Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 26(816)

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021 đã có những sửa đổi, tiếp thu nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thích ứng tốt hơn nữa với sự thay đổi kinh tế - xã hội trong bối cảnh đẩy mạnh áp dụng đăng ký liên thông thủ tục hành chính trên nền tảng công nghệ thông tin đang là xu hướng ưu tiên hàng đầu ở lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trong đời sống và phù hợp với điều kiện hiện nay, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa nội dung quy định tại Nghị định và góp phần khắc phục một số bất cập còn tồn tại trong quy định hiện hành ở lĩnh vực này. Thông qua bài viết “Một số vấn đề cần xem xét và đề xuất sửa đổi Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp”, tác giả Nguyễn Minh Trang sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Ở Việt Nam, Luật Ngân sách nhà nước qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay nội dung phân cấp ngân sách tương đối đầy đủ theo đúng nguyên tắc của quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và nguyên tắc phân cấp NSNN nói riêng. Bài viết “Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị”, tác giả Nguyễn Thị Bích Điệp đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định về phân cấp NSNN hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của phân cấp NSNN, đồng thời tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và nâng cao tính tự chủ của ngân sách địa phương.

Theo đánh giá của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tiếp tục phát triển là những doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất chuyên môn cao, hoạt động trong những lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu lớn để thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện những cân đối lớn trong nền kinh tế, thực hiện được các mục tiêu chính trị - xã hội của Đảng, Nhà nước, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, bảo đảm cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng... Tuy nhiên, trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động của khối DNNN vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết “Để doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế”, tác giả Đỗ Phương Thảo đánh giá thực trạng phát triển của khối DNNN, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của khối doanh nghiệp này.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, kinh tế số tại Việt Nam đòi hỏi nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải đáp ứng được với những yêu cầu mới đặt ra trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thành công và vượt qua thách thức đang phải đối mặt trong thời gian qua, thì phải có những chính sách nhằm khắc phục được những bất cập trong thời gian tới, giúp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin một cách bền vững góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thông qua bài viết, “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách”, tác giả Nguyễn Nam Hải đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cả về chất lẫn lượng đối vối nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam.

Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số trở thành thực tế bắt buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phải tham gia để có thể phát triển và tồn tại. Tuy nhiên, các DNNVV phải đối diện nhiều sức ép, ngoài mối lo về tài chính, việc chưa nắm rõ bức tranh toàn cảnh, doanh nghiệp sẽ dễ triển khai chuyển đổi số một cách rời rạc, sau khi giải quyết các bài toán ở từng bộ phận, doanh nghiệp lại không thể kết nối các hệ thống này với nhau để tạo thành một quy trình, hoạt động hoàn chỉnh trên môi trường số. Bài viết “Giải pháp vượt rào cản trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Trâm, Lê Thị Thanh Trúc, Trương Thị Thúy Vân khái quát những rào cản của DNNVV dưới tác động của làn sóng số và gợi ý giải pháp chuyển đổi số cho loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, thì kế toán nói chung và kế toán quản trị (KTQT) nói riêng là yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong những năm qua, việc vận dụng hệ thống KTQT phục vụ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định lại chưa được các NHTM quan tâm một cách đúng mức. Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại”, tác giả Hoàng Quang Dũng đề cập đến khái niệm chung nhất về KTQT; tầm quan trọng của KTQT của các NHTM và giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống KTQT.

Cùng với đó, trong kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Trang: Một số vấn đề cần xem xét và đề xuất sửa đổi Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Bích Điệp: Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị

Đỗ Phương Thảo: Để doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Sỹ Thọ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam

Nguyễn Nam Hải: Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách

Nguyễn Thị Minh Trâm, Lê Thị Thanh Trúc, Trương Thị Thúy Vân: Giải pháp vượt rào cản trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Võ Anh Tuấn, Trần Xuân Lộc: Phát triển nhân lực ngành công nghiệp nội dung số đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay

Hoàng Quang Dũng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại

Đào Mai Thảo: Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp khoa học - công nghệ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thủy Lan, Bùi Kim Thanh: Xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu mở - nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số trong triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Hoàng Văn Ngọc: Giải pháp xây dựng công nghệ đám mây mã nguồn mở Openstack và khả năng ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Ngọc Linh: Ảnh hưởng biến động quy mô tài sản đến hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Võ Hạnh Quyên: Giải pháp chiến lược phát triển hiệu quả sản phẩm OCOP

Nguyễn Thị Minh Tú: Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước vùng Bắc Trung Bộ

Trần Tuấn Việt: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả thị trường bán lẻ điện máy ở Việt Nam

Vũ Thị Thùy Linh: Vai trò của văn hóa tổ chức với thực thi chiến lược kinh doanh: Điển hình tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

Nguyễn Hoàng Trung: Mô hình đo lường tác động của đầu tư đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghiêm Xuân Hải, Nguyễn Văn Tuấn: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Techcombank - Chi nhánh Lâm Đồng

Tăng Thị Hằng: Giải pháp tái cấu trúc nhân lực hệ thống khách sạn Mường Thanh Hà Nội trong bối cảnh bình thường mới

Phạm Quỳnh Trang, Trịnh Thị Thúy: Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng: Những vấn đề đặt ra

Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lệ Trinh: Chiến lược kinh doanh bất động sản tầm nhìn 2030: Trường hợp nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thiết kế và Xây dựng An Phú Long

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Việt Tiến: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế TP. Hà Nội: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vũ Thị Phương Thụy, Hoàng Thành Luân: Tăng cường quản lý rủi ro cho vay dự án tại Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình

Nguyễn Hữu Phúc: Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang

Lê Thị Ái Nhân, Lê Bảo Linh: Tính tuân thủ thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Cẩm Ly: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Minh Trang: Some issues and proposal to amend Decree No.01/2021/ND-CP on business registration

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Bich Diep: Decentralization of state budget in Vietnam and some recommendations

Do Phuong Thao: For state-owned enterprises to continue to play an important role in the economy

RESEARCH - DISCUSSION

Le Sy Tho: Reality and solutions to improve labor productivity in Vietnam

Nguyen Nam Hai: Development of human resource in information technology: Problems and policy implications

Nguyen Thi Minh Tram, Le Thi Thanh Truc, Truong Thi Thuy Van: Schemes to overcome barriers in digital transformation for small and medium-sized enterprises in Vietnam

Vo Anh Tuan, Tran Xuan Loc: Improving human resources in the digital content industry to meet current integration requirements

Hoang Quang Dung: Solutions for improving the performance of management accounting system at commercial banks

Dao Mai Thao: Promoting science and technology enterprises in Vietnam in the current period

Nguyen Thuy Lan, Bui Kim Thanh: Creating an open data infrastructure - a foundation to promote digital transformation during implementing Vietnam’s strategy for sustainable development of marine economy

Hoang Van Ngoc: Solution to create open source cloud technology Openstack and applicability in Vietnamese enterprises

Nguyen Ngoc Linh: Effects of asset size fluctuations on the performance of securities investment funds in Vietnam

Vo Hanh Quyen: Strategic solutions to effective development of OCOP products

Nguyen Thi Minh Tu: Boosting businesses in the domestic private sector in the North Central region

Tran Tuan Viet: Several proposals to enhance the efficiency of electronics retail market in Vietnam

Vu Thi Thuy Linh: The role of organizational culture in implementing business strategies: The case study of Military Industry and Telecoms Group

Nguyen Hoang Trung: A model to measure the impact of investment on the competitiveness of small and medium-sized enterprises

Nghiem Xuan Hai, Nguyen Van Tuan: To improve credit risk management capacity under Basel II standards at Techcombank - Lam Dong Branch

Tang Thi Hang: Schemes to restructure human resources of Muong Thanh Hanoi hotel system in the new normal context

Pham Quynh Trang, Trinh Thi Thuy: Some problems in promoting agricultural and rural industrialization and modernization in the Red River Delta

Tran Thi Ngoc Lan, Nguyen Thi Le Trinh: Real estate business strategy with a vision to 2030: A case study of An Phu Long Construction and Design Joint Stock Company

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Viet Tien: Building a database of tax information for businesses at Hanoi Tax Department: Current situation and some recommendations

Vu Thi Phuong Thuy, Hoang Thanh Luan: Strengthening project credit risk management at Ninh Binh Investment and Development Fund

Nguyen Huu Phuc: Reality and solutions to digital transformation to contribute to socio-economic development in Kien Giang province

Le Thi Ai Nhan, Le Bao Linh: Tax compliance of taxpayers in Phu Yen province

Cam Ly: Accelerate investment in infrastructure construction of industrial parks in Vinh Phuc province