, quản lý hệ thống thông tin kế toán; Tăng cường liên kết, hợp tác”./.

Tài liệu tham khảo

1. Bertalanffy, L. von. (1968), General system theory: Foundations, development, applications, New York: George Braziller.

2. Fama, E. F. (1970), Efficient capital markets: A review of theory and empirical work, Journal of Finance, 25(2), 383-417, https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.1970.tb00883.x.

3. Fishburn, P. C. (1970), Utility Theory for Decision Making, New York: Wiley.

4. Gelinas, Dull and Wheeler (2018), Accounting Information Systems, Cengage AU.

5. Hall (2016), Accounting Information Systems, Sixth Edition, Peter E. Bennett Chair in Business and Economics Lehigh University, the United States of America; ISBN-13: 978-0-324-56089-3 & ISBN-10: 0-324-56089-3.

6. Huỳnh Thị Cẩm Thơ (2024), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, số 19, 2024.

7. Phạm Quang Huy (2023), Tác động của yếu tố vi mô đến sự hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03.

8. Romney and Steinbart (2021), Accounting Information Systems, 15th Global Edition, Harlow, England: Pearson.

9. Shannon, C. E. (1948), A mathematical theory of communication, Bell System Technical Journal, 27(3), 379-423, https://doi.org/10.1002/j.1538-7305.1948.tb01338.x

10. Simkin, Mark G (2018), Core concepts of accounting information systems, Fourteenth edition, Hoboken, NJ : Wiley.

11. Simon, H. A. (1947), Administrative behavior: A study of decision-making processes in administrative organizations, New York: Free Press.

12. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation. https://books.google.com/books/about?id=vy4ZEQAAQBAJ

13. Wiener, N. (1948), Cybernetics: Or control and communication in the animal and the machine, Cambridge, MA: MIT Press.

Ngày nhận bài: 15/8/2024; Ngày phản biện: 30/9/2024; Ngày duyệt đăng: 14/10/2024