Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 34 (788)

Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều dựa trên ứng dụng công nghệ số. Vì vậy, để thích ứng với việc chuyển đổi sang kinh tế số, cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về kinh tế số. Bài viết “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế số”, tác giả Đặng Hoàng Thanh Nga đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế số, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực này.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tất cả các nước có xuất phát điểm thấp, muốn vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới không có con đường nào khác ngoài việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học và công nghệ, gồm: nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Vì vậy, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ quan trọng hiện nay nhằm đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững. Bài viết “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Phạm Việt Phương sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên trình độ văn minh, hiện đại. Bài viết “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, nhóm tác giả Trần Đình Tuấn, Lê Đình Cảnh phân tích một số kết quả đạt được cùng những tồn tại, hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình này trong thời gian tới.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang gây sức ép nặng nề lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có doanh nghiệp. Thực tế đó đang đòi hỏi các cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, nhất là trong những ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của đại dịch. Bài viết “Giải pháp tháo gỡ để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19”, Đỗ Văn Viện đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 4 lần dịch Covid-19 bùng phát, trong 2 năm (2020, 2021), các chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam đều sụt giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước đang rất cần một kịch bản hồi sinh sau “cơn bão” lần thứ 4 của đại dịch Covid-19. Bài viết “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, nhóm tác giả Nguyễn Thu Hương, Cao Thị Phương Thủy đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh.

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ 2 trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất để tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường EU. Bài viết “Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU”, tác giả Trần Đức Vui đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU, nhất là trong bối cảnh tận dụng các ưu đãi từ EVFTA.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đặng Hoàng Thanh Nga: Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế số

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phạm Việt Phương: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Trần Đình Tuấn, Lê Đình Cảnh: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đỗ Văn Viện: Giải pháp tháo gỡ để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19

Nguyễn Thu Hương, Cao Thị Phương Thủy: Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Trần Đức Vui: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU

Đỗ Thị Ngân: EVFTA - Cơ hội và thách thức với xuất khẩu của Việt Nam

Phạm Ngọc Duy: Sản xuất và xuất khẩu gỗ: Những đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Vũ Quang Kết: Phát triển hệ sinh thái công nghệ tài chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Thúy Ngọc: Thúc đẩy phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam hiện nay

Thân Thị Thùy Dương: Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trần Bá Thọ: Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế, công ăn việc làm ở Việt Nam: Vai trò và giải pháp chính sách

Huỳnh Thị Thanh Thúy: Áp dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tạ Thị Đoàn: Vai trò của tạo sinh kế bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc

Bùi Thị Thanh Hoa: Phát triển kinh tế biển Việt Nam: Cần phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh

Hoàng Ngọc Hải: Nâng cao năng suất lao động khu vực nông nghiệp ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc

Đỗ Diệu Linh: Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nam Định: Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức

Trần Thanh Hà: Vai trò của truyền thông bảo vệ môi trường trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Phạm Oanh: Truyền thông về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Ngọc Khánh: Kiểm soát gian lận báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Phương: Quản lý đất đai ở Trung Quốc và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Quỳnh Anh: Đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh

Hồ Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hải: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Nghệ An

Phạm Thị Tân, Trương Thị Kim Phượng: Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Chơ Ro huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Lê Ngô Ngọc Thu, Võ Thị Thúy An: Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang

Lê Thị Tố Quyên, Lê Thanh Phú, Nguyễn Quốc Thành: Giải pháp khai thác tiềm năng du lịch tại làng nghề dệt chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Tân Văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại năm 2022 ở tỉnh Bắc Ninh

Bắc Giang tổ chức thành công cuộc thi trực tuyến: Tìm hiểu và sáng kiến về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2021

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dang Hoang Thanh Nga: Enhance the role of state management on digital economy

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Pham Viet Phuong: Industrialization and modernization in association with the development of the knowledge economy in Vietnam today

Tran Dinh Tuan, Le Dinh Canh: Promoting industrialization and modernization of agriculture and rural areas

RESEARCH - DISCUSSION

Do Van Vien: Solutions for helping businesses recover and develop sustainably after the Covid-19 pandemic

Nguyen Thu Huong, Cao Thi Phuong Thuy: Boosting Vietnam’s tourism in the context of the Covid-19 pandemic

Tran Duc Vui: Exporting Vietnamese seafood to the EU market

Do Thi Ngan: EVFTA - Opportunities and challenges for Vietnam’s exports

Pham Ngoc Duy: Wood production and export: Positive contributions to Vietnam’s economic growth

Vu Quang Ket: Development of Vietnam’s fintech ecosystem: Current situation and solutions

Nguyen Thi Thuy Ngoc: Promoting green credit growth in Vietnam today

Than Thi Thuy Duong: Boosting rooftop solar power in Vietnam: Situation and solutions

Tran Ba Tho: The role of digital transformation in economic development, job creation in Vietnam and some policy solutions

Huynh Thi Thanh Thuy: E-invoice adoption in Vietnam: Situation and solutions

Ta Thi Doan: The role of creating sustainable livelihoods for ethnic minorities in the Northwest region

Bui Thi Thanh Hoa: Development of Vietnam’s ocean economy: Need to promote potentials and comparative advantages

Hoang Ngoc Hai: Improvement of labor productivity in the agricultural sector in the Northern midlands and mountainous provinces

Do Dieu Linh: Development of ocean economy in Nam Dinh province: Potentials, advantages, difficulties and challenges

Tran Thanh Ha: The role of environmental communication in the implementation of socio-economic development strategies

Pham Oanh: Environmental communication in the field of public investment in Vietnam over the period 2011-2020

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Thanh Nhan, Tran Ngoc Khanh: Controlling financial statement fraud in enterprises: Global experience and lessons for Vietnam

Pham Thi Thanh Binh, Nguyen Thi Phuong: Land management in China and some policy implications for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Quynh Anh: Boosting FDI attraction to Bac Ninh province

Ho Thi Hien, Nguyen Thi Thanh Hai: Some solutions for expanding cultural tourism in Nghe An

Pham Thi Tan, Truong Thi Kim Phuong: Promoting community-based eco-tourism to ensure livelihoods for Cho Ro ethnic group in Chau Duc district, Ba Ria - Vung Tau province

Le Ngo Ngoc Thu, Vo Thi Thuy An: Improving road transport infrastructure to meet the needs of socio-economic development in the eastern districts of Tien Giang province

Le Thi To Quyen, Le Thanh Phu, Nguyen Quoc Thanh: Solutions for exploiting tourism potential in Dinh Yen mat craft village, Lap Vo district, Dong Thap province

Tan Van: Solutions for strengthening the efficiency of investment, tourism and trade promotion in Bac Ninh province in 2022

Bac Giang successfully organized the online contest: Understanding and initiatives on improving business environment in 2021