Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 14 (804)

Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột; mặt thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế. Để giải quyết sự hài hòa các lợi ích trong nền kinh tế thị trường, sự can thiệp của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng thông qua các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế..., nhằm gia tăng thu nhập cho các chủ thể kinh tế, hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất, xử lý kịp thời khi có xung đột. Bài viết “Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường”, tác giả Đỗ Văn Trịnh đánh giá các mối quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường và đưa ra một số hàm ý, nhằm hài hòa giữa các mối quan hệ này.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay mang đặc trưng bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức, các ngành kinh tế chủ yếu sẽ được thay thế bằng các ngành kinh tế công nghiệp với hàm lượng tri thức cao, thích ứng với chuỗi giá trị toàn cầu, Cách mạng công nghiệp 4.0… và phù hợp với điều kiện, mục tiêu, yêu cầu phát triển của đất nước. Bài viết “Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và một số khuyến nghị”, nhóm tác giả Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước gia trong giai đoạn 2001-2020, từ đó đưa ra một số hàm ý góp phần đẩy nhanh theo hướng hiện đại.

Trong điều kiện nguồn tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt, phát triển kinh tế biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm, cũng như không gian sinh tồn cho loài người trong tương lai. Ở Việt Nam, với nguồn tài nguyên biển dồi dào và chưa được khai thác tối đa, kinh tế biển sẽ có nhiều tiềm năng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết “Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và một số khuyến nghị”, nhóm tác giả Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung phân tích thực trạng kinh tế biển ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.

Trong những năm qua, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một nguồn lực quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao năng lực quản lý; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; mở rộng thị trường giúp gia tăng xuất khẩu và tạo nhiều việc làm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2020-2021, dù chịu tác động suy giảm bởi dịch Covid-19, song hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tăng trưởng và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết “Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021”, tác giả Đồng Thị Thu Huyền đánh giá thực trạng, đồng thời phân tích các bất cập và hạn chế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021, trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam đã mở cửa trở lại hoạt động du lịch; khôi phục toàn bộ chính sách visa như trước dịch Covid-19 … Nhờ đó, ngành du lịch đã khởi sắc trở lại với lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 101,4 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng tốc nói trên, để du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển và bứt phá trong thời gian tới, cần có sự nỗ lực của các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thông qua bài viết “Một số đề xuất nhằm phục hồi du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, tác giả Ngô Thị Huyền Trang đề xuất một số giải pháp đối với ngày du lịch hậu đại dịch.

Du lịch thông minh là hoạt động du lịch được xây dựng trên nền tảng của công nghệ số, theo đó, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam với bối cảnh hiện nay. Bài viết “Phát triển du lịch thông minh trên nền tảng chuyển đổi số tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương tập trung phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh trên nền tảng chuyển đổi số tại Việt Nam; qua đó, đề xuất một số khuyến nghị ứng dụng hiệu quả hơn nữa chuyển đổi số trong phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đỗ Văn Trịnh: Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung: Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Quyết Thắng: Kinh tế biển tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đồng Thị Thu Huyền: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021

Ngô Thị Huyền Trang: Một số đề xuất nhằm phục hồi du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nguyễn Thị Quỳnh Hương: Phát triển du lịch thông minh trên nền tảng chuyển đổi số tại Việt Nam

Phạm Thanh Hưng, Mai Việt Dũng: Quản trị để phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam

Nguyễn Văn Minh: Chuyển đổi số trong nông nghiệp nước ta: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Thị Nhật Linh: Chuyển đổi số dưới góc nhìn phát triển tổ chức và quản trị sự thay đổi

Đoàn Anh Tuấn: Quản lý hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trần Thị Nguyệt Cầm, Hoàng Thị Cẩm Tú: Kinh doanh liêm chính: Chìa khóa để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Nguyễn Thị Kim Ngọc: Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng trong doanh nghiệp

Nguyễn Hoản: Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam: Những khó khăn và giải pháp khắc phục

Trần Hồng Ngọc: Tiếp thị liên kết và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Trần Văn Cốc, Phạm Thị Lý: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Nguyễn Thị Quỳnh Như: Khai thác tiềm năng của Metaverse và đón đầu xu hướng marketing mới

Trần Thị Lan: Xây dựng thương hiệu đào tạo đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Mỹ Trinh: Một số khuyến nghị dạy học trực tuyến hiệu quả

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Kim Chung: Giáo dục tài chính quốc gia: Kinh nghiệm của Malaysia và bài học cho Việt Nam

Bùi Huy Trung, Mai Hương Giang: Đẩy mạnh bảo lãnh tín dụng cho DNNVV trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm từ Tây Ban Nha và bài học cho Việt Nam

Đặng Thị Hoài, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Mai Anh, Đinh Thị Thùy Linh: Chính sách quản lý phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Hữu Nguyên Xuân, Phan Thị Nhật Tài: Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động xuất - nhập khẩu tại TP. Đà Nẵng

Thiều Việt Hà: Tác động của các khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

Bùi Thị Ninh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Hà Thị Hằng: Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Do Van Trinh: Harmony of economic interests in a market economy

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Vuong Phuong Hoa, Phan Quang Trung: Economic structure in Vietnam in the period 2001-2020: Reality and some recommendations

Nguyen Thi Thanh Huyen, Pham Quyet Thang: Blue economy in Vietnam: Current situation and solutions

RESEARCH - DISCUSSION

Dong Thi Thu Huyen: The attraction of foreign investment in Vietnam over the period of 2020-2021

Ngo Thi Huyen Trang: Solutions to tourism recovery in the context of the Covid-19 pandemic

Nguyen Thi Quynh Huong: Developing smart tourism on digital platform in Vietnam

Pham Thanh Hung, Mai Viet Dung: Governance for sustainable development of Vietnam’s real estate market

Nguyen Van Minh: Digital transformation in our country’s agriculture: Current situation and some recommendations

Nguyen Thi Nhat Linh: Digital transformation from the perspective of organizational development and change management

Doan Anh Tuan: Effective management of the corporate bond market

Tran Thi Nguyet Cam, Hoang Thi Cam Tu: Business integrity: The key to sustainable development of Vietnamese enterprises

Nguyen Thi Kim Ngoc: Building a healthy, corruption-free business culture in enterprises

Nguyen Hoan: Application of digital technology to the accounting in Vietnam: Difficulties and solutions

Tran Hong Ngoc: Affiliate marketing and its potential in Vietnam

Tran Van Coc, Pham Thi Ly: Some solutions to promote digital transformation in agriculture

Nguyen Thi Quynh Nhu: Exploit the potential of Metaverse and catch new marketing trends

Tran Thi Lan: Building university brand in the context of the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Thi My Trinh: Some recommendations for effective online teaching

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Kim Chung: National financial literacy: Malaysia’s experience and lessons for Vietnam

Bui Huy Trung, Mai Huong Giang: Credit guarantees for SMEs in the context of the Covid-19 pandemic: Experiences from Spain and lessons for Vietnam

Dang Thi Hoai, Le Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Quynh Anh, Nguyen Mai Anh, Dinh Thi Thuy Linh: Policies on classification of domestic waste by source in some countries and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Huu Nguyen Xuan, Phan Thi Nhat Tai: Impact of the Covid-19 pandemic on import-export activities in Da Nang city

Thieu Viet Ha: Impact of industrial zones on socio-economic development in Thanh Hoa province

Bui Thi Ninh: Strengthen the quality of human resources at Nghi Son Regional General Hospital, Thanh Hoa province

Ha Thi Hang: To ensure social security for the poor in A Luoi district, Thua Thien Hue province