Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 22 (812)

Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho các hộ kinh doanh, tuy nhiên, cơ hội tiếp cận tín dụng của khu vực này đến nay vẫn hạn chế do không đáp ứng đủ tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh chưa hiệu quả, khả năng tiếp cận công nghệ còn chậm… Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động và phát triển của loại hình kinh tế này. Bài viết “Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách”, tác giả Phạm Văn Thiện đánh giá một số chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh tiếp cận vốn, từ đó kiến nghị một số giải pháp.

Tài chính toàn diện có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là tiền đề quan trọng cho công tác xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng bền vững. Thúc đẩy tài chính toàn diện luôn là nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách trong thời gian vừa qua. Bài viết “Nền tài chính toàn diện khu vực ASEAN và hàm ý chính sách”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà phân tích tác động của tài chính toàn diện đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở 6 quốc gia thuộc khu vực ASEAN, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, từ đó gợi mở hàm ý chính sách để quản trị nền tài chính toàn diện.

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) đều mong đợi giá trị sinh lời cao của các cổ phiếu, do đó họ cân nhắc nhiều chỉ số và nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của cổ phiếu. Các chỉ số tài chính là một trong những công cụ phân tích hiệu quả thường được các nhà đầu tư sử dụng trong quá trình đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Bài viết “Mối quan hệ giữa chỉ số tài chính và thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và khuyến nghị đối với nhà đầu tư”, tác giả Đỗ Thu Trang cung cấp những bằng chứng tốt, cung cấp cơ sở cho nhà đầu tư lựa chọn và đánh giá các cổ phiếu tiềm năng trên TTCK Việt Nam.

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2025, công tác quản lý rủi ro hoạt động (QLRRHĐ) của hệ thống ngân hàng phải đạt tiêu chuẩn Basel II. Tuy nhiên, thực trạng QLRRHĐ tại ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bài viết “Quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại: So sánh giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần”, tác giả Nguyễn Thị Yến đi sâu phân tích thực trạng QLRRHĐ tại NHTM Việt Nam dựa trên phân tích tình huống và phỏng vấn sâu chuyên gia dưới góc nhìn so sánh giữa NHTM nhà nước và NHTM cổ phần để làm rõ sự phát triển không đồng bộ giữa các NHTM, từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường QLRRHĐ tại NHTM Việt Nam.

Quản lý vốn tốt là chìa khóa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng. Bài viết “Quản lý vốn trong doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng phân tích thực trạng quản lý vốn tại các DNNN ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp nội dung số (CN NDS) đã và đang phát huy vai trò là một ngành kinh tế có nhiều tiềm năng, là lực lượng đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối với thế giới và phát huy tiềm năng sáng tạo, trí thông minh của người Việt Nam, nhất là của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, kết quả đạt được của ngành CN NDS ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu thu nhập toàn ngành công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Thông qua bài viết “Nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam: Thực tiễn và một số giải pháp”, tác giả Đào Mạnh Ninh kiến nghị một số giải pháp về nhân lực đảm bảo cho phát triển ngành CN NDS ở nước ta hiện nay.

Trước bối cảnh của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số trong kinh doanh là một xu hướng mà các doanh nghiệp không thể đứng ngoài nếu muốn tồn tại và phát triển. Tại Việt Nam, chuyển đổi số là một hướng đi cần thiết giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được một mô hình kinh doanh linh hoạt, hiệu quả, giúp tối ưu hóa chi phí và nguồn lực để vượt qua khó khăn và phát triển. Bài viết “Chuyển đổi số: Hướng phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19”, tác giả Lê Thuỳ Dương phân tích những kết quả đã đạt được trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những bài học mà doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi từ các doanh nghiệp quốc tế đã chuyển đổi số thành công.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Văn Thiện: Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Thu Hà: Nền tài chính toàn diện khu vực ASEAN và hàm ý chính sách

Đỗ Thu Trang: Mối quan hệ giữa chỉ số tài chính và thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và khuyến nghị đối với nhà đầu tư

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Yến: Quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại: So sánh giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần

Nguyễn Mạnh Hùng: Quản lý vốn trong doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và giải pháp

Đào Mạnh Ninh: Nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam: Thực tiễn và một số giải pháp

Lê Thuỳ Dương: Chuyển đổi số: Hướng phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19

Đỗ Thị Thu: Đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19

Nguyễn Hồ Minh Trang: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến lao động và việc làm trong ngành du lịch ở Việt Nam

Nguyễn Danh Duyên, Trần Văn Thương, Nguyễn Xuân Giáp, Đỗ Trung Tuyến, Nguyễn Hùng Tiến: Phát triển bền vững tại EVNHANOI: Thực trạng và một số đề xuất trong thời gian tới

Mai Thị Thư: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất gạch men Việt Nam

Nguyễn Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thanh Thiên: Nâng cao khả năng trả nợ của hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Hồng Hà, Lê Thị Phi Yến: Giải pháp phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank TP. Bạc Liêu

Nguyễn Thị Đào: Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont trong phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Đinh Thị Mừng, Lâm Văn Siêng: Một số khuyến nghị chính sách về giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam

Trần Văn Tuyến: Phát triển nhân lực ngành ngân hàng trước yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0

Cấn Mỹ Dung: Kiểm soát quy trình bán hàng và ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp

Trần Thanh Phương, Nguyễn Sơn Tùng: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tư nhân theo phương thức PPP

Nguyễn Thị Thanh Quý: Hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt trong các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Tiến Thành: Chính sách thu hút, sử dụng nhân tài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đinh Thị Nga, Lâm Thanh Hà: Phát huy lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tiềm năng của các cửa khẩu quốc tế ở Lào Cai với Trung Quốc trong phát triển kinh tế TP. Lào Cai

Giang Thị Thoa: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Viết Đức: Giải pháp phát triển ngành hải sản tỉnh Nghệ An trước tác động của dịch Covid-19

Trần Thu Thủy: Một số giải pháp phát triển bền vững cụm công nghiệp Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Nguyễn Thị Thanh Vân: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Trịnh Hoàng Kiệt: Hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Thanh tra tỉnh Bạc Liêu

Trần Hồng Trang, Nguyễn Ngọc Quy: Hiện trạng chuyển đổi số ở TP. Cần Thơ hiện nay

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Van Thien: Access to credit policies for household businesses in Vietnam and some recommendations

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Thu Ha: Financial inclusion in the ASEAN region and policy implications

Do Thu Trang: The relationship between financial ratios and stock prices in Vietnam’s stock market and recommendations to investors

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Yen: Operational risk management at commercial banks: Comparison between state-owned commercial banks and joint stock commercial banks

Nguyen Manh Hung: Capital management in state-owned enterprises: Reality and solutions

Dao Manh Ninh: Human resources for digital content market in Vietnam: Reality and some solutions

Le Thuy Duong: Digital transformation: The direction for Vietnamese businesses in the face of Covid-19 pandemic

Do Thi Thu: Assessing the resilience of micro, small and medium-sized enterprises in Vietnam in the post-Covid-19 era

Nguyen Ho Minh Trang: Impact of the Covid-19 pandemic on labor and employment in the tourism industry in Vietnam

Nguyen Danh Duyen, Tran Van Thuong, Nguyen Xuan Giap, Do Trung Tuyen, Nguyen Hung Tien: Sustainable development at EVNHANOI: Current situation and suggestions for the coming time

Mai Thi Thu: Cost management accounting at Vietnamese ceramic tile manufacturers

Nguyen Vu Quoc Huy, Nguyen Thanh Thien: Improving the repayment ability of poor households at the Branch of Social Policy Bank in Soc Trang province

Nguyen Hong Ha, Le Thi Phi Yen: Schemes to boost individual customer credit at Agribank Bac Lieu city

Nguyen Thi Dao: Application of Dupont analysis method in financial analysis of Hau Giang Pharmaceutical JSC

Dinh Thi Mung, Lam Van Sieng: Some recommendations on entrepreneurship education in Vietnam

Tran Van Tuyen: Improving human resources in the banking sector to fulfill the requirements of Fourth Industrial Revolution

Can My Dung: Control sales process and revenue recognition in the business

Tran Thanh Phuong, Nguyen Son Tung: A research on factors affecting private investment attraction by PPP form

Nguyen Thi Thanh Quy: Building key trade union cadres in private SMEs

WORLD OUTLOOK

Nguyen Tien Thanh: Singapore’s policy of attracting and using talents and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dinh Thi Nga, Lam Thanh Ha: Promoting the advantages of the Kunming - Lao Cai - Hanoi - Hai Phong - Quang Ninh economic corridor and the potential of international border gates between Lao Cai - China to develop Lao Cai city’s economy

Giang Thi Thoa: Sustainable tourism development in Ninh Binh province: Current situation and solutions

Nguyen Viet Duc: Schemes to develop the seafood industry in Nghe An province before the impact of the Covid-19 pandemic

Tran Thu Thuy: Some solutions to the sustainable development of Nam Hong industrial cluster, Hong Linh town, Ha Tinh province

Nguyen Thi Thanh Van: Schemes to strengthen state management to improve the effectiveness of sustainable poverty reduction in Dak Mil district, Dak Nong province

Trinh Hoang Kiet: Completing administrative inspection in the socio-economic field at the Inspectorate of Bac Lieu province

Tran Hong Trang, Nguyen Ngoc Quy: Current situation of digital transformation in Can Tho city