Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 (801)

Đất đai là tài sản vô giá và là một nguồn lực kinh tế khan hiếm của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, chính vì vậy việc quản lý, sử dụng đất đai luôn là một vấn đề trọng yếu trong đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta. Điều đó được thể hiện qua công tác xây dựng và hoàn thiện, đổi mới không ngừng thể chế, chính sách về đất đai ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bài viết “Đất đai dưới góc độ kinh tế học”, tác giả Nguyễn Văn Đợi đưa ra cách tiếp cận của kinh tế học về vấn đề đất đai trên cơ sở đó góp phần làm rõ hơn những vấn đề thực tiễn đã và đang diễn ra trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Bài viết cũng giúp các nhà làm luật và thực thi pháp Luật Đất đai có được cái nhìn đầy đủ hơn, kinh tế hơn trong việc hoàn thiện Luật Đất đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Ở Việt Nam, tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khó khăn, mới đây là đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra. Bài viết “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Những nỗ lực tích cực trong đại dịch Covid-19” tác giả Lê Thị Kim Chung tập trung đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19, qua đó thấy được những thành công đạt được, cùng một số điểm hạn chế cần tháo gỡ để có thể khôi phục mức tăng trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm và tập trung triển khai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vị trí của Việt Nam trên bản đồ phát triển chính phủ điện tử của thế giới còn thấp; phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Bài viết “Phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam”, nhóm tác giả Võ Tá Tri, Nguyễn Thị Minh Hằng khái quát việc triển khai xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam, từ đó chỉ ra các rào cản, hạn chế và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là một cách tiếp cận toàn diện về phân công lao động quốc tế cũng như vị trí và năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đem lại cơ hội tiếp cận và làm chủ một hoặc nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất thế giới, mở rộng cơ hội tăng thị phần xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng góp phần cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vị trí của Việt Nam trên bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu”, tác giả Đặng Thị Huyền Anh tập trung đánh giá đặc điểm của nền sản xuất Việt Nam, cũng như vai trò của FDI đối với vị trí của Việt Nam trên bản đồ GVC, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ này.

Trong những năm qua, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam có nhiều khởi sắc, số lượng dự án và lượng vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2020, mặc dù chịu những ảnh hưởng bất lợi của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong Top 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Bài viết “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Cẩm Giang đánh giá về thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2021 và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hấp dẫn nguồn FDI có chất lượng tốt vào nước ta trong thời gian tới.

Năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, khi cả nước phải đối diện với những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của người dân, đồng thời tác động tiêu cực tới thực hiện dự toán ngân sách khi một số nguồn thu sụt giảm. Mặc dù vậy, với các giải pháp quyết liệt cùng nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh, thu ngân sách nhà nước vẫn vượt kế hoạch đề ra. Thông qua bài viết “Một số giải pháp bảo đảm thu ngân sách trong bối cảnh dịch Covid-19”, tác giả Nguyễn Trần Khánh đánh giá thực trạng tình hình thu ngân sách nhà nước hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch Covid-19 còn tiếp diễn, thời gian tới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Văn Đợi: Luật Đất đai dưới góc độ kinh tế học

Đỗ Hồng Quân, Phạm Quang Hải: Sự phát triển tư duy của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Lê Thị Kim Chung: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Những nỗ lực tích cực trong đại dịch Covid-19

Võ Tá Tri, Nguyễn Thị Minh Hằng: Phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đặng Thị Huyền Anh: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vị trí của Việt Nam trên bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu

Nguyễn Thị Cẩm Giang: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Nguyễn Trần Khánh: Một số giải pháp bảo đảm thu ngân sách trong bối cảnh dịch Covid-19

Nguyễn Văn Điền: Để hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Vũ Thị Minh Ngọc, Hoàng Hải, Mạc Thị Ngọc Diệp, Hồng Thị Minh: Phát triển du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Nguyễn Thị Thu Hiền: Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Lê Quốc Cường: Một số giải pháp khắc phục gỡ thẻ vàng IUU trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian tới

Phạm Hồng Hải: Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Phạm Thị Dự: Lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trước thách thức thay đổi công nghệ

Nguyễn Thị Liên Hương, Đào Hoàng Anh: Ngành dệt may Việt Nam: Thành tựu phát triển thời gian qua và các vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động

Nguyễn Ngọc Trung: Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện nay

Hoàng Vũ Quang: Giải pháp thúc đẩy áp dụng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trần Đức Vui: Phát triển kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Quốc Dũng: Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lê Nam Long: Quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Phạm Thị Thùy Dương: Tự chủ đại học: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Văn Hiếu, Vũ Thành Hưởng: Thực trạng và một số giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Hà Nội theo hướng bền vững

Đàm Thanh Thủy: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ngô Thu Hoàng, Nguyễn Kim Phượng: Thực trạng trách nhiệm xã hội đối với người lao động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh

Đào Thị Hồng, Đinh Thị Lan: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trần Thị Mỹ Linh: Thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương: Thực trạng và giải pháp

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Van Doi: Land Law from economics standpoint

Do Hong Quan, Pham Quang Hai: The development of our Party’s thinking on the socialist-oriented market economy according to the Platform on national construction in the transitional period to socialism

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Le Thi Kim Chung: Vietnam’s economic growth: Positive efforts during the Covid-19 pandemic

Vo Ta Tri, Nguyen Thi Minh Hang: Developing e-government towards digital government in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Dang Thi Huyen Anh: Foreign direct investment and Vietnam’s position on the global value chain map

Nguyen Thi Cam Giang: Schemes to attract foreign direct investment into Vietnam

Nguyen Tran Khanh: Some solutions for ensuring budget revenue in the context of the Covid-19 pandemic

Nguyen Van Dien: Solutions to the effective operation of Vietnamese banking system in the context of Covid-19 pandemic

Vu Thi Minh Ngoc, Hoang Hai, Mac Thi Ngoc Diep, Hong Thi Minh: Developing Vietnam’s tourism after the Covid-19 pandemic

Nguyen Thi Thu Hien: Solutions for removing difficulties and obstacles to promote Vietnam’s agricultural exports

Le Quoc Cuong: Some solutions to remove the IUU yellow card in Vietnam’s seafood exports in the near future

Pham Hong Hai: The Fourth Industrial Revolution: Opportunities and challenges for small and medium - sized enterprises in Vietnam

Pham Thi Du: Labor in the processing and manufacturing industry in Vietnam before the challenges in technological change

Nguyen Thi Lien Huong, Dao Hoang Anh: Vietnam’s textile and garment industry: Recent achievements and workforce issues

Nguyen Ngoc Trung: Boosting organic agriculture in Vietnam

Hoang Vu Quang: Solutions to the expansion of SRP rice cultivation in the Mekong Delta

Tran Duc Vui: Development of digital economy in Ho Chi Minh City

Nguyen Quoc Dung: Strengthening management and protection of natural resources and environment to proactively adapt to climate change in Vietnam - Some theoretical and practical issues

WORLD OUTLOOK

Le Nam Long: Credit portfolio management at commercial banks: International experiences and lessons for Vietnam in the context of the Covid-19 pandemic

Pham Thi Thuy Duong: University autonomy: International experience and recommendations for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Van Hieu, Vu Thanh Huong: Reality and solutions to expand Hanoi’s urban road infrastructure in a sustainable way

Dam Thanh Thuy: Promoting export of goods in Thai Nguyen province

Ngo Thu Hoang, Nguyen Kim Phuong: Social responsibility towards employees of FDI enterprises in Bac Ninh province

Dao Thi Hong, Dinh Thi Lan: Reality and solutions to the development of agriculture industry in Ham Yen district, Tuyen Quang province

Tran Thi My Linh: FDI attraction into Binh Duong province: Current situation and solutions