Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7 (797)
|
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được triển khai ở nước ta từ năm 2000, tính đến nay đã hơn 20 năm. Trong thời gian đó, tuỳ từng giai đoạn và thời điểm khác nhau, để phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và định hướng phát triển các ngành, vùng kinh tế cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, Chính phủ đã đưa ra những nội dung ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư, thể hiện qua danh mục dự án vay vốn, điều kiện cho vay, thời gian vay vốn, lãi suất vay vốn, bảo đảm tiền vay… Bài viết “Bàn về mô hình hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới”, tác giả Đào Quang Trường đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng hạn chế trong việc triển khai hoạt động này.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng, chủ động ban hành các chính sách ứng phó. Bài viết “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam” tác giả Đỗ Văn Thuận phân tích chính sách tài khóa của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, ghi nhận những kết quả đạt được, những bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp cho thời gian tới.
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam không chỉ ở góc độ là năm đầu tiên thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ, là điểm đầu của quá trình phục hồi kinh tế, mà còn là thời điểm đặt nền móng cho sự trở lại lộ trình tăng trưởng. Bài viết “Để triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, tác giả Hoàng Thị Thu đánh giá cơ hội thách thức,cũng như một số hàm ý chính sách khi triển khai Chương trình.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn cơ bản ổn định, ghi nhận một số kết quả nổi bật. Mặc dù vậy, vẫn còn những nguy cơ hiện hữu liên quan đến tăng trưởng nóng bất động sản, gây rủi ro cho kinh tế vĩ mô. Thông qua bài viết “Tăng trưởng nóng bất động sản và những hệ lụy tới kinh tế vĩ mô”, tác giả Lê Thanh Huyền đánh giá bức tranh thị trường bất động sản năm 2021, đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển cho năm 2022.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng. CNH, HĐH là con đường tất yếu để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại. Mục tiêu CNH, HĐH đất nước đã được xác định từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng vào năm 1960. Kể từ đó cho đến nay, tiến trình CNH, HĐH luôn được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển về kinh tế, về khoa học - công nghệ (KHCN) trên thế giới. Để CNH, HĐH thành công thì không thể thiếu các nguồn lực quan trọng, như: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực KHCN. Bài viết “Phát triển các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, tác giả Hoàng Triều Hoa đánh giá thực trạng phát triển các nguồn lực cho quá trình CNH, HĐH, đồng thời đưa ra một số hàm ý sử dụng hiệu quả các nguồn lực này.
Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào thị trường EU, trong đó cá tra chiếm tỷ trọng khoảng 19% trong cơ cấu. Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực được đánh giá như một đòn bẩy thúc đẩy phát triển ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có ngành cá tra. Bài viết “Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho ngành cá tra thông qua EVFTA”, tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Trang phân tích thực trạng xuất khẩu cá tra sang thị trường EU giai đoạn 2010-2020, nhận diện những cơ hội từ EVFTA, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tiếp cận và duy trì thị trường EU cho ngành cá tra Việt Nam.
Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Đào Quang Trường: Bàn về mô hình hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới
Đỗ Văn Thuận: Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Hoàng Thị Thu: Để triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Lê Thanh Huyền: Tăng trưởng nóng bất động sản và những hệ lụy tới kinh tế vĩ mô
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hoàng Triều Hoa: Phát triển các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Trang: Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho ngành cá tra thông qua EVFTA
Nguyễn Duy Đạt, Mai Thanh Huyền, Mai Tiến Hùng, Phạm Thị Hương: Lợi thế so sánh các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
Trịnh Thị Lan Anh: Xuất khẩu nông sản Việt Nam vào UAE - Cơ hội và thách thức
Phạm Tiến Mạnh, Lê Thị Bích Ngân, Trần Anh Tuấn, Ngô Nhật Minh: Thực trạng phát triển ứng dụng fintech trong hoạt động dịch vụ tại công ty chứng khoán ở Việt Nam
Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Thị Ngọc Mai: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Vân Hà, Tống Duy Khánh, Cao Đức Anh, Phạm Thị Dung, Hoàng Mai Hương, Nguyễn Đức Thụy: Chuyển đổi số tại các tổ chức tín dụng: Thực trạng và một số đề xuất
Lê Đình Thành: Quản trị nhân sự số trong các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Đỗ Đức Quang: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhà nước
Bùi Quang Tuấn, Dương Trung Kiên, Thân Thị Thùy Dương: Giải pháp để phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Đào Minh Ngọc, Tống Phương Anh, Trần Đức Nhật Anh, Đàm Thị Hương Giang, Đặng Khánh Huyền, Vũ Thị Thảo: Hiện trạng đào tạo về du lịch có trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo du lịch tại Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng Duyên, Trần Thị Hồng Huệ: Một số giải pháp nhằm triển khai và áp dụng thành công IFRS ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Dũng Anh: Một số giải pháp liên kết vùng nhằm khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung
NHÌN RA THẾ GIỚI
Vũ Phương Thảo, Trần Quốc Hiếu, Lê Mạnh Cường: Mô hình cơ quan chuyên trách quản lý tài sản công tại Mỹ và gợi ý cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Hà Đức Minh: Phát triển nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Lào Cai: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Ngọc Trung: Phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh hiện nay
Ngô Minh Phương: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp
Lê Thị Lan, Nguyễn Thị Hương: Giải pháp thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn
Đặng Đình Đào, Đặng Hà Giang: Bình Phước phát triển logistics nhằm biến tiềm năng thành lợi thế để tăng trưởng
Trần Thị Nguyệt Cầm: Kinh tế ban đêm - Xu thế phát triển du lịch tại Phú Yên
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Dao Quang Truong: Discussion on the State’s development investment credit model in Vietnam in the coming time
Do Van Thuan: Improving the effectiveness of fiscal policy implementation in response to the Covid-19 pandemic in Vietnam
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Hoang Thi Thu: To effectively implement the socio-economic recovery and development programme
Le Thanh Huyen: Hot growth in real estate and consequences for the macro economy
RESEARCH - DISCUSSION
Hoang Trieu Hoa: Expansion of resources for industrialization and modernization in Vietnam
Nguyen Thi Tram Anh, Nguyen Thi Quynh Trang: Improving market access for the Pangasius hypophthalmus industry through EVFTA
Nguyen Duy Dat, Mai Thanh Huyen, Mai Tien Hung, Pham Thi Huong: Comparative advantages of Vietnamese seafood products exported to the EU market
Trinh Thi Lan Anh: Vietnam’s agricultural export to the UAE - Opportunities and challenges
Pham Tien Manh, Le Thi Bich Ngan, Tran Anh Tuan, Ngo Nhat Minh: Current situation of fintech application development in service activities at securities companies in Vietnam
Nguyen Thi Tuyet Trinh: Development of collective and cooperative economy in the field of agriculture: Current situation and solutions
Nguyen Thi Ngoc Mai: Digital transformation in Vietnamese businesses: Reality and solutions
Nguyen Van Ha, Tong Duy Khanh, Cao Duc Anh, Pham Thi Dung, Hoang Mai Huong, Nguyen Duc Thuy: Digital transformation at credit institutions: Current situation and some recommendations
Le Dinh Thanh: Management of digital human resource in Vietnamese enterprises: Reality and solutions
Do Duc Quang: Fulfilling legal mechanism to improve the capacity of inspection, examination and supervision of state-owned enterprises
Bui Quang Tuan, Duong Trung Kien, Than Thi Thuy Duong: Solutions to the development of rooftop solar power in Vietnam
Dao Minh Ngoc, Tong Phuong Anh, Tran Duc Nhat Anh, Dam Thi Huong Giang, Dang Khanh Huyen, Vu Thi Thao: Current training of responsible tourism in tourism training institutions in Vietnam
Nguyen Thi Hong Duyen, Tran Thi Hong Hue: Some schemes to successfully deploy and apply IFRS in Vietnam today
Nguyen Dung Anh: Several solutions to regional linkage to unleash resources for socio-economic development in the Central provinces
WORLD OUTLOOK
Vu Phuong Thao, Tran Quoc Hieu, Le Manh Cuong: Model of a specialized agency for public asset management in the US and suggestions for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Ha Duc Minh: Development of human resources for state management on the provincial economy in Lao Cai: Current situation and solutions
Nguyen Ngoc Trung: Boosting current marine economy in Quang Ninh
Ngo Minh Phuong: State management on environmental protection of craft villages in Bac Ninh province: Current situation and solutions
Le Thi Lan, Nguyen Thi Huong: Solutions for attracting domestic enterprises to invest in Nghi Son Economic Zone
Dang Dinh Dao, Dang Ha Giang: Binh Phuoc expands logistics industry to turn potential into an advantage for growth
Tran Thi Nguyet Cam: Night-time economy - Tourism development trend in Phu Yen
Bình luận