Tại Việt Nam, sau giai đoạn thực thi Chiến lược tăng trưởng xanh 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được của giai đoạn mới.

Châu Á thay đổi nhận thức về phát triển bền vững
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh 2021-2030

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Châu Á thay đổi nhận thức về phát triển bền vững

Châu Á thay đổi nhận thức về phát triển bền vững
TS. Celine Herweijer, Group Chief Sustainability Officer, HSBC

Theo TS. Celine Herweijer, phát triển bền vững đã trở thành từ khóa quan trọng hơn bao giờ hết đối với các chính phủ, nhà đầu tư và khối doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều người hiểu và có nhận thức đúng đắn về những hậu quả nặng nề nếu con người không hành động. Khủng hoảng khí hậu có thể là nguy cơ nghiêm trọng nhất loài người từng phải đối mặt xét về mức độ ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài.

Rất nhiều chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư đã nhận ra họ cần phải hành động nhanh chóng và quyết liệt. Điều đó đồng nghĩa với một thay đổi lớn trong vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư - họ phải tự đặt mình trong bối cảnh xã hội, môi trường ra sao và đóng góp xây dựng nền kinh tế bền vững như thế nào.

Khảo sát thường niên lần thứ năm của HSBC có sự tham gia của 2.000 nhà phát hành và nhà đầu tư tổ chức cho thấy, lợi ích kinh tế trong việc bảo vệ môi trường đang ngày càng trở nên rõ nét hơn.

Các doanh nghiệp cũng nhận thức rõ nét rằng, họ cần phải tiến hành những bước thay đổi cơ bản trong mô hình kinh doanh và phân bổ nguồn vốn. Năm năm tới đây có thể là giai đoạn mang tính chuyển đổi - gần như toàn bộ (94%) nhà phát hành nói rằng họ dự định sẽ rút khỏi những mô hình kinh doanh ảnh hưởng xấu đến xã hội và môi trường trong giai đoạn này, phần lớn trong số đó sẽ có hành động cụ thể, chắc chắn.

TS. Celine Herweijer cho rằng, đây là tỷ lệ đáng ngạc nhiên, thể hiện mức độ nhận thức của các doanh nghiệp về nhu cầu phải thay đổi và thái độ quyết liệt để biến ý định thành hành động. Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng đang hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, khi khoảng 88% cho biết, chuẩn bị đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu là một việc quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại dai dẳng là sự thiếu hụt nguồn nhân lực ESG có chuyên môn và chất lượng, đây chính là vấn đề lớn các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang gặp phải trong năm nay. Vấn đề này đặc biệt đáng lưu ý tại khu vực châu Á và Trung Đông, Bắc Phi và Thổ nhĩ Kỳ (MENAT). Các khó khăn còn lại bao gồm thiếu khả năng so sánh dữ liệu ESG giữa các doanh nghiệp và trở ngại về quy định hay pháp lý.

TS. Celine Herweijer đánh giá, xu hướng đầu tư bền vững đang ngày càng trở nên quen thuộc đối với các nhà phân bổ và sở hữu tài sản, bất kể quy mô lớn nhỏ. Ngày càng nhiều nhà phát hành đặt phát triển bền vững làm trọng tâm trong chiến lược, kinh doanh và vận hành. Nhiều doanh nghiệp đã bị thúc ép bởi tình hình thực tế và buộc phải hành động, ví dụ, khoảng 45% doanh nghiệp ở khu vực MENAT cho biết biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến hoạt động hoặc kinh doanh, tăng từ 7% của năm 2020. Thêm nữa, 71% nhà phát hành châu Âu nói rằng họ đang cân nhắc thu hẹp hoặc rút khỏi hoạt động kinh doanh có khả năng ảnh hưởng xấu đến tình trạng biến đổi khí hậu, tỷ lệ cao nhất so với các khu vực trên thế giới.

Những phát hiện quan trọng năm 2021

Châu Á thay đổi nhận thức về phát triển bền vững
Khảo sát năm 2021 của HSBC, với sự tham gia của 2.000 nhà phát hành và nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn toàn cầu

HSBC vừa công bố Khảo sát đầu tư và tài chính bền vững 2021 cho biết, quy định pháp lý về đầu tư ESG đang ngày càng được hoàn thiện tại các khu vực trên thế giới. Những bước tiến đáng kể đang diễn ra ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, và châu Âu. Điều thú vị ở đây là các nhà đầu tư châu Âu là nhóm nhà đầu tư duy nhất còn lại coi các yêu cầu pháp lý là nguyên nhân chính cần quan tâm. Một số phát hiện quan trọng năm 2021:

+ Tầm quan trọng chiến lược: 58% nhà phát hành châu Á cho biết các vấn đề môi trường và xã hội rất quan trọng đối với tổ chức của họ, giảm nhẹ so với năm ngoái (57%) nhưng lại là mức cao nhất so với các nhà phát hành trên thế giới.

+ Nguyên nhân của mối quan tâm: Ba yếu tố lý giải vì sao nhà đầu tư châu Á quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội là yêu cầu pháp lý (46%), niềm tin rằng quan tâm đến thế giới và xã hội là một việc đúng đắn (44%), nhận thức về khả năng cải thiện lợi nhuận đầu tư hoặc giảm thiểu rủi ro khi quan tâm đến những vấn đề này (42%).

+ Tiến trình giảm phát thải: Cả nhà đầu tư lẫn nhà phát hành châu Á đều đang đạt những bước tiến nhất định trong việc đưa ra cam kết trung hòa các-bon hoặc không phát thải, nhưng vẫn đi sau các khu vực khác. Với 10% nhà đầu tư và 15% nhà phát hành đã đưa ra cam kết, tỷ lệ của châu Á thuộc hàng thấp nhất so với các khu vực trên thế giới.

+ Cơ hội đầu tư ESG: Nhà đầu tư châu Á đi sau so với các khu vực khác trong việc ban hành chính sách cấp công ty về đầu tư có trách nhiệm hoặc các vấn đề ESG, 39% trong số họ cho biết tổ chức của họ đã có chính sách này, tỷ lệ thấp thứ hai chỉ trên khu vực MENAT.

+ Giới hạn năng lực ESG: 41% nhà đầu tư châu Á cho biết họ đang khó triển khai sâu rộng hơn các hoạt động đầu tư liên quan đến ESG do thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn và chất lượng, là tỷ lệ cao thứ nhì trên thế giới.

+ Động lực công bố thông tin: Khoảng 61% nhà phát hành châu Á nói rằng mức độ công bố thông tin về các vấn đề môi trường và xã hội hiện tại là vừa đủ, 34% cho biết họ dự định sẽ tăng lượng thông tin công bố và coi đó là một bước tiến đáng khích lệ.

+ Đánh giá nhà phát hành: Phần lớn nhà đầu tư châu Á nói rằng các công ty công bố thông tin chưa đầy đủ về các hoạt động môi trường (49%). Khoảng 37% cho biết lượng thông tin như vậy là đủ và 17% coi đó là rất tốt.

+ Đánh giá nhà phát hành: Phần lớn nhà đầu tư châu Á nói rằng các công ty công bố thông tin chưa đầy đủ về các hoạt động xã hội (43%). Khoảng 38% cho biết lượng thông tin như vậy là đủ và 23% coi đó là rất tốt.

+ Tài chính xanh và bền vững: Khoảng 78% nhà phát hành châu Á kỳ vọng công ty của họ sẽ chủ động tìm kiếm tư vấn chuyên môn về các vấn đề xanh, xã hội và bền vững đối với các giao dịch thị trường vốn trong vòng 12 tháng tới - tỷ lệ cao nhất so với các khu vực trên thế giới.

Đầu tư ESG: Những thách thức về tăng trưởng

Các nhà đầu tư tổ chức ở châu Á đang ngày càng ủng hộ ESG và đẩy mạnh đầu tư có trách nhiệm. Cam kết này đang ngày càng mạnh mẽ hơn, khoảng một nửa số nhà đầu tư kham gia khảo sát (49%) cho biết, không gì có thể cản trở họ theo đuổi hình thức đầu tư này, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Một trong những thống kê kết quả khảo sát năm 2021

Châu Á thay đổi nhận thức về phát triển bền vững
Nguồn: HSBC

Tuy nhiên, tại các thị trường tài chính đang phát triển, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc chọn lựa cơ hội đầu tư bền vững. Nửa còn lại (51%) các nhà đầu tư cho biết họ đang gặp một số trở ngại, phần lớn trong số họ (41%, tăng từ mức 26% năm ngoái và là tỷ lệ cao nhất so với các khu vực trên thế giới) nói rằng nguyên nhân chính là sự thiếu hụt nhân lực có chuyên môn và chất lượng.

Các trở ngại khác đối với nhà đầu tư châu Á bao gồm thiếu cơ hội đầu tư hấp dẫn (32%, tăng từ 11% năm ngoái), thiếu khả năng so sánh dữ liệu ESG giữa các nhà phát hành (29%, giảm từ 46% năm ngoái) và trở ngại về quy định và pháp lý (21%, giảm từ 28%). Đây cũng là một số vấn đề nhà đầu tư các nơi khác trên thế giới gặp phải.

Báo cáo của HSBC cho rằng, những thách thức trên có thể làm chậm lại nhưng tuyệt đối không thể ngăn cản tiến độ chung. Các nhà đầu tư châu Á sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ đầu tư ESG, mặc dù với tiến độ chậm hơn, khoảng 39% trong số họ cho biết tổ chức của họ năm nay có một chính sách cấp công ty về đầu tư có trách nhiệm hoặc các vấn đề ESG, tỷ lệ thấp nhất so với các nơi trên thế giới chỉ trên khu vực MENAT, trong khi hơn 36% cho biết họ dự định sẽ có chính sách tương tự tương lai.

Điều thú vị là tại các nước châu Á nơi HSBC thực hiện khảo sát này, các nhà đầu tư Trung Quốc lại xếp sau so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi 1/3 trong số họ đã có chính sách (thấp hơn tỷ lệ trung bình của khu vực 40%), tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với nhà đầu tư Hong Kong (42%) và Singapore (48%).

Một trong các thành phần cơ bản đã hoặc sẽ tạo nên chính sách của họ, theo phần lớn nhà đầu tư châu Á (50%, tăng từ 40% năm ngoái) là định hướng tiếp cận để xác định các vấn đề ESG cần thiết để đầu tư, đây là câu trả lời phổ biến nhất ở hầu hết các khu vực, trừ Trung Đông.

Các mảng quan trọng khác bao gồm nguyên tắc quản lý (40%, tăng từ 26%), công bố thông tin về tính chất ESG trong các danh mục lựa chọn (36%, tăng từ 33%) và mục tiêu tác động hoặc chỉ số đánh giá được dùng một phần trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư (36%, tăng từ 33%).

Châu Á thay đổi nhận thức về phát triển bền vững
Các nhà đầu tư châu Á tin rằng áp nghĩa vụ pháp lý phải công bố thông tin lên doanh nghiệp là việc làm hữu ích để giúp họ nỗ lực đầu tư bền vững

Tất cả những điều này cho thấy, ESG đang ngày càng quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư châu Á nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm, 20% cho biết họ sẽ luôn cân nhắc các hoạt động ESG và hiệu quả đạt được khi quyết định đầu tư. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nhà đầu tư khu vực MENAT (16%), gần theo kịp các nhà cung cấp vốn châu Âu (26%) nhưng còn thua xa nhà đầu tư ở châu Mỹ (44%).

Một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á là cần đẩy mạnh cả về lượng và chất thông tin công bố về các vấn đề môi trường và xã hội. Các nhà đầu tư châu Á tin rằng áp nghĩa vụ pháp lý phải công bố thông tin lên doanh nghiệp là việc làm hữu ích để giúp họ nỗ lực đầu tư bền vững. Quan trọng không kém là cải tổ quy định kế toán để các tài khoản công ty phải bao gồm dữ liệu bền vững và các doanh nghiệp tự nguyện cải thiện thông tin công bố./.

Xanh hóa nền kinh tế: Vạch con đường mới cho giai đoạn 2021-2030 Xanh hóa nền kinh tế: Vạch con đường mới cho giai đoạn 2021-2030

Sau giai đoạn thực thi Chiến lược tăng trưởng xanh 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến ...

Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu “cộng hưởng” trong thời đại mới Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu “cộng hưởng” trong thời đại mới

Chúng ta cần một cách tiếp cận mới có thể tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng chi phí và nguồn lực nhưng vẫn ...

Dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai: Con đường nào cho chúng ta vượt qua khó khăn? Dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai: Con đường nào cho chúng ta vượt qua khó khăn?

Hiện tại, khi mà các chính phủ đang phải đối mặt với hàng tá chi phí phát sinh để chống chọi với đại dịch COVID-19, ...