Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 8 (798)
|
Luật Đất đai đã ra đời hơn 30 năm, với 5 lần sửa đổi, gần nhất là vào năm 2013. Sau gần 10 năm thực thi, Luật Đất đai năm 2013 đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến nhiều vướng mắc. Hệ quả là quá trình chuyển dịch đất đai để đầu tư phát triển trở nên phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, cản trở bước phát triển của thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất. Nguồn lực đất đai vì thế bị thất thoát, rơi vào túi của nhóm lợi ích, gây những hệ lụy lớn trong xã hội, như: khiếu kiện kéo dài, mất niềm tin của người dân vào hệ thống công quyền... Thông qua bài viết “Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 nhằm khơi thông nguồn lực đất đai trong thời gian tới”, nhóm tác giả Đinh Thị Ngọc Hà, Trần Hạnh Linh đề xuất một số nội dung nhằm khơi thông nguồn lực đất đai.
Xây dựng cụm liên kết phát triển công nghiệp không phải là vấn đề mới, tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được đề cập dưới các góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu cơ bản về liên kết vùng, liên kết ngành. Bài viết “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng cụm liên kết phát triển công nghiệp và hàm ý chính sách cho vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam”, tác giả Bùi Thanh Tùng hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng cụm liên kết phát triển công nghiệp và những kinh nghiệm thực tiễn quá trình thực hiện các cụm liên kết phát triển công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới là vấn đề cấp thiết đang đặt ra, qua đó gợi mở một số giải pháp cơ bản để xây dựng, củng cố cụm liên kết phát triển công nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay.
Trong “Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2022” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố đầu năm 2022, tổ chức này đã tiến hành đánh giá những mối đe dọa lớn nhất ở phạm vi quốc tế về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các tác động. Báo cáo cũng cho thấy, sự phục hồi kinh tế khác nhau từ cuộc khủng hoảng do nguy cơ đại dịch tạo ra làm sâu sắc thêm sự chia rẽ toàn cầu hiện nay. Thông qua bài viết “Rủi ro toàn cầu năm 2022: Dự báo và những hàm ý ứng phó”, tác giả Nguyễn Thành Hưởng đưa ra những dự báo rủi ro và hàm ý ứng phó với những rủi ro này.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt gần 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Mặc dù xuất khẩu tăng mạnh, nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Đây là một mối quan ngại đối với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là nếu xét các gián đoạn trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 cũng như cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây ra. Bài viết “Bàn giải pháp giảm bớt sự phụ thuộc xuất khẩu vào khu vực FDI” , tác giả Võ Tá Tri đánh giá thực trạng xuất khẩu năm 2021 và một số giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của xuất khẩu vò khu vực FDI.
Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng y tế, mà còn một cuộc suy thoái kinh tế, xã hội nghiêm trọng chưa từng có trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này đòi hỏi phải thực hiện và mở rộng hơn các gói an sinh xã hội (ASXH), khắc phục những hạn chế trong vận hành các trụ cột của ASXH nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động (NLĐ), cũng như người dân trong bối cảnh đại dịch, để không ai bị bỏ lại phía sau. Bài viết “Bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Lệ Ninh, Nguyễn Thị Thúy Hường sẽ phần nào làm rõ nhưng nội dung trên.
Hướng dẫn viên du lịch quốc tế là lực lượng lao động trực tiếp quan trọng trong ngành du lịch. Họ được ví như là “đại sứ văn hóa” của dân tộc, người quyết định sự thành công của tour du lịch, điểm đến du lịch. Nhưng, các vị “đại sứ” này đang ở đâu? làm gì? sống như thế nào trong đại dịch? Bài viết “Tác động của đại dịch Covid-19 đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Vũ Thành, Nguyễn Hoàng Phương nghiên cứu những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid -19 đã gây ra cho nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại Việt Nam.
Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Đinh Thị Ngọc Hà, Trần Hạnh Linh: Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 nhằm khơi thông nguồn lực đất đai trong thời gian tới
Bùi Thanh Tùng: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng cụm liên kết phát triển công nghiệp và hàm ý chính sách cho vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Thành Hưởng: Rủi ro toàn cầu năm 2022: Dự báo và những hàm ý ứng phó
Võ Tá Tri: Bàn giải pháp giảm bớt sự phụ thuộc xuất khẩu vào khu vực FDI
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Thị Lệ Ninh, Nguyễn Thị Thúy Hường: Bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Lê Vũ Thành, Nguyễn Hoàng Phương: Tác động của đại dịch Covid-19 đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại Việt Nam
Đặng Thị Quỳnh Trang: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm ra thị trường thế giới
Trần Thị Liên Hương: Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại: Thực tiễn và một số kiến nghị cho Việt Nam
Lê Quốc Cường: Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường của EU đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
Nguyễn Thị Minh Hằng: Tiếp tục nâng cao chất lượng quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nguyễn Duy Đồng: Quá trình chuyển biến của KTTN ở Việt Nam thời gian qua và những khuyến nghị trong bối cảnh mới
Đặng Hải Long: Thúc đẩy thương mại điện tử trong ngành bưu chính Việt Nam
Lê Thị Tầm, Hồ Thị Nguyệt: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp đáp ứng bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Đỗ Văn Nhân: Thực trạng và giải pháp phát triển của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sanest Khánh Hòa trong bối cảnh đại dịch Covid-19
NHÌN RA THẾ GIỚI
Vũ Thị Thùy Linh: Phân tích chiến lược toàn cầu của một số công ty đa quốc gia dựa vào thẻ điểm toàn cầu hóa và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam
Nguyễn Thị Bình, Hà Minh Hằng, Nguyễn Đỗ Khánh Linh, Đỗ Thị Thùy Linh, Ngô Tiến Đạt: Chuỗi cung ứng linh hoạt trong ngành dệt may ở một số quốc gia châu Á: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Douangchanh Nantha: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào: Thực trạng và giải pháp
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Đỗ Huy Hà, Nguyễn Đức Hoàng Thọ: Nâng cao chất lượng thể chế quản trị TP. Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số
Thiều Quốc Huy, Ao Thu Hoài: Nhu cầu nhà ở xã hội tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 và hàm ý chính sách quản lý
Nguyễn Thị Bích Liên: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Nguyễn Thị Ngân Loan, Nguyễn Minh Muộn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Trần Ngọc Gái: Giải pháp phát triển thị trường xoài tỉnh Đồng Tháp
Đỗ Thị Minh Tâm: Thực trạng công tác kế toán hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
Hoàng Thị Ánh Nguyệt: Đồng Tháp đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Dinh Thi Ngoc Ha, Tran Hanh Linh: Amending the Land Law 2013 in order to unlock land resources in the comingtime
Bui Thanh Tung: Some theoretical and practical issues on establishing industrial clusters and policy implications for the Southern key economic region
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Thanh Huong: Global risks in 2022: Forecast and implications to response
Vo Ta Tri: Discussion on the solutions for reducing export dependence on FDI sector
RESEARCH - DISCUSSION
Nguyen Thi Le Ninh, Nguyen Thi Thuy Huong: Ensuring social security in the context of the Covid-19 pandemic
Le Vu Thanh, Nguyen Hoang Phuong: Impact of the Covid-19 pandemic on international tour guides in Vietnam
Dang Thi Quynh Trang: Promoting shrimp exports to the global market
Tran Thi Lien Huong: Prevention of trade remedies evasion: Practice and some recommendations for Vietnam
Le Quoc Cuong: Improving the ability to meet EU’s environmental regulations and standards for Vietnam’s seafood exports
Nguyen Thi Minh Hang: Continue to improve the credit management quality of commercial banks, contributing to economic growth
Nguyen Duy Dong: The transformation process of the private sector in Vietnam in recent years and recommendations in the new context
Dang Hai Long: Promoting e-commerce in Vietnam’s postal industry
Le Thi Tam, Ho Thi Nguyet: Strengthening the quality of human resources in enterprises to catch up with the digital economy development in Vietnam
Do Van Nhan: Situation and solutions to the development of Sanest Khanh Hoa Beverage Joint Stock Company in the context of Covid-19 pandemic
WORLD OUTLOOK
Vu Thi Thuy Linh: Analyze the global strategy of several multinational corporations in term of scorecard on globalization and notes for Vietnamese businesses
Nguyen Thi Binh, Ha Minh Hang, Nguyen Do Khanh Linh, Do Thi Thuy Linh, Ngo Tien Dat: Flexible supply chains in the textile industry in some Asian countries and lessons for Vietnam
Douangchanh Nantha: Agricultural economic restructuring of Vientiane province, Lao PDR: Situation and solutions
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Do Huy Ha, Nguyen Duc Hoang Tho: Improving the quality of governance institution of Hanoi city in digital transformation context
Thieu Quoc Huy, Ao Thu Hoai: Demand for social housing in Ho Chi Minh City in the period of 2021-2025 and implications for management policy
Nguyen Thi Bich Lien: Some solutions for developing Nam O community-based tourism in Lien Chieu district, Da Nang city
Nguyen Thi Ngan Loan, Nguyen Minh Muon: Several schemes to improve the efficiency of state budget management in Nhon Hoa ward, An Nhon town, Binh Dinh province
Tran Ngoc Gai: To expand mango market in Dong Thap province
Do Thi Minh Tam: Accounting in agricultural cooperatives in Son La province
Hoang Thi Anh Nguyet: Dong Thap develops transport infrastructure to create a driving force for socio-economic growth
Bình luận