Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 20 (810)

Mặc dù có nhiều đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, song theo khung khổ pháp lý hiện tại, hộ kinh doanh vẫn chưa được nhìn nhận như một tổ chức kinh tế chính thức và chưa nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển tương xứng như các loại hình doanh nghiệp. Bài viết “Một số khía cạnh cần xem xét trong quá trình nghiên cứu cải cách, phát triển khu vực hộ kinh doanh”, tác giả Đô Thu Hà xem xét một số khía cạnh về bản chất của mô hình hộ kinh doanh, tồn tại, vướng mắc trong quy định hiện tại về mô hình này; đồng thời, đề xuất những nội dung cần xem xét trong quá trình nghiên cứu cải cách, phát triển hộ kinh doanh nhằm tận dụng tối đa nguồn lực quan trọng từ khu vực này cho phát triển kinh tế tư nhân.

Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã được ban hành rất sớm ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế TNCN là thuế lợi tức lương bổng năm 1962, sau đó từ năm 1972 chuyển thành thuế TNCN. Sau nhiều lần chỉnh sửa, hiện nay, việc thu thuế TNCN đã có những bước chuyển tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, thuế TNCN tại Việt Nam vẫn đang cho thấy nhiều vấn đề cần phải thay đổi, để phù hợp với tình hình mới. Thông qua bài viết “Bàn về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện nay”, tác giả Đào Thị Hồ Hương đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu thuế thu nhập.

Mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau những tác động mạnh của đại dịch Covid-19, những tháng đầu năm 2022, kinh tế toàn cầu lại gặp cú sốc lớn là xung đột giữa Nga và Ukraine. Căng thẳng giữa 2 nước làm gián đoạn nguồn cung năng lượng, khiến giá dầu tăng mạnh, gây thêm áp lực lạm phát ở nhiều nước. Là một nước có độ mở nền kinh tế lớn, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế, khi áp lực lạm phát gia tăng vào những tháng cuối năm 2022. Bài viết “Để giảm bớt áp lực lạm phát năm 2022”, tác giả Nguyễn Trần Phương đánh giá làm phát nửa đầu năm 2022 và đưa ra một số kiến nghị nhằm “kìm” lạm phát trong những tháng cuối năm 2022.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn (KTTH), thân thiện với môi trường”, “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình KTTH”. Việc lựa chọn nền KTTH là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống, gắn với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nền KTTH cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về thể chế, nguồn lực. Bài viết “Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam - Hạn chế và giải pháp để chuyển đổi”, tác gỉa Hà Thị Giang chỉ ra những giới hạn, từ đó xác định các giải pháp để có thể chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền KTTH.

Thời gian qua, ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của người dân, đồng thời tác động tiêu cực tới thực hiện dự toán ngân sách khi một số nguồn thu sụt giảm. Mặc dù vậy, với các giải pháp quyết liệt cùng nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh, thu ngân sách nhà nước vẫn vượt kế hoạch đề ra. Trong thời gian tới, chính sách thu ngân sách cần được tiếp tục cơ cấu lại, để tạo lập hệ thống thu ngân sách bền vững, góp phần tạo môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh. Thông qua bài viết “Đảm bảo thu ngân sách nhà nước trong thời gian tới”, nhóm tác giả Vũ Thị Phương Thụy, Trần Linh Hậu đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

Do tác động của dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và đến từng cá nhân trong xã hội nói riêng. Sự thay đổi này tác động đến giá cả các loại hàng hóa. Trong đó, giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động. Bài viết “Biến động chỉ số giá hàng hóa giai đoạn dịch bệnh Covid-19 (2020-2021)”, tác giả Đoàn Thị Hà đánh giá thực trạng biến động chỉ số giá hàng hóa giai đoạn dịch bệnh Covid-19 (2020-2021), từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát CPI cũng như kiểm soát lạm phát có thể phát sinh.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đỗ Thu Hà: Một số khía cạnh cần xem xét trong quá trình nghiên cứu cải cách, phát triển khu vực hộ kinh doanh

Đào Thị Hồ Hương: Bàn về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện nay

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Bùi Trinh: Một số phương pháp đo lường tác động của kinh tế số

Nguyễn Trần Phương: Để giảm bớt áp lực lạm phát năm 2022

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Hà Thị Giang: Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam - Hạn chế và giải pháp để chuyển đổi

Vũ Thị Phương Thụy, Trần Linh Hậu: Đảm bảo thu ngân sách nhà nước trong thời gian tới

Đoàn Thị Hà: Biến động chỉ số giá hàng hóa giai đoạn dịch bệnh Covid-19 (2020-2021)

Hoàng Đình Hiệp: Đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời kỳ hậu Covid-19

Vũ Việt Phương: Chi trả dịch vụ môi trường rừng từ du lịch sinh thái ở Việt Nam - Thực tiễn và một số vấn đề đặt ra

Hoàng Thị Thu Hường: Giải pháp phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Mai Xuân Đức, Nguyễn Thành Hưng: Công nghệ tài chính: Động lực thúc đẩy tài chính toàn diện

Trịnh Thị Lan Anh: Sáng kiến “Hộ chiếu logistics thế giới” và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics Việt Nam - UAE

Nguyễn Việt Hưng: Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN

Bùi Nhật Quỳnh: Đánh giá nhận thức và thực hiện du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam

Đoàn Văn Tình, Nguyễn Thị Thảo, Trịnh Huyền Mai, Nguyễn Trần Thái Dương: Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Hồng Phúc: Ứng dụng digital marketing vào bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Thu Đông: Giải pháp phát triển du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

NHÌN RA THẾ GIỚI

Đậu Hương Nam, Dương Võ Tuệ Linh: Kinh tế thế giới và rủi ro suy thoái

Nguyễn Thị Thanh Huyền: Kinh tế biển - Xu hướng quốc tế và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Thế Viễn: Kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam nhìn từ Mexico

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Tiến Thành, Nguyễn Viết Tài, Lê Đăng Hiếu, Tạ Văn Luận: Giải pháp marketing phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Trương Thu Hương, Lê Thị Phương: Phát triển cà phê chè trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Đào Thị Hồng: Phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Phương Hoa: Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Tử Hoài Sơn, Phạm Thị Hương, Nguyễn Minh Vũ: Thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Nguyễn Thị Ngân Loan, Lê Anh Tân: Nâng cao hiệu quả phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Cẩm Ly: Tín hiệu tích cực trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Do Thu Ha: Some aspects to be considered in the process of researching and developing the household business sector

Dao Thi Ho Huong: Discussion on personal income tax in Vietnam today

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Bui Trinh: Some methods to measure the impact of digital economy

Nguyen Tran Phuong: To reduce inflation pressure in 2022

RESEARCH - DISCUSSION

Ha Thi Giang: Circular economy in Vietnam - Limitations and solutions to transform

Vu Thi Phuong Thuy, Tran Linh Hau: Ensuring state budget revenue in the coming time

Doan Thi Ha: Fluctuations in commodity price index during the Covid-19 pandemic (2020-2021)

Hoang Dinh Hiep: Proposing solutions to promote economic growth in the post-Covid-19 era

Vu Viet Phuong: Payment for forest environmental services from ecotourism in Vietnam - Reality and some problems

Hoang Thi Thu Huong: Schemes to boost solar power in Vietnam

Mai Xuan Duc, Nguyen Thanh Hung: Fintech: The driving force behind financial inclusion

Trinh Thi Lan Anh: The “World Logistics Passport” initiative and cooperation opportunities in the field of logistics between Vietnam - UAE

Nguyen Viet Hung: Impact of free trade agreements on foreign direct investment flows into ASEAN

Bui Nhat Quynh: Assessing the awareness and implementation of responsible tourism of international travel agencies in Vietnam

Doan Van Tinh, Nguyen Thi Thao, Trinh Huyen Mai, Nguyen Tran Thai Duong: Motivation for scientific research of lecturers of Hanoi University of Internal Affairs: Reality and solutions

Nguyen Thi Hong Phuc: Apply digital marketing to online retail in Vietnam: Situation and solutions

Nguyen Thi Thu Dong: Schemes to turn tourism into the spearhead economic sector in the Central Key Economic Zone

WORLD OUTLOOK

Dau Huong Nam, Duong Vo Tue Linh: Global economy and recession risks

Nguyen Thi Thanh Huyen: Marine economy - Global trends and lessons for Vietnam

Nguyen Van Lan, Nguyen The Vien: Vietnam’s tourism: Seen from the experience of Mexico

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Pham Thanh Tung, Nguyen Tien Thanh, Nguyen Viet Tai, Le Dang Hieu, Ta Van Luan: Marketing solutions to develop eco-tourism in Dai Tu district, Thai Nguyen province

Truong Thu Huong, Le Thi Phuong: Expanding coffee production in Mai Son district, Son La province

Dao Thi Hong: Developing the forms of territorial organization of agricultural production in Vinh Phuc province

Nguyen Thi Phuong Hoa: High-tech application in agricultural development in Vinh Phuc province

Nguyen Tu Hoai Son, Pham Thi Huong, Nguyen Minh Vu: Effectively implementing policies on sustainable poverty reduction in Ninh Binh province

Nguyen Thi Ngan Loan, Le Anh Tan: Improving the efficiency of agricultural cooperatives in Tuy Phuoc district, Binh Dinh province

Cam Ly: Positive signals in investment activities in Vinh Phuc-based industrial parks