Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6 (796)

Ngày 12/2/2020 đã chứng kiến một sự kiện lịch sử, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Đây là một thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nguồn vốn FDI. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập EVFTA, với một nền kinh tế đang phát triển, thị trường lao động khá dồi dào, sẽ không khó hiểu khi Việt Nam trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên châu Âu. Đến nay, mối quan hệ 2 chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI không chỉ được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, mà còn được các nhà hoạch định chính sách chú ý, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bài viết, “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, tác giả Lê Trọng Nghĩa sử dụng phương pháp phân tích quan hệ nhân quả Granger, mô hình VAR với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Đồng bằng sông Hồng có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất cả nước và ngày càng hoàn thiện. Yếu tố này đã tạo động lực liên kết phát triển và thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng, thúc đẩy thu hút FDI. Các doanh nghiệp FDI tại khu vực Đồng bằng sông Hồng đang dần chiếm được ưu thế trên thương trường. Tuy nhiên, tác phong công nghiệp trong lao động hiện nay vẫn chưa cao, động lực làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp này vẫn chưa được cải thiện. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Thông qua bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp FDI tại Đồng bằng sông Hồng”, tác giả Trần Thế Tuân đưa ra một số hàm ý nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động. Đây là gợi ý để các doanh nghiệp FDI tham khảo.

Giáo dục tài chính là quá trình truyền đạt thông tin và hướng dẫn cho các cá nhân/người tiêu dùng để nâng cao kiến thức và hiểu biết của họ về các khái niệm tài chính và các sản phẩm tài chính. Có kiến thức và hiểu biết về tài chính sẽ giúp các cá nhân/hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, góp phần thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế, qua đó góp phần nâng cao mức sống dân cư. Thông qua bài viết Tăng cường giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính, năng lực tài chính góp phần nâng cao mức sống dân cư: Bằng chứng từ một số quốc gia trên thế giới”, tác giả Trần Thị Thanh Hương kiến nghị một số giải pháp giúp chính phủ thúc đẩy và nâng cao hiểu biết của người dân về quản lý tài chính, từ đó nâng cao mức sống.

Để thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia có mức thu nhập cao trước năm 2058, thì Việt Nam cần phải nhanh chóng chuyển hướng chiến lược sang tăng cường năng suất tổng hợp ở tất cả các ngành thông qua ứng dụng các sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó tạo nền tảng chuyển đổi sang nền kinh tế số trong tương lai. Đối với ngành sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số có tác động quan trọng tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, mức đóng góp của chuyển đổi số vào tăng trưởng của các doanh nghiệp này còn là thước đo rất ý nghĩa về nỗ lực nắm bắt cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 của toàn bộ nền kinh tế và khả năng thích ứng với đổi thay của nó trong chặng đường phía trước. Trên thực tế, chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra ở một số doanh nghiệp tư nhân lớn, vừa và nhỏ, cũng như ở một số ngành, như: viễn thông, truyền thông, y tế, tài chính, giao thông, du lịch... Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với “rào cản” trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, như: thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp. Bài viết “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trên địa bàn Hà Nội”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Dần, Nguyễn Quang Chương kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trên địa bàn TP. Hà Nội.

Để hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn, hiệu quả và tránh được các rủi ro, thì các ngân hàng thương mại phải luôn coi trọng việc kiểm soát nội bộ trong quản trị, điều hành. Việc hoạt động kiểm soát nội bộ tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng luôn tuân thủ đúng luật pháp, quy định, chính sách, kế hoạch, thủ tục, chế độ. Kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động, ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Thực tế cho thấy, hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro do sai sót, gian lận và bảo toàn được tài sản, số liệu, sổ sách, báo cáo cung cấp cho các đơn vị liên quan luôn tin cậy, đầy đủ, kịp thời và thiết thực nhất về tình hình kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại vẫn bộc lộ những điểm chưa thực sự hoàn thiện. ngân hàng thương mại bên cạnh mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn thì luôn phải gắn liền với việc đảm bảo công tác kiểm soát nội bộ được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả để giúp ngân hàng tăng quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo kinh doanh đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Bài viết Nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, tác giả Trần Phương Hải kiến nghị một số giải pháp nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các ngân hàng nói chung.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Lê Trọng Nghĩa: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trần Minh Nam, Huỳnh Tấn Khương: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Trần Thế Tuân: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp FDI tại Đồng bằng sông Hồng

Trần Thị Thanh Hương: Tăng cường giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính, năng lực tài chính góp phần nâng cao mức sống dân cư: Bằng chứng từ một số quốc gia trên thế giới

Nguyễn Thị Thanh Dần, Nguyễn Quang Chương: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trên địa bàn Hà Nội

Ngô Ngọc Nguyên Thảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Trần Phương Hải: Nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Phương Thị Ngọc Mai: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Đà Lạt

Phan Thị Cúc: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua tour du lịch trực tuyến của nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Đức Thiên Thư: Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ lưu trú tại TP. Quy Nhơn

Nguyễn Thị Phương Dung, Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Vân Anh: Áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại Trường Đại học Hà Nội

Trần Văn Tuấn, Trần Văn Tuyến: Các nhân tố tác động đến ý định mua căn hộ chung cư tại Quận 9, TP. Hồ Chí Minh

Đặng Lan Anh, Trần Thị Hải: Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Vũ Trực Phức: Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ data 4G của Vinaphone trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang

Nguyễn Việt Hùng, Đỗ Văn Lâm, Trần Thị Phương Ly, Phạm Thiên Trang: Vai trò của tái phân bổ lao động đối với năng suất nhân tố tổng hợp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

Trịnh Thị Nhuần, Nguyễn Đắc Thành: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo toàn diện và văn hóa đổi mới sáng tạo đến kết quả làm việc của nhóm: Trường hợp các công ty gia công phần mềm trên địa bàn Hà Nội

Huỳnh Bích Như: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh

Đinh Thị Như Quỳnh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của cán bộ giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Lê Quang Hùng, Võ Thụy Thanh Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Mạnh Ngọc Hùng, Trần Thị Hoài Phương: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại HUTECH thời Covid

Lê Nữ Như Ngọc: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp thương mại tỉnh Quảng Ngãi

Hà Đức Minh: Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Lào Cai

IN THIS ISSUE

Le Trong Nghia: The impact of FDI on Vietnam’s economic growth

Tran Minh Nam, Huynh Tan Khuong: Evaluation of factors affecting the acceptance of using e-invoices at SMEs in Tra Vinh province

Tran The Tuan: Factors impacting work motivation of employees at FDI enterprises in the Red River Delta

Tran Thi Thanh Huong: Strengthening financial education, financial literacy, financial capacity to contribute to the improvement of people’s living standards: Evidence from some countries around the world

Nguyen Thi Thanh Dan, Nguyen Quang Chuong: Digital transformation in electrical equipment manufacturers in Hanoi

Ngo Ngoc Nguyen Thao: Factors affecting the accounting at state budget-using units in Binh Thuan province

Tran Phuong Hai: Improving the effectiveness of internal control at Vietnamese commercial banks in Ho Chi Minh City

Phuong Thi Ngoc Mai: A study on factors affecting consumers’ intention to buy organic food in Da Lat

Phan Thi Cuc: Factors affecting the decision to buy tour online of office workers in Ho Chi Minh City

Nguyen Duc Thien Thu: Determinants of domestic tourists’ satisfaction with the quality of accommodation services in Quy Nhon city

Nguyen Thi Phuong Dung, Le Thi Thu Trang, Nguyen Van Anh: Application of balanced scorecard model at Hanoi University

Tran Van Tuan, Tran Van Tuyen: Determinants of the intention to buy an apartment in District 9, Ho Chi Minh City

Dang Lan Anh, Tran Thi Hai: Factors influencing the level of tax compliance of FDI enterprises in Thanh Hoa province

Vu Truc Phuc: Factors affecting customer loyalty to use Vinaphone’s 4G data in An Phu district, An Giang province

Nguyen Viet Hung, Do Van Lam, Tran Thi Phuong Ly, Pham Thien Trang: The role of labor reallocation in total factor productivity in Vietnam’s manufactruring industries

Trinh Thi Nhuan, Nguyen Dac Thanh: Impact of inclusive leadership style on the performance of project team: The case of software outsourcing companies in Hanoi

Huynh Bich Nhu: Determinants of Tra Vinh-based SMEs’ ability to access bank loans

Dinh Thi Nhu Quynh: Factors affecting the engagement of lecturers with universities in Phu Yen province

Le Quang Hung, Vo Thuy Thanh Tam, Nguyen Thi Ngoc Anh, Manh Ngoc Hung, Tran Thi Hoai Phuong: Factors affecting online learning of students pursuing Business administration degree at HUTECH in the context of the Covid-19 pandemic

Le Nu Nhu Ngoc: Determinants of budget estimate in commercial enterprises in Quang Ngai province

Ha Duc Minh: Proposing a model of factors affecting human resource development for state management of economy at provincial level in Lao Cai