Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 31 (785)

Vấn đề không gian phát triển ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý và xã hội. Giai đoạn 2011-2020, thực hiện cơ cấu lại không gian phát triển kinh tế đã có bước chuyển biến nhất định, nhưng vẫn còn mặt hạn chế, yếu kém. Thông qua bài viết “Cơ cấu lại không gian kinh tế trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng”, tác giả Bùi Tất Thắng đưa ra một số định hướng, giải pháp cơ cấu lại không gian kinh tế trong thời gian tới để thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một bộ phận cấu thành hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Phát triển BHXH tự nguyện đối với lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực phi chính thức góp phần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Bài viết “Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động khu vực phi chính thức trong bối cảnh hiện nay”, nhóm tác giả Phạm Lan Hương, Phạm Thái Thủy, Trần Hoàng Thành Vinh, Lê Quang Khải phân tích các chính sách về BHXH tự nguyện cho lao động khu vực phi chính thức hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

Sau hơn 3 thập niên mở cửa, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh xung đột thương mại trên thế giới, xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu… cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và chống tự do hóa thương mại đa phương trên thế giới đã tác động đến việc điều chỉnh dòng vốn đầu tư của các quốc gia. Bài viết “Thu hút FDI trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”, nhóm tác giả guyễn Ngọc Diệp, Hà Hải Giang, Nguyễn Thị Ngọc Nghĩa, Lê Mai Trang đánh giá những cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI trong bối cảnh mới.

Thu hút vốn FDI là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI đang gây ra nhiều vấn đề bất cập đối với môi trường. Trước tình hình đó, thu hút vốn FDI xanh là một giải pháp quan trọng, giúp Việt Nam duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Bài viết “Giải pháp thu hút FDI xanh tại Việt Nam”, tác giả Đàm Thị Thanh Thủy đánh giá thực trạng thu hút FDI xanh tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập, đăng ký kinh doanh là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nổi bật nhờ sự quan tâm của Chính phủ trong việc tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thể gia nhập vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặc dù vậy, những cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh nói chung, cũng như trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nói riêng ở nước ta còn ít và chậm so với tốc độ cải cách rất nhanh và mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Thông qua bài viết “Hiện đại hóa lĩnh vực đăng ký kinh doanh góp phần thực hiện Chính phủ số ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Việt Anh nhìn lại những gì đang có, so sánh với các nước trong khu vực để rút kinh nghiệm những điểm còn hạn chế, đồng thời học tập những hướng đi, sáng kiến để cải thiện hơn nữa công tác đăng ký kinh doanh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ số trong thời gian tới.

Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, thì việc triển khai chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp có sức chống chịu tốt hơn và đứng vững trên thị trường. Bài viết “Doanh nghiệp chuyển đổi số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, nhóm tác giả Trần Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Triệu Phương Nam, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vương Hồng Nhiên phân tích thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số để bứt phá.

Thời gian qua, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của đất nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây nhiều hệ lụy khủng khiếp, thì việc phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ vừa mang tính cụ thể trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, để khu vực doanh nghiệp này phát triển ổn định, bền vững. Bài viết “Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trong bối cảnh mới”, tác giả Tạ Thị Đoàn đề xuất một số giải pháp phát triển khu vực kinh tế này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Bùi Tất Thắng: Cơ cấu lại không gian kinh tế trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng

Phạm Lan Hương, Phạm Thái Thủy, Trần Hoàng Thành Vinh, Lê Quang Khải: Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động khu vực phi chính thức trong bối cảnh hiện nay

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Ngọc Diệp, Hà Hải Giang, Nguyễn Thị Ngọc Nghĩa, Lê Mai Trang: Thu hút FDI trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Đàm Thị Thanh Thủy: Giải pháp thu hút FDI xanh tại Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Việt Anh: Hiện đại hóa lĩnh vực đăng ký kinh doanh góp phần thực hiện Chính phủ số ở Việt Nam

Đỗ Thu Hà: Cải cách đăng ký hộ kinh doanh: Nhìn từ bài học kinh nghiệm trong cải cách đăng ký doanh nghiệp và đăng ký hợp tác xã

Trần Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Triệu Phương Nam, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vương Hồng Nhiên: Doanh nghiệp chuyển đổi số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tạ Thị Đoàn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trong bối cảnh mới

Bùi Minh Thủy: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Trần Thị Vinh Thương: Đánh giá việc triển khai Basel II theo 3 trụ cột trong quản trị rủi ro tại Vietcombank

Tạ Thị Kim Dung: Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2020: Thực trạng và một số khuyến nghị

Hoàng Nguyên Khai: Cần điều hành linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc

Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nguyễn Vũ Nhật Anh: Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay

Vũ Thanh Nguyên: Hoạt động truyền thông lồng ghép bảo vệ môi trường trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Lệ Hương: Phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện cho học viên đào tạo dài hạn ở Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hoàng Thị Minh Châu: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam

Cấn Thị Thu Hương, Lê Thu Hạnh: Phát triển khu đô thị công nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đặng Trung Dũng, Nguyễn Hoàng Phương: Một số giải pháp lành mạnh hóa quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Tạ Doãn Cường: Sản xuất, xuất khẩu trái cây Tiền Giang và thách thức đến từ thị trường Trung Quốc

Nguyễn Thị Kim Anh, Hồ Thị Thanh Thảo: Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga, Lê Thạch Anh: Thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Lê Thị Thanh Huyền: Phát triển hồ tiêu xuất khẩu ở các tỉnh Tây Nguyên theo hướng bền vững

Võ Hữu Khánh: Nhận diện các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Lê Mạnh Tuyến: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

CHUYÊN TRANG TỈNH BẮC GIANG

Hiếu Phương: Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Bắc Giang

Hồng Ánh: Bắc Giang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Hữu Hòe: Bắc Giang nỗ lực tiếp tục nâng hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Bui Tat Thang: Restructuring economic space to promote the innovation of growth model

Pham Lan Huong, Pham Thai Thuy, Tran Hoang Thanh Vinh, Le Quang Khai: Completing policies on voluntary social insurance for informal workers in the current context

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Ngoc Diep, Ha Hai Giang, Nguyen Thi Ngoc Nghia, Le Mai Trang: FDI attraction in the new context: Opportunities and challenges for Vietnam

Dam Thi Thanh Thuy: Solution for attracting green FDI into Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Viet Anh: Modernizing business registration to contribute to the implementation of the digital government in Vietnam

Do Thu Ha: Reforming household registration: Lessons from reforming business and cooperative registration

Tran Thi Hanh Nguyen, Nguyen Trieu Phuong Nam, Nguyen Thi Thu Hang, Vuong Hong Nhien: Digital transformation in enterprises in Vietnam: Reality and solutions

Ta Thi Doan: Solutions to boost Vietnamese private enterprises in the new context

Bui Minh Thuy: Corporate social responsibility towards employees in the context of the Covid-19 pandemic

Tran Thi Vinh Thuong: Assessing Vietcombank’s implementation of three pillars of Basel II

Ta Thi Kim Dung: Operation of Vietnam’s commercial banking system in 2020: Current situation and some recommendations

Hoang Nguyen Khai: A need to flexibly operate the reserve requirement

Nguyen Thi Tuyet Trinh: Promoting Vietnam’s agricultural exports in the context of the Covid-19 pandemic

Nguyen Vu Nhat Anh: To boost supporting industries in Vietnam today

Vu Thanh Nguyen: Communication activities integrated in environmental protection in the implementation of the socio-economic development strategy: Current situation and solutions

Nguyen Le Huong: Promoting active learning and practice of long-term trainees at the Military Technical Academy

WORLD OUTLOOK

Hoang Thi Minh Chau: Corporate income tax incentives for innovative start-ups: Global experiences and practice in Vietnam

Can Thi Thu Huong, Le Thu Hanh: Development of industrial urban areas: Seen from China’s experience

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dang Trung Dung, Nguyen Hoang Phuong: Some solutions to healthy industrial relations at FDI enterprises in Ho Chi Minh City

Ta Doan Cuong: Production and export of Tien Giang’s fruits and challenges from the Chinese market

Nguyen Thi Kim Anh, Ho Thi Thanh Thao: Improving the management of development investment expenditures from the state budget in Cam Ranh, Khanh Hoa province

Bui Van Huyen, Dinh Thi Nga, Le Thach Anh: Situation of applying science and technology to agricultural production in Dong Nai province

Le Thi Thanh Huyen: Expand pepper for export in the Central Highlands provinces towards a sustainable way

Vo Huu Khanh: Identify factors of business environment affecting the operation of agricultural enterprises in Vinh Phuc province

Le Manh Tuyen: Improving the efficiency of household solid waste management in Quang Ninh province

SPECIAL PAGES ON BAC GIANG PROVINCE

Hieu Phuong: Solutions for boosting FDI attraction into Bac Giang

Hong Anh: Bac Giang strives to improve the business environment

Huu Hoe: Bac Giang strives to upgrade the Provincial Competitiveness Index